Bạn có nhu cầu đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp mới và cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ để thực hiện. Bạn đang tìm hiểu về mẫu đơn xin đăng ký tạm trú và cách điền thông tin chính xác nhất nhằm đảm bảo nội dung pháp lý của giấy tờ. Hãy tham khảo bài viết sau đây của ACC để dễ dàng có được các thông tin liên quan đến mẫu đơn xin đăng ký tạm trú bạn nhé.
1. Mẫu đơn xin đăng ký tạm trú CT01
Mẫu đơn xin đăng ký tạm trú mới nhất được sử dụng là Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (mẫu CT01 ban hành kèm Thông tư số 56/2021/TT-BCA).
Chú thích:
(1) Cơ quan đăng ký cư trú.
(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú…
(3) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú
(4) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú.
2. Cách điền thông tin vào phiếu CT01
Cách thông tin vào phiếu CT01 được thực hiện như sau:
Cách ghi thông tin về cá nhân người đăng ký:
Căn cứ vào thông tin trên giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác. Nếu không có các giấy tờ này thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp. Cụ thể:
- Ở mục “Họ, chữ đệm và tên”: Ghi chữ in hoa và đầy đủ dấu;
- Ở mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Căn cứ theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ theo dạng 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02 (các tháng khác ghi 01 chữ số như tháng 3, tháng 4), 04 chữ số cho năm sinh (ví dụ 1997, 1998);
- Ở mục “Giới tính”: Giới tính nam, điền chữ “Nam”. Nếu giới tính nữ, điền chữ “Nữ”;
- Ở mục “Số định danh cá nhân/CMND: Ghi đầy đủ số CMND hoặc CCCD;
- Ở mục “Số điện thoại liên hệ” và “Email”: điền đầy đủ số điện thoại và địa chỉ email liên hệ;
- Ở mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay cá nhân làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
Cách ghi thông tin về địa chỉ cư trú ở mục “nơi thường trú” và “địa chỉ chỗ ở hiện nay”
Ghi rõ ràng, cụ thể, đầy đủ về số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt).
Cách ghi thông tin tại mục “Họ, chữ đệm và tên chủ hộ” và “Quan hệ với chủ hộ” trong trường hợp đăng ký tạm trú như sau:
- Trường hợp đăng ký tạm trú vào chỗ ở hợp pháp, mục “họ và tên chủ hộ” ghi họ, tên người đến đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi là “chủ hộ”;
- Nếu được chủ hộ đồng ý cho đăng ký tạm trú thì họ và tên chủ hộ ghi họ, tên chủ hộ đồng ý cho đăng ký tạm trú, mục quan hệ với chủ hộ ghi rõ mối quan hệ thực tế với chủ hộ đó.
Cách ghi tại mục “Nội dung đề nghị”
Ghi “Đăng ký tạm trú”.
Cách ghi tại mục “Ý kiến của chủ hộ” và “Ý kiến của chủ sở hữu hoặc người đại diện chỗ ở hợp pháp”
Không áp dụng.
Cách ghi tại mục “Ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ”
Chỉ áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú.
3. Hồ sơ đăng ký tạm trú
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA); đối với người chưa thành niên cần ghi rõ sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ (trừ trường hợp có văn bản đồng ý);
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người yêu cầu;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
- Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Đăng ký tạm trú là gì?
Đăng ký tạm trú là thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký cư trú khi vì một số lý do như học tập, làm việc, lao động mà công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp khác với nơi đăng ký thường trú (cụ thể là ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú) trong thời gian từ 30 ngày trở lên.
Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.
Thời gian giải quyết là bao lâu?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.
Khách hàng nên lựa chọn Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?
ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.
Trên đây là một số thông tin về mẫu đơn xin tạm trú mà ACC chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn và sử dụng dịch vụ hoặc bất kỳ vấn đề pháp lý gì cần giải đáp, hãy liên hệ đến chúng tôi trong thời gian sớm nhất thông qua các cách thức liên hệ sau. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: info@accgroup.vn
- Hotline: 1900 3330
✅ Mẫu đơn: ⭕ Đăng ký tạm trú ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330 ✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin