Cách chạy quảng cáo google ads sao hiệu quả, hiểu chi tiết về những vấn đề liên quan đến google ads là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đặc biệt là đối với những bạn đang bán hàng online hay chạy những chiến dịch marketing cho doanh nghiệp
Sử dụng Google Ads để quảng bá dịch vụ/sản phẩm có lẽ là quyết định “khôn ngoan” mà nhiều doanh nghiệp nên làm. Thống kê cho thấy tần suất người dùng sử dụng Google tìm kiếm là hơn 3,5 tỷ lần mỗi ngày. Mỗi lượt tìm kiếm đều là cơ hội “đắt giá” để doanh nghiệp đưa thương hiệu đến gần người tiêu dùng hơn cũng như tăng lượng khách hàng tiềm năng, tỉ lệ chuyển đổi.
Trong bài viết này, hãy cùng xem Google Ads là gì, cách chúng hoạt động và tìm hiểu quy trình chính xác để thiết lập Google Ads, hướng dẫn chi tiết cách chạy quảng cáo google ads hiệu quả và chi tiết 2020
Google Ads là gì?
Google Ads là một nền tảng quảng cáo trực tuyến trả phí do Google cung cấp. Ban đầu nó được biết đến cái tên là Google Adwords, công ty công cụ tìm kiếm đã đổi tên dịch vụ này thành Google Ads vào năm 2018.
Cách thức hoạt động về cơ bản vẫn giống nhau: Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa, họ sẽ nhận được kết quả truy vấn của họ trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP). Những kết quả đó có thể bao gồm các quảng cáo trả tiền nhắm mục tiêu đến từ khóa đó.
Ví dụ: đây là kết quả cho thuật ngữ “fitness coach.”
Google ads là gì? – Ảnh: Internet
Có thể thấy rằng tất cả các quảng cáo chạy Google Ads đều ở trên cùng của SERP. Chúng trông gần giống với kết quả tìm kiếm tự nhiên, tuy nhiên sẽ được tích thêm chữ “Ad” được in đậm ở đầu bài đăng.
Điều này mang lại lợi ích lớn cho các bên quảng cáo bởi thông thường các kết quả đầu tiên hiển thị trên Google thường nhận được lượng truy cập cao hơn.
Tuy nhiên, không phải quảng cáo nào chạy Google Ads cũng xuất hiện trên vị trí hàng đầu. Bởi sẽ có rất nhiều nhà tiếp thị khác cạnh tranh cho cùng một từ khóa thông qua Google Ads.
Để hiểu cách xếp hạng các thứ tự đó, hãy xem cách Google Ads hoạt động trong phần tiếp theo.
Google Ads hoạt động như thế nào?
Google Ads hoạt động theo mô hình trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC). Điều đó có nghĩa, khi các nhà tiếp thị nhắm mục tiêu một từ khóa cụ thể trên Google và đặt giá thầu cho từ khóa đó, họ cũng sẽ phải cạnh tranh với những doanh nghiệp khác cũng đang nhắm mục tiêu tới từ khóa đó.
Giá thầu doanh nghiệp thực hiện là “giá thầu tối đa” – hoặc số tiền tối đa mà doanh nghiệp sẵn sàng trả cho một quảng cáo.
Ví dụ: nếu giá thầu tối đa của doanh nghiệp là 4 đô la và Google xác định rằng giá mỗi lần nhấp chuột/quảng cáo là 2$ thì doanh nghiệp sẽ nhận được vị trí đặt quảng cáo đó. Nếu Google xác định rằng số tiền đó nhiều hơn 4$ thì doanh nghiệp sẽ không nhận được vị trí đặt quảng cáo.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đặt daily budget – ngân sách quảng cáo tối đa hàng ngày của mình để quản lý chiến dịch digital ads một cách hiệu quả nhất.
Có ba lựa chọn cho giá thầu:
Cost-per-click (CPC): Số tiền phải trả cho một lượt người dùng nhấp vào quảng cáo
Cost-per-mille (CPM): Số tiền phải trả cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo.
Cost-per-engagement (CPE): Số tiền phải trả khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể trên quảng cáo (đăng ký danh sách, xem video, v.v.).
Sau đó, Google sẽ lấy số tiền giá thầu và kết hợp với đánh giá về quảng cáo để đưa ra con số cụ thể. Đánh giá quảng cáo được gọi là Quality Score.
Đây là điểm dựa trên 3 tiêu chí: chất lượng của quảng cáo, từ khóa và landing page. Quảng cáo có điểm chất lượng cao sẽ được trả giá thấp hơn và xuất hiện ở vị trí tốt hơn. Số điểm trên thang được đánh giá từ 1 đến 10, trong đó điểm tuyết đối là 10.
Quality Score kết hợp với số tiền giá thầu sẽ quyết định đến Ad Rank – vị trí quảng cáo sẽ xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm. Và khi người dùng nhìn thấy quảng cáo và nhấp vào nó, nhà tiếp thị sẽ trả một khoản phí nhỏ cho mỗi lần nhấp chuột đó. Càng nhiều người dùng nhấp vào quảng cáo, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng đạt được mục tiêu của quảng cáo hơn (ví dụ: người dùng sẽ trở thành khách hàng tiềm năng hoặc là người mua hàng).
>>> Tham khảo thêm: Khái niệm CPA, CPC, CPM, CPS, CPI, CPO là gì
Các loại quảng cáo của Google
Google cung cấp nhiều loại chiến dịch khác nhau mà bạn có thể sử dụng:
- Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)
- Quảng cáo mạng hiển thị (Display Network)
- Quảng cáo tiếp thị lại (Remarketing)
- Quảng cáo mua sắm (Google Shopping)
- Quảng cáo video (Video Ads)
- Quảng cáo email (Gmail Ads)
Bây giờ chúng ta hãy xem xét từng loại chiến dịch để xem chúng hoạt động như thế nào — và doanh nên chọn loại chiến dịch nào cho phù hợp với từng loại hình kinh doanh nhất.
Search campaign
Search campaign xuất hiện dưới dạng quảng cáo văn bản trong trang kết quả tìm kiếm cho mỗi từ khóa.
Ví dụ: đây là các quảng cáo của chiến dịch tìm kiếm cho từ khóa “laptops”
Đây là dạng quảng cáo phổ biến nhất. Chúng xuất hiện trên SERP với biểu tượng “Ad” màu đen bên cạnh link URL.
Shopping campaign
Shopping campaign cho phép doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình theo cách trực quan nhất. Những quảng cáo này xuất hiện dưới dạng hình ảnh trên trang kết quả tìm kiếm:
Và chúng cũng có thể được hiển thị trong Google Shopping:
Nếu có hình ảnh sản phẩm thực, Google Shopping ads có thể thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn bằng cách giới thiệu trực tiếp sản phẩm của doanh nghiệp tới người tiêu dùng.
Display campaign
Display Network (Mạng lưới hiển thị) sẽ giúp hiển thị quảng cáo của bạn trên các trang web khác nhau trên Internet. Và chúng sẽ xuất hiện theo nhiều cách khác nhau. Quảng cáo có thể xuất hiện trên các trang web của bên thứ ba như hình dưới đây:
Hoặc cũng có thể xuất hiện bên thanh cuộn, chạy trong trình duyệt Youtube:
Google cũng cho phép quảng cáo hiển thị trên cả nền tảng Gmail:
Và cuối cùng là xuất hiện trên các bên ứng dụng thứ ba ở Google’s app:
Một lợi ích lớn khi sử dụng Display Network là phạm vi tiếp cận của nó. Google hợp tác với hơn hai triệu trang web và tiếp cận hơn 90% tất cả người dùng Internet. Điều đó giúp đảm bảo quảng cáo xuất hiện trước nhiều người xem nhất có thể. Thêm vào đó, các nhà tiếp thị cũng có thể chọn các quảng cáo đa dạng về phong cách. Quảng cáo có thể xuất hiện dưới dạng gif, văn bản, video hoặc hình ảnh.
Tuy nhiên, phương thức nào cũng có mặt trái của nó. Có một số quảng cáo sẽ xuất hiện trên các trang web mà bạn không mong muốn hoặc trước các video chẳng liên kết gì tới thương hiệu.
Do đó, nếu cẩn trọng lựa chọn vị trí đặt quảng cáo của mình, thì Display Network sẽ là một nơi tuyệt vời để thu hút khách hàng tiềm năng.
Video campaign
Đây là những quảng cáo xuất hiện khi chạy các video trên Youtube. Nó khá giống với cách Display Network hoạt động, tuy nhiên, Google cung cấp tùy chọn quảng cáo video cụ thể thay vì chỉ hiển thị trên thanh cuộn. Do đó, nếu có ý tưởng về một video quảng cáo thì Video campaign là một lựa chọn không tồi.
Quảng cáo chiến dịch video có nhiều dạng khác nhau. Có những quảng cáo video có thể bỏ qua như quảng cáo ở trên. Có những quảng cáo không thể bỏ qua như quảng cáo này:
Có những quảng cáo mà bạn có thể nhìn thấy khi gõ một cụm từ khóa trên Youtube:
App campaign
Giống như quảng cáo video, quảng cáo ứng dụng cũng được bao gồm trong Display Network nhưng nó cũng có thể được sử dụng cho cả các chiến dịch mục tiêu (targeted campaigns).
Đối với điều này, bạn không phải thiết kế từng quảng cáo chỗ mỗi ứng dụng riêng lẻ. Thay vào đó, Google sẽ lấy văn bản và nội dung của chiến dịch, sau đó tự cung cấp quảng cáo cho bạn. Thuật toán sẽ kết hợp nội dung khác nhau và sử dụng các nội dung có hiệu suất hiển thị tốt nhất.
Chi phí quảng cáo của Google ra sao
Giá mỗi lượt click chuột trung bình ở Mỹ thường dao động từ 1-2$. Tuy nhiên, chi phí cho Google Ads sẽ thay đổi tùy theo một số yếu tố. Những yếu tố đó bao gồm chất lượng trang web và số tiền doanh nghiệp đang đặt giá thầu. Do đó, chi phí giữa các quảng cáo sẽ khác nhau.
Để hiểu chi phí quảng cáo của Google sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn, trước tiên bạn cần hiểu hệ thống Đấu giá quảng cáo (Ad Auction system).
Khi người dùng tìm kiếm từ khóa mà bạn đang nhắm mục tiêu, Google sẽ tự động chuyển sang chế độ đấu giá và so sánh Ad Rank của bạn với Ad Rank của các nhà tiếp thị khác cũng đang nhắm mục tiêu từ khóa đó.
Nếu bạn nghĩ rằng để có vị trí xếp hạng tốt chỉ cần một ngân sách quảng cáo lớn với số tiền đấu giá “khủng” thì đây là một suy nghĩ sai lầm!
Hệ thống Ad Auction system và Ad Rank của Google ưu tiên các trang web giúp ích nhiều nhất cho người dùng với điểm chất lượng cao hơn so với những web còn lại.
Vì vậy, bạn có thể thấy CPC của mình thấp hơn nhiều so với một công ty lớn trong danh sách Fortune 500 với ngân sách quảng cáo lớn nếu quảng cáo của bạn có chất lượng tốt hơn.
Sử dụng Google Keyword Planner để tối ưu hóa quảng cáo
Google Keyword Planner là công cụ lập kế hoạch từ khóa miễn phí của Google nhằm giúp chọn những từ khóa mà doanh nghiệp nên nhắm mục tiêu.
Cách thức hoạt động của công cụ này rất đơn giản: Tìm kiếm các từ và cụm từ liên quan đến doanh nghiệp, sau đó, công cụ này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các từ khóa đó, chẳng hạn như tần suất người dùng tìm kiếm nó.
Ngoài ra nó cũng sẽ cung cấp giá thầu được đề xuất cho từ khóa cũng như mức độ cạnh tranh của các từ khóa nhất định. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tốt hơn về chiến dịch Google Ads của mình.
Các bước bắt đầu như sau:
- Bước 1: Truy cập Keyword Planner
Đi tới website Google Keyword Planner và click vào mục Go to Keyword Planner ở trung tâm.
- Bước 2: Thiết lập tài khoản
Đăng nhập Google account, sau đó click vào mục New Google Ads Account ở giữa trang chủ.
Sau đó, hãy xác nhận thông tin doanh nghiệp của bạn là chính xác bằng cách chọn quốc gia, múi giờ và đơn vị tiền tệ. Sau khi hoàn thành, hãy nhấp vào Submit, trang chủ sẽ hiện ra như hình dưới đây -> click Explore Your Campaign.
- Bước 3: Đi tới Google Keyword Planner
Trong trang tổng quan của Google Ads campaign, click vào Tools & Settings ở trên cùng menu, sau đó click Keyword Planner.
Để tìm các từ khóa mới được nhắm mục tiêu, hãy sử dụng công cụ Discover new keywords. Công cụ này cho phép bạn tìm kiếm các từ khóa có liên quan và lên danh sách ý tưởng cho các từ khóa mới có thể nhắm mục tiêu.
Ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn đang điều hành một cửa hàng giày chạy bộ. Bạn có thể muốn nhắm mục tiêu các từ khóa xung quanh running shoes (giày chạy bộ) and race training (khóa đào tạo điền kinh)
Sẽ có một số từ khóa liên quan đi kèm như sau:
Khi bạn nhấp vào Get result, trang sẽ cung cấp cho bạn danh sách từ khóa và hiển thị cho bạn thông tin sau về chúng:
- Người tìm kiếm trung bình hàng tháng
- Tỉ lệ cạnh tranh
- Tỷ lệ hiển thị quảng cáo
- Giá thầu đầu trang (phạm vi thấp)
- Giá thầu đầu trang (phạm vi cao)
- Nó cũng sẽ hiển thị cho bạn danh sách các ý tưởng từ khóa được đề xuất.
>> Xem thêm: Reddit là gì? “Giải mã” sức hút từ website giải trí hàng đầu thế giới
Cách chạy quảng cáo google ads (Phương pháp cơ bản)
Có nhiều cách để chạy quảng cáo Google ads. Nếu đây là lần đầu tiên chạy quảng cáo, dưới đây là quy trình rất đơn giản hướng dẫn bạn thiết lập quảng cáo Google. Còn nếu đã có tài khoản Google Ad, hãy bỏ qua phần này và chuyển sang mục tiếp theo.
Để quảng cáo trên Google, trước tiên doanh nghiệp/thương hiệu của bạn phải có Google Account. Khi đã có tài khoản, hãy chuẩn bị chạy Google Ads theo những cách sau:
- Bước 1:
Đầu tiên, mở trang chủ Google Ads homepage. Click Start Now ở giữa trang hoặc bên góc bên phải trên cùng -> tiếp theo chọn + New Campaign.
Sau đó, bạn sẽ cần chọn mục tiêu chiến dịch của mình. Việc chọn mục tiêu này sẽ cho Google biết loại đối tượng mà bạn muốn nhắm mục tiêu, cũng như cách thức Google nhận được tiền đặt giá thầu.
Có rất nhiều mục tiêu khác nhau bạn có thể chọn. Bằng cách này, Google sẽ cung cấp loại quảng cáo phù hợp cho doanh nghiệp.
Một mục tiêu được xác định rõ ràng, chắc chắn sẽ góp phần giúp chiến dịch Google Ads tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, tiết kiệm thời gian tiền bạc.
- Bước 2: Chọn tên doanh nghiệp và từ khóa
Sau khi chọn xong mục tiêu, click Next. Ở trang tiếp theo, bạn sẽ phải cung cấp tên doanh nghiệp.
Tiếp tục click Next -> thêm URL mà bạn muốn điều hướng người dùng sử dụng sau khi click vào quảng cáo.
Ở trang tiếp theo, bạn có thể chọn các chủ đề từ khóa phù hợp với quảng cáo và thương hiệu của mình. Nếu chưa chọn được, hãy sử dụng Google Keyword Planner.
- Bước 3: Chọn đối tượng mục tiêu
Trong trang kế tiếp, bạn sẽ phải chọn nơi mà bạn muốn nhắm mục tiêu cho quảng cáo của mình. Địa chỉ này có thể là một địa chỉ cụ thể, chẳng hạn như một cửa hàng hoặc vị trí thực tế. Hoặc nó có thể là các vùng, thành phố hoặc mã Zip.
Chọn vùng mà bạn muốn target -> sau đó click Next.
- Bước 4: Tạo quảng cáo
Trong phần này, bạn cần tạo dòng tiêu đề cũng như mô tả của quảng cáo. Ở phía bên phải có mục Preview Ads giúp bạn xem bản mô phỏng các quảng cáo trước khi chạy.
Không có mẹo hay công thức nào để sáng tạo một quảng cáo thành công ngoài việc hiểu rõ khách hàng của mình là ai. Một khi xác định được thị trường mục tiêu cũng như pain points, bạn có thể tạo ra những content chất lượng khiến bất cứ ai cũng tò mò, muốn click vào quảng cáo.
- Bước 5: Thiết lập thanh toán
Phần này rất đơn giản. Nhập tất cả thông tin thanh toán cùng mã khuyến mại giảm giá mà bạn có, sau đó click Submit.
Lúc này bạn đã hoàn thành xong quảng cáo Google Ads. Đừng quên tiếp tục theo dõi hiệu suất bằng công cụ Google Analytics.
Cách chạy quảng cáo google ads (Phương pháp nâng cao)
Lưu ý: Phương pháp này giả định rằng bạn đã nhập đủ thông tin thanh toán của mình vào Google Ad. Nếu chưa làm điều đó, hãy chuyển đến trang tổng quan Google Ads, sau đó nhấp vào Tools & Settings.
Trong Billing, click mục Settings. Ở đó, bạn sẽ có thể thiết lập thông tin thanh toán của mình.
- Bước 1: Xác định mục tiêu
Trước tiên, hãy truy cập trang chủ Google Ads. Từ đó, nhấp vào nút Starts ngay ở giữa trang hoặc góc trên cùng bên phải -> tiếp tục click + New Campaign.
Đến bước này, hãy chọn mục tiêu chiến dịch để Google biết loại khán giả nào mà bạn muốn target cũng như cách họ sẽ nhận được tiền thầu của bạn.
Sau khi chọn xong mục tiêu, một cửa sổ sẽ hiện ra và bạn cần chọn loại chiến dịch quảng cáo phù hợp bao gồm:
- Search
- Display
- Shopping
- Video
- Smart
- Discovery
Từ đây, các hướng đi sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại chiến dịch bạn chọn. Mặc dù vậy, các bước rộng vẫn giống nhau. Chọn loại chiến dịch mà bạn muốn, nhập thông tin cụ thể mà Google yêu cầu cho loại đó, sau đó nhấp vào Continue.
- Bước 2: Chọn nhắm mục tiêu và ngân sách
Trong trang tiếp theo, bạn có thể chọn các mạng bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện.
Và bạn có thể chọn vị trí, ngôn ngữ và đối tượng cụ thể mà quảng cáo của bạn sẽ nhắm tới.
Đừng nghĩ rằng bán kính vị trí địa lý càng lớn thì càng thu hút được nhiều khách hàng. Trên thực tế, càng xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu, bạn càng có cơ hội khoanh vùng khách hàng tiềm năng và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Ví dụ nếu doanh nghiệp của bạn có trụ sở tại thành phố Chicago, bạn nên nhắm mục tiêu đến một khu vực nhỏ hơn trong cùng vị trí địa lý này chứ không phải ở tận Los Angeles.
Trong phần tiếp theo, bạn cần đặt giá thầu và ngân sách thực tế cho chiến dịch quảng cáo của mình.
Nhập ngân sách bạn muốn, cũng như loại đặt giá thầu bạn muốn nhắm mục tiêu.
Trong phần cuối cùng là các tiện ích mở rộng (Ad extensions) . Đây là những phần phụ lục bổ sung mà bạn có thể thêm vào quảng cáo của mình để khiến chúng chi tiết hơn nữa.
Khi hoàn thành tất cả công đoạn trên, click Save and Continue.
- Bước 3: Thiết lập nhóm quảng cáo
Nhóm quảng cáo là một nhóm mà bạn sẽ chạy quảng cáo cùng một chủ đề và đối tượng mục tiêu. Ví dụ: bạn có thể có nhiều quảng cáo nhắm mục tiêu đến từ khóa “giày chạy bộ” và “khóa đào tạo điền kinh”. Bạn cần tạo một nhóm quảng cáo để “chạy” trong các trường hợp này.
Thêm từ khóa hoặc nhập URL trang web của bạn, và Google sẽ cung cấp các nhóm quảng cáo tương ứng. Sau khi thêm xong, click vào Save and Continue ở dưới cùng.
- Bước 4: Tạo quảng cáo
Giờ là bước để giúp bạn tạo một quảng hoàn chỉnh.
Trong phần này, bạn có thể tạo dòng tiêu đề cũng như mô tả của quảng cáo và xem bản preview ở góc bên phải. Mục preview cho phép bạn xem trước quảng cáo trên thiết bị di động, máy tính để bàn.
Khi đã tạo xong, click Done hoặc click Done and Create Next Ad nếu bạn muốn tạo thêm quảng cáo khác trong nhóm quảng cáo.
- Step 5: Review and publish
Trong trang tiếp theo, hãy xem lại chi tiết quảng cáo và đảm bảo đã điền đầy đủ thông tin, sau đó click và Publish.
Như vậy bạn đã hoàn thành xong một chiến dịch quảng cáo Google Ads.
Mẹo chạy các chiến dịch Google Ads hiệu quả
Tối ưu hóa landing page
Landing page là nơi người dùng truy cập sau khi họ nhấp vào quảng cáo. Do đó, đây là một trong những phần quan trọng nhất để tạo trải nghiệm cho khách hàng tiềm năng.
Nếu bạn muốn landing page có lời kêu gọi hành động rõ ràng, hấp dẫn thì hãy tạo một một CTA ngắn gọn cùng mục tiêu rõ ràng.
Nếu bạn muốn khách truy cập đăng ký nhận tin tức thường xuyên, hãy đảm bảo hộp đăng ký được đặt ở phía trước và chính giữa trang.
Nếu muốn bán nhiều hàng hơn? Hãy đính kèm các lời feedback và gắn thêm nhiều liên kết mua sản phẩm/dịch vụ hơn.
“Ghim” tiêu đề
Dòng tiêu đề là phần quan trọng nhất trong chiến dịch quảng cáo. Đây là phần đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy và sẽ hiển thị nổi bật trong số các kết quả khác trên trang tìm kiếm Google. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã “ghim” tiêu đề rõ ràng và làm nó thật dễ nhìn.
Tuy nhiên, tránh sử dụng “clickbait” (Mồi nhử nhấp chuột – một đoạn văn bản được tạo ra với nội dung cuốn hút, giật gân…và được liên kết tới một website cụ thể nhằm lôi kéo người dùng). Nhiều người dùng không hề thích thú với “chiêu trò” này, thậm chí nó còn làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng thương hiệu bạn đang gây dựng.
Như vậy trên đây là bài viết chia sẻ toàn bộ những kiến thức liên quan đến chạy quảng cáo google ads chi tiết và mới nhất 2020. Hy vọng rằng thông qua bài viết chia sẻ này sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản liên quan đến quảng cáo google. Từ đó có những chiến lược marketing cho doanh nghiệp mình một cách hiệu quả và tối ưu nhất
Hải Yến – MarketingAI
Theo blog.hootsuite