Lập bản vẽ chi tiết là một công đoạn không thể thiếu trong lĩnh vực công nghệ. Nó đã, đang và sẽ chiếm lĩnh thị trường hiện nay. Vậy bản vẽ chi tiết là gì? Cách lập bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh? Đây là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời. Nếu như bạn còn băn khoăn về vấn đề này thì hãy cùng chúng mình theo dõi bài viết dưới đây để tìm kiếm cho bản thân câu trả lời xác nhất.
I. Những tài liệu hướng dẫn Lập bản vẽ chi tiết chọn lọc
1. Bài 10 thực hành lập bản vẽ chi tiết
Các bước để thực hiện bản vẽ tay nắm cửa bao gồm: Bước một, chuẩn bị đọc và phân tích bản vẽ để hiểu rõ hình dáng, kích thước, công dụng của các chi tiết. Bước hai là lập bản vẽ chi tiết bao gồm phân tích kết cấu và hình dạng của chi tiết. Chọn phương án biểu diễn phù hợp. Tiếp theo đó là chọn hình chiếu chính thể hiện hình dạng đặc trưng của chi tiết. Cuối cùng là chọn hình cắt, mặt cắt sao cho phù hợp, diễn tả được hình dạng cấu tạo bên trong của chi tiết .
Download tài liệu
2. Thực hành lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản
Thực tế cho thấy chương trình thực hành lập bản vẽ chi tiết cung cấp rất nhiều kiến thức về phần vẽ kỹ thuật. Do đó, đối với học sinh phổ thông thì dù sau này có lựa chọn nghề nghiệp gắn bó với vấn đề đó hay không thì những hiểu biết về các kiến thức trong phần vẽ kỹ thuật – Lập bản vẽ chi tiết sẽ được một hành trang để giúp các bạn bước vào đời.
Download tài liệu
3. Bài 10 thực hành lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản
Các tài liệu về lập bản vẽ chi tiết giúp phát triển năng lực của học sinh trong lĩnh vực vẽ cơ khí cơ bản. Nội dung này giúp cho các bạn làm quen và biết cách vận dụng những kiến thức đã được học vào việc lập bản vẽ chi tiết của một số chi tiết đơn giản trong thực tế. Cùng với đó là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác cho học sinh.
Download tài liệu
4. Lập bản vẽ chi tiết
Mục tiêu của tiết học công nghệ lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản là giúp cho các bạn sinh viên lập được bản vẽ chi tiết từ vật mẫu hoặc bản vẽ của sản phẩm cơ khí đơn giản. Cùng với đó, giúp các bạn hình thành được kỹ năng lập bản vẽ chi tiết và tác phong làm việc theo quy trình cũng như có ý thức rèn luyện tác phong làm việc thật chuyên nghiệp.
Download tài liệu
5. Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao hiệu quả phát triển năng lực lập bản vẽ chi tiết thông qua dạy học chủ đề bản vẽ cơ khí cho học sinh lớp 11 THPT
Bộ môn công nghệ – phần nội dung hướng dẫn lập bản vẽ chi tiết có tính ứng dụng cao, bao gồm rất nhiều lĩnh vực gần gũi với cuộc sống. Đây là môn học nghiên cứu về việc vận dụng những nguyên lý khoa học vào thực tiễn sản xuất và đời sống của con người. Đồng thời cũng là môn học góp phần giúp cho học sinh hình thành tính năng động, sáng tạo, tiếp cận với tri thức, kỹ thuật và định hướng tốt hơn với ngành nghề của học sinh sau này.
Download tài liệu
6. Bài 10 thực hành lập bản vẽ chi tiết của sản phẩm cơ khí đơn giản
Lập bản vẽ chi tiết là xây dựng một bản vẽ thể hiện được hình dạng, kích thước và các yêu cầu về kỹ thuật của một chi tiết. Cụ thể, các nội dung cơ bản cần phải có khi lập bản vẽ chi tiết bao gồm: Các hình biểu diễn, khung bản vẽ, khung tên, các con số, các yêu cầu về mặt kỹ thuật. Công dụng của việc lập bản vẽ chi tiết là để trở thành tài liệu kỹ thuật dùng trong việc chế tạo và kiểm tra chi tiết.
Download tài liệu
7. Bản vẽ chi tiết lắp đặt thiết bị vệ sinh
Khi lập bản vẽ chi tiết, cần lưu ý tới lĩnh vực mà bản vẽ thể hiện. Cụ thể, có hai loại bản vẽ kỹ thuật thuộc hai lĩnh vực quan trọng là: Bản vẽ cơ khí, gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, kiểm tra, chế tạo, lắp ráp, sử dụng các loại máy móc và thiết bị. Bản vẽ xây dựng, gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra, sử dụng các công trình xây dựng.
Download tài liệu
8. Xác định phương pháp chế tạo phôi và thiết kế bản vẽ chi tiết lồng phôi
Để lập được một bản vẽ chi tiết, trước hết cần phải tìm hiểu, đọc các tài liệu có liên quan để hiểu rõ công dụng, yêu cầu kỹ thuật của từng chi tiết. Trên cơ sở phân tích hình dạng, kết cấu chi tiết, ta chọn phương án biểu diễn như hình chiếu, mặt cắt, hình cắt,… sau đó chọn khổ giấy, tỉ lệ bản vẽ và vẽ theo một trình tự nhất định (thường thì trình tự vẽ nên cố định, nhưng ko bắt buộc trong mọi tình huống).
Download tài liệu
9. Bản vẽ chi tiết của bể nén bùn
Sau khi lập bản vẽ chi tiết, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt giữa bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp. Mặc dù cả hai bản vẽ khác nhau nhưng bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp đều có những tương đồng nhất định. Đây đều là các bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc lắp ráp, sửa chữa các loại máy móc, công cụ. Khác nhau ở chỗ bản vẽ chi tiết có yêu cầu kỹ thuật bắt buộc người sử dụng phải tuân theo.
Download tài liệu
10. Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết Thân Van đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đã cho trong bản vẽ chi tiết
Yêu cầu đối với người lập bản vẽ chi tiết không chỉ biết cách lập bản vẽ mà còn phải đọc được bản vẽ chi tiết. Điều này khá khó khăn đối với người mới. Để đọc được bản vẽ, cần phải đọc được nội dung ghi trong khung tên. Phân tích các hình chiếu, hình cắt,… được vẽ. Phân tích kích thước của từng chi tiết. Đọc các yêu cầu về kỹ thuật và biết cách mô tả cấu tạo hình dáng của chi tiết.
Download tài liệu
100+ Tài liệu về Lập bản vẽ chi tiết hay
Đọc thêm:
Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất
10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất
II. Nội dung cơ bản của công tác lập bản vẽ chi tiết
- Công tác lập bản vẽ chi tiết sẽ bao gồm các nội dung sau đây:
- Đầu tiên là các hình biểu diễn, hình chiếu. Theo các hướng như hình chiếu bằng, hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh.
Trong một số trường hợp có thể đưa cả hình chiếu thiết kế 2D, 3D vào để giúp người đọc dễ dàng hình dung hình dạng chi tiết. Bên cạnh đó còn thể hiện được những vị trí mặt cắt quan trọng.
- Thứ hai là khung tên và bản vẽ. Ở khung này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản như tên gọi chuẩn của chi tiết, vật liệu gia công, dung sai hình học, số lượng cần chế tạo, tỉ lệ bản vẽ so với vật thật và tên người thiết kế. Tất cả đều là những thông tin vô cùng quan trọng.
- Thứ ba là kích thước thể hiện chính xác, hoàn chỉnh, hợp lý độ lớn của từng bộ phận, chi tiết máy cần thiết cho quy trình chế tạo sản phẩm và kiểm tra.
- Thứ tư là các yêu cầu về kỹ thuật. Mục này bao gồm những ký hiệu về giá trị độ nhám bề mặt, dung sai, cho phép hình dung ra hình học. Các yêu cầu về nhiệt luyện hay những chỉ dẫn, ghi chú về gia công, kiểm tra, điều chỉnh.
Tuy nhiên mục này cũng đòi hỏi những người có kiến thức mới có thể nắm được ý nghĩa của từng ký hiệu.
- Công tác lập bản vẽ chi tiết không chỉ đơn thuần được sử dụng trong lĩnh vực cơ khí chế tạo mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác từ đơn giản đến phức tạp.
- Trong lĩnh vực kỹ thuật thì kiến thức về lập bản vẽ chi tiết là vô cùng quan trọng và đảm bảo sự chính xác cho quá trình sản xuất chi tiết, đáp ứng đầy đủ các thông số được đưa ra trong đời sống.
- Khi muốn sử dụng sản phẩm nào đó một cách hiệu quả và an toàn thì đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức về đọc và sử dụng cũng như lập bản vẽ chi tiết. Nên việc lập bản vẽ chi tiết trở thành phương thức giao tiếp giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
III. Các giai đoạn lập bản vẽ chi tiết cơ bản
- Quá trình thiết kế, lập bản vẽ chi tiết sẽ trải qua các giai đoạn chính như sau:
- Thứ nhất, điều tra, nghiên cứu yêu cầu thị trường và nguyện vọng của người tiêu dùng. Hình thành ý tưởng và xác định đề tài thiết kế.
- Thứ hai, căn cứ vào mục đích và yêu cầu của đề tài thiết kế, thu thập thông tin, đề ra phương án thiết kế và tiến hành tính toán lập bản vẽ nhằm xác định hình dạng, kích thước, kết cấu, chức năng của sản phẩm.
- Thứ ba, làm mô hình tiến hành thử nghiệm hoặc chế tạo thử.
- Thứ tư, thẩm định, phân tích, đánh giá phương án thiết kế nếu cần sửa đổi cải tiến để được phương án thiết kế tốt nhất.
- Cuối cùng, căn cứ vào phương án thiết kế tốt nhất, tiến hành lập hồ sơ kỹ thuật. Hồ sơ gồm có các bản vẽ tổng thể và chi tiết về sản phẩm, các bản thuyết minh, tính toán, các chỉ dẫn về vận hành, sử dụng sản phẩm.
- Để có thể tạo lập bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh, bạn cần phải thực hiện qua các bước sau:
- Bước thứ nhất, dùng các đường trục và đường bao để bố trí các hình biểu diễn và khung tên.
- Bước thứ hai, xác định hình dạng bên trong và bên ngoài của các bộ phận, vẽ hình cắt, mặt cắt bằng nét vẽ mờ. Nên sử dụng các loại bút có thể tẩy được như bút chì. Bước thứ ba, kiểm tra, sửa chữa các sai sót, đảm bảo các thông số đúng và hoàn chỉnh nhất sau đó tiến hành tô đậm.
- Bước thứ tư, ghi phần chữ bao gồm kích thước, yêu cầu về kỹ thuật, nội dung khung tên,…
Mặc dù chỉ có bốn bước ngắn gọn và tương đối đơn giản. Tuy nhiên, để có thể tạo lập bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh, chính xác thì cần các kiến thức chuyên ngành cũng như sự hiểu biết sâu rộng, kỹ càng về bản vẽ. Đặc biệt, bản vẽ chi tiết là một công cụ quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm sau này. Vì thế khi tiến hành lập bản vẽ chi tiết phải hết sức cẩn thận, kiểm tra kích thước kỹ càng, điền các ký hiệu đúng để tránh xảy ra sai sót.
Mong rằng với những chia sẻ của chúng mình trong bài viết này, hi vọng sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi bản vẽ chi tiết là gì? Cũng như giúp các bạn biết cách lập bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh. Từ đó bổ sung cho chính bản thân mình những kiến thức cần thiết để định hướng cho tương lai, cũng như sự tự tin, vững bước trên đường đời. Chúc các bạn luôn may mắn và thành công.