Để có một bể cá đẹp từ khâu tìm hiểu đến việc lựa chọn mẫu bể cá phù hợp cũng mất khá nhiều công hoặc tự làm lấy. Nếu là người có một chút hoa tay thì việc tự thiết kế và làm cho mình một bể cá theo ý thích là điều hoàn toàn có thể. Vậy cách làm bể cá bằng kính như thế nào để vừa đẹp vừa đơn giản? Thì tại đây bạn đọc hãy theo dõi nhé !
>>> Xem ngay báo giá chi tiết các loại kính cường lực tại đây
Kích thước các mẫu bể cá tiêu chuẩn như sau:
- Kích cỡ tiêu chuẩn 60×30× 30cm: Với các loài cá nhỏ thủy sinh như cá betta, cá sặc gấm… thì nên chọn loại dài bể 60 cm
- Kích cỡ tiêu chuẩn 90× 45× 45cm: Với kích thước bể cá cá cảnh trung bình như hồng két, tài phát… thì bể 90cm là hợp
- Kích cỡ tiêu chuẩn 120× 45× 45cm: Là thích hợp nhất. với các loài có kích thước lớn hơn như cá rồng, cá hoàng bảo yến…
Cách làm bể cá bằng kính (tự làm)
Bước 1: Khẩu chuẩn bị những nguyên vật liệu.
- 5 tấm kính làm bể cá: Tất nhiên làm bể cá bằng kính thì việc sử dụng kính là điều tất yếu. Để bạn cần lựa chọn kính loại tốt, có độ dày tối thiểu từ 10mm trở lên.
- Bút dấu kẻ đường: Để đánh dấu các khu vực đặt kính.
- Băng dính: 1 cuộn to khoảng 10cm.
- Keo silicon: Chuẩn bị sẵn khoảng 2 lọ keo trắng có cùng màu với kính để đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Dao cắt kính: Giúp cắt kính và băng keo còn thừa.
- Đá mài kính: Sẽ phải cần tới đá mài kính để mài các cạnh kính lởm chởm khi vừa cắt kín xong.
- Dao lam: Sử dụng để cắt phần keo silicon thừa
- Máy bắn keo: Để keo trải đều và chống rò rỉ nước ra ngoài thì bắt buộc cần trang bị máy bắn keo để dồn lực.
- Nước lau kính: Để vệ sinh kính
Bước 2: Đo đạc và cắt kính làm bể cá
Bước này rất quan trọng, việc bạn có đo đạc và cắt kính chuẩn xác hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính thẩm mỹ cũng như độ chống rò rỉ của bể cá nước. Nếu bạn có chút tính toán thì cũng sẽ tránh được sự lãng phí vật liệu bỏ đi. Các công đoạn cắt kính như sau:
- Tìm vị trí của tấm kính lớn và các tấm kính nhỏ sau khi được ghép với nhau
- Đo các cạnh của miếng kính lớn
- Tính toán ghép các kích thước bản kính từ thiết kế đưa vào tấm kính lớn.
- Dùng thước góc vuông kẻ thành tấm cho 5 miếng ghép vào bể trên bản kính lớn.
- Dùng thước kê, dao cắt thực hiện các đường cắt chia tấm từ lớn thành nhỏ.
Bước 3: Mài kính sau khi cắt để đỡ sắc (xiết lại)
Mài kính sau khi cắt là công đoạn giúp các tấm kính đỡ sắc và ghép với nhau được khớp nhất. Để tránh cho bạn bị đứt tay do mảnh kính mới cắt còn lởm chởm, chưa mịn. Cần lưu ý mài kính thật kỹ. Nhất là đối với khu vực cạnh kính phần miệng bể cá.
Bước 4: Ghép các mặt kính bể cá với nhau
Đặt tấm kính làm đáy bể xuống bề mặt bằng phẳng. Dùng thước vuông để đặt tấm kính thành bể cá đầu tiên. Sẽ giúp bể cá cân bằng nhất sau khi hoàn thành. Sau đó dán băng dính cố định 2 tấm rồi lần lượt đặt các tấm kính còn lại giống như bước trên. (Cần ghép các cạnh của kính sao khít nhất có thể)
Bước 5: Dán keo Silicon thật chắc
Dùng Silicon bắn vào các điểm giao nhau giữa các tấm kính. Nên bắn keo phía bên trong của bể trước, đợi keo khô bạn lột băng dính dán cố định bể phía ngoài ra. Sau đó mới tiến hành đi keo các khu vực khác. Sau khi chắc chắn keo đã khô hết thì bạn mới tiến hành dán keo Silicon phần kính đáy bể.
Bước 6: Hoàn thành bể cá kính cường lực
Khi đã keo và đợi keo khô, dùng dao lam cắt những phần keo thừa để bể được đẹp. Sau đó bạn dùng nước lau kính làm sạch kính bể cá sạch đẹp, sáng bóng
Đó là tất tần tật quá trình làm bể cá kính tại nhà nếu bạn là người am hiểu 1 chút về kính cường lực cũng như có tay nghề 1 chút, còn không bạn có thể tìm các đơn vị cung cấp sẵn để mua là tốt nhất tránh nguy hiểm vỡ cũng như bị xây xác trong quá trình hành nghề
>>> Chuyên lắp đặt cửa kính cường lực giá rẻ tại Hà Nội với chất lượng tốt nhất
Chúc các bạn có 1 bể cá cảnh ưng ý !!!
Các tìm kiếm liên quan đến Cách làm bể cá bằng kính
Cách làm bể cá bằng kính
Làm hồ cá bằng kính gì
Độ dày kính bể cá
Kinh nghiệm dán bể cá
Cách dán bể cá dấu keo
Cách tính kích thước bể cá
Cắt kính Be cá Hà Nội
Kích thước bể cá mini
Cách dán bể cá rồng
Dán viền hồ cá