Bài viết này dành cho các bạn còn bở ngỡ khi đọc các bản vẽ điện. Với gợi ý 5 bước thực hiện bên dưới, cho dù sau này bạn có rành rẽ về việc đọc các bản thiết kế điện bao nhiêu, bạn nên thực hiện theo đúng thứ tự này để không bỏ sót một chi tiết nào trong bản vẽ.
Chúng ta cùng đi vào từng bước
BƯỚC 1: ĐẢM BẢO CÁC BẢN VẼ CẦN THIẾT
+ Bản vẽ thể hiện bố trí các thiết bị chiếu sáng trong, ngoài nhà. + Bản vẽ thể hiện bố trí Ổ cắm, tủ điện điều khiển. + Bản vẽ thể hiện cách đi dây Nguồn chính (đoạn từ Đồng hồ điện đến các tủ điện tầng) + Bản vẽ bố trí các nguồn đặc biệt khác (như cửa cuốn, cổng, máy bơm nước, máy lạnh, quạt hút,….) + Bản vẽ Sơ đồ nguyên lý (xem hình bên dưới)
Bản thiết kế giống như một sự cam kết giữa các bên với nhau về những công việc mà họ sẽ thực hiện. Nếu thiếu một trong số các bản vẽ nêu trên thì chắc chắn sẽ có một vài công việc chưa được quy định rõ. Tất cả các bản vẽ này bên thiết kế có thể dễ dàng cung cấp cho bạn. Lưu ý thêm là có thể các thông tin này sẽ được thể hiện chung trong cùng một bản vẽ mà không cần tách riêng ra, đa số trường hợp của các công trình quy mô nhỏ.
BƯỚC 2: ĐỌC BẢNG GHI CHÚ KÝ HIỆU
Đây là bảng quy định về cách ký hiệu các thiết bị như đèn, ổ cắm, máy lạnh,.. của bên thiết kế. Tùy từng bản vẽ, tùy người thiết kế sẽ có bảng ghi chú ký hiệu riêng. Đèn vui chỉ cung cấp cho bạn một mẫu để làm quen.
BƯỚC 3: ĐỌC CÁCH BỐ TRÍ CÁC THIẾT BỊ
Đây là phần quen thuộc nhất mà bạn thường hay làm, và vấn đề là khi đọc bản vẽ điện bạn chỉ có thực hiện duy nhất bước này thôi. Đó là lí do vì sao bạn cảm thấy bối rối trước quá nhiều thông tin còn thiếu. Công việc của bước này là xác định các yếu tố của các điểm nêu bên dưới:
Các yếu tố cho từng thiết bị là :
- Vị trí lắp đặt.
- Cách lắp đặt (trên trần, tường, sàn) và cao độ (nếu có)
- Kích thước, hình dạng thực tế (có thể tìm qua internet)
- Các thông số kèm theo.
BƯỚC 4: ĐỌC CÁCH ĐI DÂY
Chúng ta sẽ chia thành các phần sau:
- Phần chiếu sáng.
- Phần nguồn cho Ổ cắm và các thiết bị đặc biệt (máy bơm, máy nước nóng,…)
- Phần cho điều hòa không khí (máy lạnh, quạt hút,….)
A. PHẦN CHIẾU SÁNG
Các điểm mà bạn cần lưu ý gồm:
- Đèn được điều khiển bởi công tắc nào, thuộc cụm công tắc nào, vị trí ở đâu.
- Nguồn cấp cho cụm công tắc đó ký hiệu là gì
* Ví dụ cụ thể:
Trong hình minh họa cho một trường hợp cụ thể. + 3 đèn mang số 1 sẽ được điều khiển bởi công tắc số 1.
+ Tương tự cho 3 đèn mang số 2 và dãy đèn hắt trần mang số 3
+ 3 công tắc được lắp tại cụm công tắc ở vị trí được chú thích trong hình, được điều khiển và cấp nguồn ký hiệu là TĐ-2/L1.
* Lưu ý: Ký hiệu TĐ-02/L1 thể hiện cụm công tắc được cấp nguồn từ tủ TĐ-2. Nếu như bạn thực hiện bước tiếp theo Đọc Sơ Đồ nguyên lý chắc chắn bạn sẽ thấy kí hiệu TĐ-02/L1 này được điều khiển bởi 1 thiết bị đóng cắt nào đó mà đến bước sau bạn sẽ hiểu. Những gì bạn cần làm ở bước này là ghi nhận cụm công tắc được cấp nguồn từ đường dây có kí hiệu TĐ-02/L1.
B. PHẦN Ổ CẮM
Kiểu 1
Kiểu 2
Những điểm mà bạn cần phải lưu ý gồm :
- Vị trí của các ổ cắm
- Các ổ cắm nào chung nguồn cấp vào
- Ký hiệu nguồn cấp cho các ổ cắm đó.
* Ví dụ cụ thể:
Trong hình minh họa cho một trường hợp cụ thể. +Các ổ cắm trong hình bên đều được cấp nguồn ký hiệu TĐ-02/S1 và TĐ-02/S2
+ Tủ điện TĐ-02 ở vị trí đã ghi chú trong hình
Xem thêm: Các bước triển khai thiết kế chiếu sáng, ổ cắm
C. PHẦN ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Các điểm mà bạn cần lưu ý gồm:
- Vị trí lắp đặt thiết bị (máy lạnh, quạt hút,..)
- Ký hiệu của nguồn cung cấp cho thiết bị (tương tự như các trường hợp trên)
Ví dụ cụ thể:
Trong hình minh họa trên:
- Máy lạnh lắp ở vị trí như trong bản vẽ.
- Nguồn cấp cho máy ký hiệu là FCU-06
BƯỚC 5: ĐỌC SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ
Các điểm mà bạn cần lưu ý khi thực hiện bước này gồm:
+ Thông số của các thiết bị đóng cắt, điều khiển.
+ Thông số của cáp nguồn, dây tải điện.
+ Thiết bị đóng cắt nào sẽ điều khiển loại tải nào.
+ Vị trí của tủ điện trong sơ đồ nguyên lý và cách đi dây của từng loại tải (chiếu sáng, ổ cắm, điều hòa không khí) đến tủ
Đây là phần hơi phức tạp khi nói về các định nghĩa trừu tượng nhưng khi bạn nhìn vào ví dụ dưới đây, bạn sẽ thấy bước này thực sự đơn giản.
Theo như bản vẽ sơ đồ nguyên lý ở ví dụ trên, ta sẽ có các thông tin sau :
+ Thông số của các thiết bị đóng cắt:
- 1 MCB 2 pha 40A 6kA
- 4 MCB 1 pha 16A 6kA
- 6 MCB 1 pha 20A 6kA
- 1 ELCB 2 pha 32A 30mmA
+ Thông số của cáp nguồn: chúng ta có 4 loại cáp nguồn trong bản vẽ này, gồm
- CV 1.5mm2
- CV 2.5mm2 – CV 4.0mm2
- CV 6.0mm2
+ Thiết bị đóng cắt nào sẽ điều khiển loại tải nào:
– Đến đây hẳn các bạn vẫn nhớ về các ký hiệu nguồn cấp vào ở bước 4 Đọc cách đi dây. Bạn hãy nhìn vào phần mà đèn vui chú thích ở hình trên (vị trí Ký hiệu của line cấp nguồn từ tủ đến thiết bị). Ký hiệu TĐ-02/L1 là ký hiệu cấp nguồn cho chiếu sáng mà ở ( hình ví dụ đọc cách đi dây chiếu sáng )đã minh họa. Tổng quát, các ký hiệu cấp nguồn ở bản vẽ mặt bằng bố trí mà bạn đã thực hiện ở bước 4 sẽ xuất hiện lại ở sơ đồ nguyên lý để giải thích cho bạn biết cụ thể thiết bị đó sẽ được điều khiển bởi thiết bị đóng cắt nào, thông số ra sao, được cấp nguồn bằng dây tải kích cỡ bao nhiêu.
Đây là 5 bước gợi ý để bạn có thể nắm đầy đủ thông tin nhất khi bạn đọc một bản thiết kế điện. Chúc bạn thành thạo trong lĩnh vực mà mình mong muốn.
st
- Bạn mong muốn tìm công việc trong lĩnh vực M&E nhưng chưa có kinh nghiệm?
- Bạn muốn nâng cao năng lực làm việc để khẳng định tầm quan trọng của mình với công ty ?
- Bạn muốn làm thiết kế nhưng lại chưa từng học và có kinh nghiệm làm thiết kế?
- Bạn muốn làm giám sát thi công nhưng không thể đọc nổi bản vẽ?
- Bạn hoang mang xin việc sau sau bao năm đèn sách đề không phụ công nuôi nấng của bố mẹ.
- Nhưng…NHÀ TUYỂN DỤNG nào sẽ mời chào bạn khi bạn chẳng có thứ vũ khí nào trong tay để có thể làm việc?
- Bạn sẽ tiếp tục theo đuổi đam mê để có thu nhập 1000 USD mỗi tháng hay là dừng lại để tìm cho mình một công việc chỉ để nuôi sống bản thân qua ngày???
=> KHÓA HỌC THIẾT KẾ ĐIỆN M&E