Bài viết hướng dẫn việc kê khai điều chỉnh thuế GTGT!
1. Nguyên tắc kê khai bổ sung thuế GTGT:
Từ năm 2021, theo quy định của Luật quản lý thuế mới số 38/2019/QH14 và nghị định 126/2020/NĐ-CP, chỉ có 02 trường hợp như dưới đây:
> Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại
> Còn lại, các trường hợp khác, sai, sót đều cần phải được kê khai điều chỉnh, bổ sung kỳ tính thuế đã có sai sót
2. Tóm tắt khai điều chỉnh bổ sung
2.1. Kê khai hóa đơn điều chỉnh
Từ năm 2021, với cả bên mua và bên bán, khi phát sinh hóa đơn điều chỉnh/thay thế, công ty cần
1/ Tính toán ảnh hưởng của việc lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế đối với nghĩa vụ thuế của kỳ gốc
2/ Áp dụng các trường hợp sau
Sai sót Chỉ tiêu tờ khai Thủ tục Sai sót không làm ảnh hưởng đến tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ Sai chỉ tiêu [23]: Giá trị hàng hóa mua vào
[29],[30],[32],[32a]: Doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra)…
Chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung Nếu ảnh hưởng của khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được hoàn của kỳ gốc Sai sót làm tăng, giảm chỉ tiêu [40] “KHBS” Lập Tờ khai bổ sung, Bản giải trình
Trên tờ khai cuả kỳ bị sai:
Điều chỉnh thuế GTGT đầu vào trên chỉ tiêu [23], [24], [25] về số đúng kèm KHBS
Điều chỉnh chỉ tiêu: [29]. [30], [31], [32], [33] về số đúng kèm KHBS
Phải nộp đủ số tiền thuế thiếu và tiền chậm nộp
(Nếu chỉ tiêu [40] “KHBS” < 0: Theo dõi bù trừ với thuế phải nộp kỳ sau)
Nếu ảnh hưởng của khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau của kỳ gốc Sai sót chỉ làm ảnh hưởng tăng, giảm chỉ tiêu [43] Lập Tờ khai bổ sung, Bản giải trình Trên tờ khai cuả kỳ bị sai:
Điều chỉnh thuế GTGT đầu vào trên chỉ tiêu [23], [24], [25] về số đúng kèm KHBS
Điều chỉnh chỉ tiêu: [29]. [30], [31], [32], [33] về số đúng kèm KHBS
Trên tờ khai của kỳ phát hiện:
Nếu chỉ tiêu [43] “KHBS” > 0: Kê khai chênh lệch tăng vào chỉ tiêu [38] của kỳ phát hiện
Nếu chỉ tiêu [43] “KHBS” < 0: Kê khai chênh lệch giảm vào chỉ tiêu [37] của kỳ phát hiện
Lưu ý:
> Trường hợp xuất hiện đồng thời cả chỉ tiêu [40] và [43] thì cũng xử lý như trên (Giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau đồng thời Tăng số tiền thuế GTGT phải nộp hoặc tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau đồng thời Giảm số tiền thuế GTGT phải nộp)
> Đảm bảo chỉ tiêu [22] kỳ này bằng chỉ tiêu [43] của tờ khai chính thức kỳ trước liền kề mà không điều chỉnh lũy kế các tờ khai
> Trường hợp kê khai điều chỉnh nhiều tờ khai thì cộng tổng số liệu từng tờ khai như trên rồi nhập vào chỉ tiêu [37],[38] của kỳ hiện tại
2.2. Kê khai hóa đơn bỏ sót
Công ty tính toán ảnh hưởng của việc lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế đối với nghĩa vụ thuế của kỳ gốc có sai sót và kê khai hóa đơn bỏ sót vào kỳ gốc có sai sót, không thực hiện kê khai vào kỳ phát hiện hóa đơn bị bỏ sót. Ví dụ, công văn 2718/CT-TTHT
Sau đó, điều chỉnh tương tự mục 2.1.
Trước năm 2021
Nếu như trước 5/12/2020, theo thông tư 156/2013/TT-BTC, nếu phát hiện kê khai sai trong thời hạn nộp tờ khai thì nộp lại tờ khai lần đầu, không phải khai bổ sung.
Hầu hết quan điểm của các cơ quan thuế đều áp dụng theo hướng dẫn tại công văn số 4943/TCT-KK và công văn số 414/TCT-KK, cụ thể là
Với hóa đơn bỏ sót:
+ Đối với người bán: Hóa đơn đầu ra xuất bán phát sinh kỳ nào thì thực hiện khai bổ sung, điều chỉnh kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn đó. (Ví dụ: Tháng 04/N phát hiện hóa đơn GTGT đầu ra phát sinh tháng 01/N chưa kê khai thì nộp hồ sơ khai thuế GTGT bổ sung, điều chỉnh của kỳ tính thuế tháng 01/N hoặc quý I/N
+ Đối với người mua: Hóa đơn đầu vào bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định, kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. (Ví dụ: Tháng 04/N phát hiện hóa đơn mua vào phát sinh tháng 1/N chưa kê khai thì kê khai vào tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 04/N nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế)
Với hóa đơn điều chỉnh: Kê khai hóa đơn trả lại hàng hoặc hóa đơn điều chỉnh tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng hoặc phát sinh hóa đơn điều chỉnh (Ví dụ: Tháng 01/N, công ty A xuất hóa đơn bán hàng cho Công ty B với tổng giá trị hàng hóa bán ra là 100 triệu đồng, thuế GTGT đầu ra 10 triệu đồng. Công ty A và Công ty B đã thực hiện kê khai hóa đơn này. Tháng 04/N, công ty B phát hiện hàng hóa đã giao không đúng quy cách, chất lượng và hai bên thống nhất điều chỉnh giảm giá bán, công ty A xuất hóa đơn điều chỉnh. Căn cứ hóa đơn này, công ty A điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 04/N.
Trích dẫn
Áp dụng theo Luật quản lý thuế 2019: Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP
Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
Cũng theo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật thuế GTGT, việc khai điều chỉnh thuế GTGT sẽ áp dụng theo quy định về quản lý thuế(Theo Luật 38/2019/QH14). Do đó, tương tự như tất cả các loại thuế khác, việc kê khai hoặc điều chỉnh các chỉ tiêu sai sót, bỏ sót của tờ khai thuế GTGT sẽ phải lập tờ khai bổ sung tờ khai các kỳ tính thuế có sự sai sót mà không thực hiện điều chỉnh vào kỳ phát hiện ra sai sót như hiện tại
Biên soạn: Nguyễn Thị Minh Tâm – Tư vấn viên/ Nguyễn Việt Anh – Giám đốc vận hành
Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kì trường hợp nào.
Tags Hướng dẫn kê khai điều chỉnh thuế GTGT cho các trường hợpthuế gtgt