Tiêm vắc-xin – an toàn, hiệu quả và miễn phí. Tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng giúp chấm dứt đại dịch COVID-19.
Trên trang này:
- Hướng dẫn tiêm vắc-xin
- Ai có thể được tiêm vắc-xin
- Vắc-xin COVID-19 có tác dụng như thế nào
- Các vắc-xin và biến thể
- Các mũi tiêm nhắc lại và các liều bổ sung
- Hồ sơ vắc-xin kỹ thuật số
- Tác dụng phụ
- Hỏi và đáp
Ai có thể tiêm vắc-xin
Mọi người dân California từ 6 tháng tuổi trở lên đều có thể được tiêm vắc-xin miễn phí.
Tình trạng nhập cư và bảo hiểm của quý vị không quan trọng. Sẽ không có ai hỏi về tình trạng nhập cư của quý vị khi quý vị tiêm vắc-xin.
Vắc-xin COVID-19 có tác dụng như thế nào
Vắc-xin COVID-19 hướng dẫn cho hệ miễn dịch của chúng ta biết cách chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19. Quý vị vẫn có thể nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vắc-xin, nhưng các triệu chứng có thể ít nghiêm trọng hơn nhiều. Tiêm vắc-xin có thể giúp quý vị tránh nhập viện và tử vong.
Những điều chúng ta đã biết
- Tiêm vắc-xin có thể giúp phòng ngừa hầu hết các ca nhập viện hoặc tử vong liên quan đến COVID-19.
- Vắc-xin COVID-19 có tác dụng chống lại nhiều biến thể của vi-rút.
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể không được bảo vệ ngay cả khi đã tiêm vắc-xin.
Chúng ta vẫn cần tìm hiểu điều gì
- Vắc-xin COVID-19 có tác dụng trong bao lâu
Sau khi quý vị tiêm vắc-xin
Tiêm vắc-xin giúp việc quay lại các hoạt động mà quý vị đã thực hiện trước đại dịch trở nên an toàn hơn. Nhưng hãy lưu ý đến các khuyến nghị về y tế công cộng vẫn áp dụng cho quý vị.
Đọc thêm thông tin của Sở Y Tế Công Cộng California (California Department of Public Health, CDPH):
- Tìm Hiểu Sự Thật về Vắc-xin
- Loại Vắc-xin nào Phù hợp với Quý vị
Các vắc-xin và biến thể
Tiêm vắc-xin đã được chứng minh là có hiệu quả cao chống lại các biến thể COVID-19. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm để bảo vệ bản thân khỏi bị ốm nặng do COVID-19 là:
- Tiêm vắc-xin
- Tiêm (các) mũi nhắc lại khi quý vị đủ điều kiện
Xem các biến thể đang xuất hiện tại California.
Thông tin chi tiết về các biến thể COVID-19 từ CDPH:
- Theo dõi các biến thể
- Tờ Thông Tin: Biến Thể Omicron
Các mũi tiêm nhắc lại và các liều bổ sung
Mũi tiêm nhắc lại
Hiện đã có các mũi tiêm nhắc lại cho người từ 5 tuổi trở lên.
Hãy tiêm mũi nhắc lại ngay khi quý vị đủ điều kiện:
- Nếu quý vị đã tiêm vắc-xin Moderna hoặc Pfizer, hãy tiêm mũi nhắc lại sau 5 tháng
- Nếu quý vị đã tiêm vắc-xin Johnson & Johnson, hãy tiêm mũi nhắc lại sau 2 tháng
Quý vị có thể tiêm mũi nhắc lại của loại vắc-xin khác với loại vắc-xin mà quý vị đã tiêm trong đợt ban đầu. Đặc biệt khuyến cáo những người đã tiêm vắc-xin Johnson & Johnson nên tiêm mũi nhắc lại của Pfizer hoặc Moderna. Những người 5-17 tuổi chỉ có thể tiêm mũi nhắc lại Pfizer.
Để đặt trước lịch tiêm mũi nhắc lại hoặc tìm một phòng khám không cần hẹn trước, hãy truy cập My Turn.
Xem tại sao CDC khuyến khích quý vị tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin của mình.
Đọc thêm dữ kiện về mũi nhắc lại và mục hỏi và đáp về mũi nhắc lại từ CDPH.
Các mũi nhắc lại thứ hai
CDC hiện khuyến nghị mũi tiêm nhắc lại thứ hai bằng vắc-xin Pfizer hoặc Moderna cho:
- Những người trên 50 tuổi
- Những người từ 12 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch
Đã có các liều nhắc lại thứ hai cho:
- Những người đã tiêm hai liều vắc-xin Johnson & Johnson
Quý vị phải tiêm mũi nhắc lại đầu tiên ít nhất 4 tháng trước. Xem liệu quý vị có đủ điều kiện.
Các liều bổ sung
Các liều bổ sung của Pfizer hoặc Moderna có sẵn cho những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Trong đó bao gồm những người:
- Điều trị tích cực bệnh ung thư đối với các khối u hoặc ung thư máu
- Được cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc để ức chế hệ miễn dịch
- Được cấy ghép tế bào gốc trong vòng 2 năm qua hoặc đang dùng thuốc để ức chế hệ miễn dịch
- Bị suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (chẳng hạn như hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich)
- Bị nhiễm Vi-rút Gây Suy Giảm Miễn Dịch Ở Người (Human Immunodeficiency Virus, HIV) giai đoạn tiến triển nặng hoặc chưa được điều trị
- Đang dùng corticoid liều cao hoặc các thuốc khác giúp ức chế phản ứng miễn dịch
Trẻ em từ 5-11 tuổi có các tình trạng này có thể tiêm một liều Pfizer hoặc Moderna bổ sung.
Hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị để xem quý vị có nên tiêm liều bổ sung không. Nếu quý vị đáp ứng các tiêu chí này, quý vị có thể đặt trước mũi tiêm tại My Turn.
Xem câu hỏi và câu trả lời về các liều bổ sung.
Hồ sơ vắc-xin kỹ thuật số
Hiện giờ, quý vị có thể nhận hồ sơ tiêm vắc-xin kỹ thuật số của quý vị. Hồ sơ này được gọi là Hồ Sơ Vắc-xin COVID-19 Kỹ Thuật Số (Digital COVID-19 Vaccine Record, DCVR). Quý vị sẽ có hồ sơ nếu:
- Quý vị đã tiêm vắc-xin tại California và
- Thông tin của quý vị khớp với thông tin được ghi trong hệ thống chủng ngừa của tiểu bang.
Để nhận hồ sơ vắc-xin của quý vị:
- Truy cập myvaccinerecord.cdph.ca.gov
- Nhập thông tin sau của quý vị:
- Tên
- Ngày sinh
- Email hoặc số điện thoại mà quý vị đã cung cấp khi tiêm vắc-xin
- Tạo một mã PIN bốn chữ số
Bản sao kỹ thuật số này có thể được sử dụng làm bằng chứng về việc tiêm vắc-xin.
Xem Các Câu Hỏi Thường Gặp để tìm hiểu thêm về hồ sơ vắc-xin kỹ thuật số của quý vị.
Nếu quý vị gặp khó khăn trong việc lấy hồ sơ của mình
Nếu quý vị không nhận được hồ sơ vắc-xin của mình, có thể quý vị cần chỉnh sửa hoặc thêm một số thông tin.
Lý do có thể khiến quý vị không nhận được hồ sơ tiêm vắc-xin COVID-19 của mình:
- Địa điểm tiêm vắc-xin của quý vị không báo cáo với các hệ thống chủng ngừa của tiểu bang
- Địa điểm tiêm vắc-xin của quý vị không báo cáo việc tiêm vắc-xin của quý vị
- Thông tin quý vị đã nhập không khớp với hồ sơ của quý vị trong sổ đăng ký
Để chỉnh sửa hoặc cập nhật hồ sơ vắc-xin của quý vị, hãy bắt đầu trò chuyện trực tuyến với Trợ Lý Ảo của My Turn.
Hãy đọc Quy Tắc Hướng Dẫn & Tiêu Chuẩn về Hồ Sơ Vắc-xin để biết thêm thông tin.
Tác dụng phụ
Sau khi chủng ngừa COVID-19, quý vị có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhẹ. Đây là dấu hiệu bình thường, cho biết cơ thể quý vị đang hình thành khả năng miễn dịch. Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn hiếm khi xảy ra.
Tác dụng phụ nhẹ
Các tác dụng phụ nhẹ thường gặp bao gồm:
- Đau nhức, mẩn đỏ hoặc sưng tấy ở vết tiêm
- Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt hoặc buồn nôn
Tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của quý vị nhưng sẽ hết sau vài ngày. Một số người không có tác dụng phụ.
Những tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng hiếm gặp
Cục máu đông
Hiếm thấy phụ nữ dưới 50 tuổi tiêm vắc-xin Johnson & Johnson có rủi ro bị cục máu đông với tiểu huyết cầu thấp. Không thấy có rủi ro này ở các vắc-xin COVID-19 khác. Đọc Tờ Thông Tin: Những Lợi Ích và Rủi Ro của Vắc-xin COVID-19 từ Johnson & Johnson của Sở Y Tế Công Cộng California (California Department of Public Health, CDPH).
Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim
Một số thanh thiếu niên đã bị viêm cơ tim hoặc màng ngoài tim sau khi tiêm vắc-xin Pfizer hoặc Moderna. Điều này rất hiếm gặp. CDC cho biết việc tiêm vắc-xin COVID-19 mang lại nhiều lợi ích hơn rủi ro.
Một số người có thể cân nhắc tiêm các liều Moderna hoặc Pfizer cách nhau 8 tuần. Các liều cách nhau xa hơn có thể làm giảm nguy cơ viêm cơ tim. Nam giới từ 12-39 tuổi có thể được hưởng lợi nhiều nhất nếu các liều cách nhau 8 tuần.
Đọc thêm trong các tờ thông tin sau đây của CDPH:
- Các Lợi Ích và Rủi Ro của Vắc-xin COVID-19 Pfizer
- Các Lợi Ích và Rủi Ro của Vắc-xin COVID-19 Moderna
- Thời Điểm Tiêm Vắc-xin COVID-19: Liều thứ 2
Báo cáo tác dụng phụ của vắc-xin
Nếu quý vị có tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, quý vị có thể thông báo cho:
- VAERS (Hệ Thống Báo Cáo Biến Cố Bất Lợi Của Vắc-xin)
- V-safe (Bộ Phận Kiểm Tra Sức Khỏe Sau Khi Chủng Ngừa)
Khi nào cần gọi bác sĩ
Trong hầu hết các trường hợp, cảm giác không thoải mái do đau hoặc sốt là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể quý vị đang hình thành cơ chế bảo vệ. Liên hệ với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị nếu:
- Vết tiêm đỏ hoặc bị đau hơn sau 24 giờ
- Các tác dụng phụ khiến quý vị lo lắng hoặc có vẻ sẽ không hết sau một vài ngày
Nếu quý vị tiêm vắc-xin COVID-19 và có phản ứng nghiêm trọng, hãy gọi 911 để yêu cầu được chăm sóc y tế ngay lập tức. Tìm hiểu thêm về các loại vắc-xin COVID-19 và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hiếm gặp.
Đọc thêm thông tin trong Các Tác Dụng Phụ Có Thể Xảy Ra Sau Khi Tiêm Vắc-xin COVID-19 của CDC.
Hỏi và đáp
Tiêm vắc-xin
Tôi cần tiêm bao nhiêu mũi vắc-xin COVID-19 và mỗi mũi nên tiêm cách nhau bao lâu?
Tôi có thể tiêm kết hợp nhiều loại vắc-xin COVID-19 từ các nhà sản xuất khác nhau không?
Nếu tôi đã tiêm vắc-xin ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ thì sao? Tôi có thể tiêm vắc-xin hoặc mũi nhắc lại ở đây không?
Vắc-xin COVID-19 sẽ có giá bao nhiêu?
Tôi có cần phải là cư dân California để được tiêm vắc-xin COVID-19 không?
Tôi có thể hủy hoặc đặt lại lịch hẹn tiêm vắc-xin thông qua My Turn bằng cách nào?
Tôi đã từng mắc COVID-19. Tôi có nên tiêm vắc-xin COVID-19 không?
Tôi có thể tiêm vắc-xin phòng COVID-19 khi đang nhiễm COVID-19 không?
Có thể tiếp cận các địa điểm tiêm vắc-xin COVID-19 không?
Làm sao để tiêm vắc-xin COVID-19 tại nhà nếu tôi không thể đến địa điểm tiêm vắc-xin?
Làm thế nào để tôi được đưa đón đến địa điểm tiêm vắc-xin?
Điều gì sẽ xảy ra sau khi tiêm vắc-xin
Tôi có cần tiêm nhắc lại không?
Đâu là bằng chứng chủng ngừa được chấp nhận?
Việc hoàn thành loạt mũi tiêm cơ bản của quý vị có nghĩa là gì?
Tiêm vắc-xin COVID-19 có khiến tôi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 không?
Quyền riêng tư của tôi được bảo vệ như thế nào nếu tôi tiêm vắc-xin COVID-19?
Tôi có cần giữ thẻ hồ sơ chủng ngừa COVID-19 của mình không?
Nếu tôi tiêm mũi nhắc lại hoặc liều bổ sung thì điều này có được ghi trên hồ sơ chủng ngừa kỹ thuật số của tôi không?
Tiêm vắc-xin cho trẻ em
Các nhà cung cấp có cần được cha mẹ đồng ý trước khi tiêm vắc-xin COVID-19 cho trẻ vị thành niên không?
Tại sao tôi nên cho con tôi tiêm vắc-xin?
Con tôi đã có phản ứng với các loại vắc-xin khác. Tôi vẫn nên cho con tiêm vắc-xin?
Trẻ có bệnh nền như hen suyễn có thể tiêm vắc-xin không?
Tại sao phải mất nhiều thời gian hơn để phê duyệt vắc-xin COVID-19 cho thanh thiếu niên?
Tiêm vắc-xin cho nhân viên
Tôi là chủ sử dụng lao động và muốn giúp nhân viên của tôi được tiêm vắc-xin. Tôi cần làm thế nào?
Chủ sử dụng lao động có thể yêu cầu tất cả nhân viên phải tiêm vắc-xin COVID-19 mới được vào nơi làm việc không?
Những hạn chế của vắc-xin
Nếu đã tiêm vắc-xin COVID-19, tôi có cần tiêm phòng cúm không?
Có nhóm đối tượng cụ thể nào không nên tiêm vắc-xin COVID-19 không? Đối với những người bị dị ứng thì sao?
Nếu tôi đang mang thai hoặc cho con bú, tôi có nên tiêm vắc-xin COVID-19 không?
Tôi phải đợi bao lâu để được tiêm vắc-xin sau khi nhiễm COVID-19?
Tôi có thể tiêm vắc-xin COVID-19 cùng lúc với một loại vắc-xin khác không?
Lựa chọn vắc-xin
Tôi có được chọn các loại vắc-xin COVID-19 khác nhau không?
Vắc-xin COVID-19 có được FDA phê duyệt không?
Tôi có cần phải tiêm vắc-xin mới được đến các cơ sở chăm sóc y tế không?
Tôi có thể thuyết phục gia đình và bạn bè của mình tiêm vắc-xin COVID-19 bằng cách nào?
Luôn cập nhật thông tin
- CDPH: Kế Hoạch Hành Động Chủng Ngừa COVID-19
- CDPH: Vắc-xin COVID-19 (Bệnh do Vi-rút Corona 2019)
- CDPH: Chương Trình Chủng Ngừa COVID-19 của California
- CDC: Vắc-xin COVID-19
- CDC: Những Điều Quan Trọng cần Biết về Vắc-xin COVID-19
- CDC: Chủng Ngừa COVID-19