Mưa axit là hiện tượng nguy hiểm và gây ra nhiều tác hại không tốt với môi trường. Vậy mưa axit là gì? Giải thích hiện tượng mưa axit như nào? Nguyên nhân và ảnh hưởng của hiện tượng này ra sao? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được DINHNGHIA.VN giải đáp trong bài viết giải thích hiện tượng mưa axit dưới đây!
Mưa axit là gì? Giải thích hiện tượng mưa axit
Khái niệm mưa axit
Mưa axit còn được gọi là hiện tượng lắng đọng của axit. Hiểu theo cách khác, mưa axit là hiện tượng nước mưa có axit hay có độ chua. Hiện nay độ axit hiện nay được đo bằng thang pH. Trong đó, dung dịch có pH = 7 được gọi là các dung dịch trung tính. Khi độ pH trong nước mưa đo được nhỏ hơn 5,6, người ta gọi đó là mưa axit. Vậy tại sao trong nước mưa lại có axit? Hãy cùng tìm hiểu qua phần giải thích hiện tượng mưa axit dưới đây.
Giải thích hiện tượng mưa axit
Giải thích hiện tượng mưa axit hóa 9 chúng ta đã được tìm hiểu. Mưa axit là hiện tượng trong nước mưa axit có chứa thành phần chủ yếu là axit từ Nitơ và lưu huỳnh. Đây là 2 chất được tạo ra bởi lượng khí thải (SO_{2}) và NO từ các nhà máy điện, các phương tiện giao thông như ô tô và khu công nghiệp. Khi các chất này được thải ra môi trường và gặp nước sẽ tích tụ lại thành axit sunfuric (((H_{2}SO_{4}))) và axit Nitric ((HNO_{3})). Cuối cùng tạo thành mưa axit.
Ngoài ra, hiện tượng mưa axit cũng có thể bắt nguồn một phần từ núi lửa, cháy rừng hay sấm sét. Khi đó khí (SO_{2}) và (NO_{x}) cũng kết hợp với hơi nước trong khí quyển và tạo thành axit dưới 2 dạng. Đó là khô như khí gas và ướt như mưa axit, tuyết, sương mù.
Quá trình tạo nên mưa axit
Như đã giải thích ở trên, một trong những nguyên nhân mưa axit là do lượng khí NO và (SO_{2}) được thải ra môi trường và gặp nước tạo thành axit. Trong thành phần các chất đốt tự nhiên được dùng nhiều trong các nhà máy, phương tiện như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn các chất lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ.
Khi trời mưa, các axit (HNO_{3}) và (H_{2}SO_{4}) được tạo thành từ NO và (SO_{2}) sẽ tan lẫn vào cùng nước mưa. Qua đó khiến cho độ pH của nước mưa giảm. Khi nước mưa có độ pH < 5,6 sẽ tạo thành mưa axit gây hại cho đời sống của con người và thực vật.
Quá trình tạo mưa axit có thể được diễn ra theo các phản ứng hoá học sau:
- Lưu huỳnh:
(S+O_{2}rightarrow SO_{2});
Lưu huỳnh khi được đốt cháy trong không khí oxy sẽ tạo ra lưu huỳnh điôxit.
(2SO_{2}+O_{2}rightarrow 2SO_{3});
Khí lưu huỳnh đioxit khi cháy trong không khí sẽ tạo thành (SO_{3}) (lưu huỳnh triôxít).
(SO_{3}(k)+H_{2}O(l)rightarrow H_{2}SO_{4}(l));
Lưu huỳnh triôxít gặp hơi nước sẽ tạo ra axit sunfuric (H_{2}SO_{4}). Đây chính là một trong những thành phần chủ yếu của mưa axit.
- Nitơ:
(N_{2}+O_{2}rightarrow 2NO): Nitơ cháy trong không khí oxi sẽ tạo ra khi NO. (2NO+O_{2}rightarrow 2NO_{2}): khí NO khi tiếp tục cháy trong không khí sẽ tạo ra (NO_{2}).
(3NO_{2}(k) + H_{2}O(l)rightarrow 2HNO_{3}(l) + NO(k)): khí (NO_{2}) gặp hơi nước sẽ tạo ra axit nitric ((HNO_{3})). Axit nitric (HNO_{3}) chính là thành phần quan trọng của mưa axit.
Thực trạng mưa axit trên thế giới và Việt Nam
Thực trạng mưa axit trên thế giới
Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên ở Thuỵ Ðiển vào năm 1948. Những năm tiếp theo, người ta đã nhiều lần chứng kiến tác hại nghiêm trọng của mưa axit gây ra. Năm 1959, thảm họa mưa Axit ở Bắc Âu đã biến 15000 hồ ở khu vực này thành hồ chết do lượng axit quá cao và các sinh vật không thể sinh sống.
Đến 1984, khu rừng đen nổi tiếng ở Đức biến thành rừng chết do mưa axit. Hiện tượng này cũng gây ra một số thiệt hại nghiêm trọng khác cho những khu vực mắc phải. Thậm chí, người ta đã từng phát hiện lượng mưa axit với pH = 2. Đây là mức pH tương đương với một quả chanh. Đây là cơn mưa axit nguy hiểm nhất và nghiêm trọng nhất trong lịch sử.
Thực trạng mưa axit ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có sự xuất hiện của mưa axit tại Cà Mau năm 1998. Tiếp theo, mưa axit được phát hiện ở trạm đo Lào Cai. Đến năm 2002, mưa axit đã đo được trên 9 trạm quan trắc trên toàn quốc. Trong những ngày bị khói bụi bao phủ, người dân Hà Nội thấy khó thở, cay mắt. Khi trời mưa, các nhà khoa học đã đo được lượng axit trong nước mưa. Tuy nhiên, lượng axit này ở hàm lượng tương đối thấp.
Tác hại của mưa axit
Sau khi đã tìm hiểu và giải thích về hiện tượng mưa axit. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tác hại mưa axit là gì nhé.
Do trong nước mưa độ chua khá lớn, chúng có thể hoà tan được một số bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí. Chẳng hạn như như oxit chì. Qua đó làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người.
Trước hết, mưa axit ảnh hưởng đến ao hồ và hệ thủy sinh vật. Hiện tượng này sẽ rửa trôi các chất dinh dưỡng có trong đất. Đồng thời mang các chất độc rơi xuống ao hồ khiến cho nhiều sinh vật bị chết.
Hiện tượng mưa axit còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thực vật và đất. Nước mưa chứa axit rơi xuống có thể ngấm vào đất và làm tăng độ chua của đất. Từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh vật và hệ cân bằng sinh thái.
Ngoài ra, ta còn cần lưu ý ảnh hưởng của mưa axit đến khí quyển: Các hạt sulphate, nitrate tạo thành trong khí quyển có thể làm hạn chế tầm nhìn và gây ra ô nhiễm không khí. Mưa axit còn có thể làm mài mòn các bức tượng điêu khắc, công trình kiến trúc. Ảnh hưởng tới sức khỏe và đường hô hấp của con người.
Bên cạnh những tác hại, mưa axit cũng có một số lợi ích như làm giảm lượng metan ở các đầm lầy. Qua đó làm giảm hiện tượng nóng lên của Trái Đất.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu và giải thích hiện tượng mưa axit. Hy vọng qua bài viết này, các em có thể tự trả lời câu hỏi nguyên nhân gây mưa axit là gì? Cũng như tác hại của hiện tượng này ra sao? Nếu có bất cứ thắc mắc nào về mưa axit hay còn băn khoăn gì khi giải thích hiện tượng mưa axit, hãy để lại nhận xét dưới đây nhé!
Xem thêm >>> Glucose là đường gì? Tính chất và Vai trò của đường Glucose