Để cài windows 10 trên Mac M1 anh em cần cài phần mềm Parallels Desktop. Lúc trước phần mềm này vẫn đang phát triển thì có cho dùng thử bản Preview. Tuy nhiên, bản preview hiện tại đã hoàn thiện nên nó bắt đầu đòi key active. Vấn để này giải quyết rất đơn giản, chúng ta chỉ cần 1 dòng lệnh trên là pass qua luôn. Đầu tiên mình hướng dẫn cài chi tiết nhé. Bí kiếp sẽ ở dưới cùng.
1. Chuẩn bị các phần mềm cần thiết
- Tải về bản dùng thử của Parallels Desktop theo link bên dưới.
Download Parallels Desktop for Mac with Apple M1 chip
- Tải về windows 10 cho ARM64 theo link dưới.
Download window 10 for Parallels
File này khá nặng nên để tải nhanh mình khuyên nên sử dụng momo để mua mã tải cho nhanh nhé. Hoặc bạn có thể vào link https://j2team.dev/fshare-code để kiếm mã fshare free, trường hợp bạn dư mã Fshare thì cũng vào đây share cho mọi người dùng đỡ phí nha.
Lưu ý: Bạn cứ tải xong hết rồi mới bắt đầu bước cài đặt nhé
2. Tiến hành cài đặt
Bạn chạy file parallels đã tải ở trên và nhấn double vào file, cửa sổ hiện lên như bên dưới. Nhấn double vào install để tiếp tục cài đặt.
- Chọn Accept và điền password máy. Cửa sổ bên dưới xuất hiện bạn cứ chọn “Continue”.
Tiếp đến màn hình “IInstallation Assitant” nhấn “Find Automatic” thì bạn sẽ thấy find Windows 10 Insider đã tải bên trên sẽ được tự động tìm thấy. Trường hợp không quét ra thì chúng ta nhấn vào nút “Choose Manually” và duyệt đến thư mục download nhé.
Tiếp tục nhấn “Continue” đến màn hình bên dưới. Ở bước này bạn nên cứ để tên mặc định và nhấn “Create” là xong nhé.
Bạn cứ đợi 1 lát Windows sẽ được tự động cài đặt, ban đầu thì sẽ hơi lâu nha. Đến hình bên dưới thì nhấn Click để đăng nhập vào tài khoản Parallel Desktop.
Khi gặp cửa sổ yêu cầu “Sign In to Parallels Account” thì có thể chọn đăng nhập bằng Google, Facebook hay Apple đều được.
Cuối cùng đây là thành quả:
Parallels Destop đồng bộ dữ liệu với máy Mac M1 của bạn nên rất tiện lợi cho chúng ta làm việc ở cả hai môi trường. Mục “Mac Files” trên Desktop giúp bạn truy cập trực tiếp vào dữ liệu của máy chính.
3. Bypass active của windows
(Cập nhật tháng 3/2022 : 2 cách bên dưới không còn dùng được và những tools hỗ trợ hiện tại cũng bị phía phần mềm báo cáo, do vậy mình làm cách ở mục 4 bên dưới và dùng rất ổn định nhé).
Khi nhấn vào màn hình play bên trên thì ta sẽ thấy hiện bản license như bên dưới.
Để bypass cái này thì ta thực hiện như sau:
Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Command + space > Gõ Terminal > mở Terminal và chạy lệnh
prlctl start “Windows 10”
Sau khi chạy lệnh dòng log bên dưới xuất hiện trên terminal.
Starting the VM… The VM has been successfully started.
Như vậy là đã thành công, chúng ta mở lại màn hình windows 10 tắt cửa sổ Trial và sử dụng bình thường. Sau này khi cần mở Windows 10 bạn chỉ cần gõ dòng lệnh bên trên vào Terminal và mở Parallels Desktop là sẽ truy cập được vào Windows. Đây cách mình hay dùng thì thấy khá tiện.
Cách 2: Tải về Bypass_Windows 10 Parallels . Nháy double vào file vừa tải về. Sau đó mở lên và ném nó qua folder Application là có thể dùng như một ứng dụng bình thường.
4. Cách gia hạn khi hết hạn dùng thử
Một cách rất hữu hiệu để gia hạn việc dùng thử là thay đổi thời gian hệ thống về ngày còn hạn dùng thử nhé. Ví dụ bạn được dùng thử 14 ngày từ ngày 12/4 thì cứ thay đổi thời gian hệ thống về ngày bắt đầu được dùng thử nha.
Cách này thì không cần cài tools gì cả, chỉ hơi tốn công đổi thời gian hệ thống 1 tí trước khi dùng.
Các bước thay đổi thời gian của hệ thống tạm thời:
Bước 1: Đầu tiên tắt phần mềm đi sau đó vào System preferences -> Date & Time -> Bỏ dấu tick “Set data & Time automatically” -> Chọn thời gian muốn cài đặt
Bước 2: Sau khi thay đổi thời gian thì khởi động lại Parallels và chọn Continue Trial.
Bước 3: Mặc định mỗi lần bạn không dùng Windows thì lúc này màn hình sẽ bị Pause lại. Khi pause thì nó sẽ kiểm tra lại bạn có license không. Do đó để tắt chức năng này bạn làm như hình dưới nhé
Tiếp theo thì tại màn hình configuration thì bỏ dấu tick tại ảnh bên dưới.
Lúc này Windows sẽ được mở lên và bạn có thể dùng bình thường. Bạn cũng có thể chỉnh lại thời gian mặc định cho máy Mac mà không gặp vấn đề gì nhé.
Ngoài ra sau khi cài đặt Windows chắc chắn bạn sẽ cần tối đa hiệu suất của máy ảo để giảm bộ nhớ và hoạt động mượt hơn thì có thể xem bài viết:
5 cách tối ưu hiệu suất máy ảo Windows 10 trên Mac M1
Như vậy là cài windows 10 trên mac m1 khá đơn giản. Nếu có thắc mắc bạn có thể comment bên dưới nhé. Chúc bạn thành công!