Soạn bài Chữ người tử tù ngắn nhất năm 2021
A. Soạn bài Chữ người tử tù (ngắn nhất)
Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
+ Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong chốn ngục tù
+ Tác dụng: thúc đẩy cốt truyện phát triển, giúp nhân vật bộc lộ tính cách
Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
– Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao:
+ Một người nghệ sĩ tài hoa : có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.
+ Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất
+ Một nhân cách, một thiên lương cao cả: Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.
– Quan niệm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Nhân vật quản ngục có:
– Tấm lòng biệt nhỡn liên tài
– Sự khát khao và trân trọng cái đẹp
Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
• Phân tích cảnh cho chữ:
– Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”
– Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn
– Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt…
• Đây là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” vì:
+ Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:
+ Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau
Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
+ Bút pháp xây dựng nhân vật: lãng mạn lí tưởng hóa, miêu tả nhân vật giàu sức tạo hình
+ Bút pháp miêu tả cảnh vật: tương phản đối lập
+ Ngôn ngữ: giàu tính tạo hình, trang trọng, từ Hán Việt.
Luyện tập(trang 115 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Cảm nghĩ về nhân vật Huấn Cao trên 3 luận điểm chính sau:
+ Một người nghệ sĩ tài hoa
+ Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất
+ Một nhân cách, một thiên lương cao cả
Xem thêm các bài soạn Chữ người tử tù hay, ngắn khác:
Bài giảng: Chữ người tử tù – Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
B. Tác giả
– Tên: Nguyễn Tuân (1910- 1987)
– Quê quán: Thanh Xuân, Hà Nội
– Ông sinh ra trong gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn
– Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến
– Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa , thích xê dịch, sang trọng lịch lãm, phóng túng và rất ngông
– Phong cách nghệ thuật:
+ Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tôn thờ và tận hiến cho cái đẹp
+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kì cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,…..
+ Nguyễn Tuân luôn thay đổi thực đơn cho các giác quan, ham mê những cái mới lạ, phi thường tuyệt đỉnh, tuyệt đối
+ có nhiều sáng tạo độc đáo trong việc dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ
– Tác phẩm chính:
Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),……
C. Tác phẩm
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Truyện ngắn “Chữ người tử tù” lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng” in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập “Vang bóng một thời”
– “Vang bóng một thời” in lần đầu năm 1940 gồm 11 truyện ngắn kết tinh tài năng tâm huyết của nhà văn, là văn phẩm đạt đến sự toàn thiện toàn mĩ
– Thể loại: Truyện ngắn
– Phương thức biểu đạt: Tự sự
– Tóm tắt
Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho “thiên lương” trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.- Bố cục:
+ Phần 1 (Từ đầu đến để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại về Huấn Cao, tâm trạng của viên quản ngục
+ Phần 2 (tiếp theo đến thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): cuộc nhận tù nhân và sự đối xử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao cùng tấm lòng ngưỡng mộ của viên quản ngục với Huấn Cao.
+ Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ
– Ngôi kể (đối với văn bản truyện) : Thứ 3
– Giá trị nội dung:
+ Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước
– Giá trị nghệ thuật:
+ Tác phẩm thể hiện tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:
- Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
- Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
- Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Soạn bài Một số thể loại văn học: thơ, truyện
Xem thêm bài soạn Chữ người tử tù ngắn gọn, hay khác:
-
Soạn bài Chữ người tử tù (hay nhất)
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 11 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 75.000 câu trắc nghiệm Toán 11 có đáp án
- Hơn 50.000 câu trắc nghiệm Hóa 11 có đáp án chi tiết
- Gần 40.000 câu trắc nghiệm Vật lý 11 có đáp án
- Kho trắc nghiệm các môn khác