1. Đăng kí khai sinh online tại đâu?
Hiện nay, người dân muốn làm thủ tục đăng ký khai sinh online có thể tiến hành theo 03 cách:- Đăng ký tại trang Đăng ý hộ tịch trực tuyến của Bộ Tư pháp https://hotichtructuyen.moj.gov.vn/. Tuy nhiên, hiện trang này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa đầy đủ các tỉnh, thành;
– Đăng ký tại Cổng dịch vụ công Quốc gia https://dichvucong.gov.vn; chọn cơ quan thực hiện để tiến hành (hiện nay có 61 tỉnh, thành tích hợp khai sinh online tại đây);- Đăng ký tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của địa phương. Chẳng hạn:
-
Tại Hà Nội: https://dichvucong.hanoi.gov.vn/
-
Tại Hồ Chí Minh: https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn/
-
Tại Đà Nẵng: https://dichvucong.danang.gov.vn/
- Tại Đồng Nai: https://dichvucong.dongnai.gov.vn/.
Hiện nay, thủ tục đăng ký khai sinh mới được tích hợp ở mức độ 3, nghĩa là, người dân vẫn phải đến thanh toán lệ phí (nếu có). Việc trả kết quả được thực hiện trực tiếp, nghĩa là người dân cần đến trực tiếp ủy ban nhân dân có thẩm quyền để nộp lệ phí (nếu có) và nhận kết quả.Xem thêm: Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1,2,3,4 là gì?
2. Cần chuẩn bị giấy tờ gì để việc khai sinh online thuận lợi?
Khai sinh online hay khai sinh trực tiếp, người dân cũng cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để cán bộ tiếp nhận có cơ sở để giải quyết hồ sơ nhanh chóng. Cụ thể, trước khi tiến hành đăng ký khai sinh trực tuyến, người dân cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
-
Bản chính Giấy chứng sinh: Nếu người dân không có Giấy chứng sinh do không sinh tại các cơ sở y tế thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. (nếu làm mất Giấy chứng sinh có thể xin cấp lại theo thủ tục tại đây)
- Giấy tờ chứng minh về nhân thân của cha, mẹ: Người dân có thể sử dụng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, họ chiếu;
-
Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cha, mẹ: Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú hoặc xác nhận cư trú;
- Giấy chứng nhận kết hôn: Trong trường hợp có đăng ký kết hôn;
-
Trong trường hợp người đăng kí khai sinh không phải là cha, mẹ thì cần thêm văn bản ủy quyền có chứng thực. Tuy nhiên, nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ. Ngoài ra, những người được ủy quyền còn phải có các giấy tờ chứng minh về nhân thân như hộ chiếu, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân.
Cần chụp sẵn các giấy tờ này để tải lên khi hệ thống có yêu cầu.
3. Hướng dẫn đăng ký khai sinh trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia
Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh online (Youtube LuatVietnam)
Bước 1: Truy cập https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-chi-tiet-thu-tuc-hanh-chinh.html?ma_thu_tuc=1.001193
Người dân lựa chọn đăng nhập bằng tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công hoặc Bưu điện Việt Nam.Nếu chưa có tài khoản, người dân có thể tham khảo bài viết: Cách đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Sau khi đăng nhập thành công, chọn tỉnh/thành phố; quận/huyện; phường/xã nơi thực hiện rồi ấn Đồng ý để tiến hành.
Tại Danh sách dịch vụ công chọn Nộp trực tuyến tại mục Đăng ký khai sinh thông thường (khối xã).
Bước 2: Đăng ký khai sinh
Sau khi nhấn đồng ý, hệ thống sẽ tự động trở về trang Dịch vụ công trực tuyến của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Lúc này, người dân điền thông tin theo yêu cầu, làm theo hướng dẫn để tiến hành khai sinh.
Chẳng hạn, nếu chọn nơi đăng ký khai sinh là Hà Nội thì hệ thống sẽ chuyển sang trang Dịch vụ công Hà Nội tại địa chỉ https://dichvucong.hanoi.gov.vn/nop-truc-tuyen
Bước 3: Nhấn “Đăng ký trực tuyến” và chọn “Nộp hồ sơ tại phường/xã/thị trấn”
Bước 4: Kéo chuột xuống dưới chọn lĩnh vực ‘”Hộ Tịch”. Lúc này, mục “Đăng ký khai sinh” sẽ xuất hiện. Nhấn “Thực hiện” ở mục cần chọn sẽ hiện ra tờ khai đăng ký khai sinh trực tuyến.
Ví dụ: Bạn ở quận Cầu Giấy, khai sinh cho con thì nhấn chọn: “Đăng ký khai sinh thông thường (khối phường)”.
Bước 5: Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai đăng ký khai sinh trực tuyến.
Gửi kèm ảnh Giấy chứng sinh; Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của cha/mẹ; Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của cha/mẹ; Giấy chứng nhận kết hôn.
Bước 6: Tích chọn “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên” và ấn “Tiếp tục” sau khi nhập mã xác nhận.
Bước 7: Kiểm tra lại thông tin, nhấn “Hoàn tất”.
Sau khi hồ sơ đăng ký khai sinh được tiếp nhận thành công, người yêu cầu nhận được mã số đăng ký và thời gian trả kết quả hồ sơ, người yêu cầu đến Ủy ban nhân dân xã, phường nhận kết quả. Khi đến Ủy ban nhân dân xã/phường cần mang các giấy tờ gốc để đối chiếu.
4. Một số lưu ý khi đăng ký khai sinh online
– Nên lưu lại mã hồ sơ để tra cứu tình trạng tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký khai sinh;
– Trong trường hợp hồ sơ đăng ký khai sinh trực tuyến chưa đầy đủ, hệ thống sẽ có hướng dẫn chi tiết để bổ sung hoàn chỉnh thủ tục này. Lúc này, cha/mẹ trẻ làm theo hướng dẫn từ hệ thống;
– Kiểm tra hòm thư hoặc số điện thoại để nhận thông báo từ cơ quan có thẩm quyền về việc giải quyết thủ tục hành chính;
– Khi có lịch hẹn trả kết quả, mang các giấy tờ gốc để đối chiếu khi đến nhận kết quả tại UBND xã/phường/thị trấn;
– Cha mẹ nên đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con;
– Với giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân phải chụp 02 mặt từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính;
– Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú được chụp từ bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính;
– Giấy chứng nhận kết hôn phải được chụp từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ Sổ gốc;
– Nếu cha, mẹ không đăng ký khai sinh online cho con được thì có thể ủy quyền cho người khác.
Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ. Những trường hợp khác văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trên đây là thủ tục đăng ký khai sinh online. Nếu cần hỗ trợ về thủ tục, vui lòng liên hệ 19006192.