Microsoft chính thức ra mắt Windows Server 2019 tháng 10.2018 với những cải tiến và tính năng mới mạnh mẽ. Từ tạo môi trường tại chỗ với Azure, bổ sung thêm các lớp bảo mật, đến giúp bạn hiện đại hóa các ứng dụng và cơ sở hạ tầng của mình.
Tải Windows Server 2019 từ đâu?
Khách hàng sử dụng Windows Server bản quyền, phiên bản trước 2019 (Ví dụ 2016):
- Windows Server Evaluation Center
- Azure Marketplace
- Volume Licensing Service Center (VLSC) (Chỉ doanh nghiệp có bảo hiểm phần mềm Software Assurance trước đó)
Với khách hàng mua mới, sẽ được đối tác Microsoft cung cấp:
- Đĩa cài OEM (chỉ áp dung cho bản Standard 2019 OEM DVD)
- VLSC (sau khi MUA, Microsoft sẽ gửi link truy cập VLSC và khách hàng tải bộ cài đặt về kèm Product Key).
Windows Server yêu cầu hệ thống như thế nào?
Trước khi cài đặt Windows Server 2019, điều quan trọng là phải biết yêu cầu tối thiểu cài đặt, chi tiết như sau:
Bộ xử lý CPU:
- Bộ xử lý 64-bit 1.4 GHz
- Tương thích với bộ lệnh x64
- Hỗ trợ NX và DEP
- Hỗ trợ CMPXCHG16b, LAHF/SAHF, and PrefetchW
- Hỗ trợ Second Level Address Translation (EPT hoặc NPT)
- Ethernet: Adapter Gigabit Ethernet (10/100/1000 Base-T)
- Display Resolution: Monitor Super VGA (1024 x 768) hoặc cao hơn
Bộ nhớ RAM:
- 512 MB (2 GB với tùy chọn máy chủ cài đặt Desktop Experience)
- ECC (Error Correcting Code – mã sửa lỗi) hoặc công nghệ tương tự
Yêu cầu kỹ thuật về Storage controller và dung lượng đĩa
Các máy tính chạy Windows Server 2019 phải bao gồm một bộ lưu trữ phù hợp với cấu trúc đặc biệt PCI Express. Các thiết bị lưu trữ liên tục trên các server như ổ cứng không thể là PATA. Windows Server 2019 không cho phép dùng ATA/PATA/IDE/EIDE để khởi động các ổ đĩa, trang hoặc dữ liệu.
Yêu cầu về dung lượng đĩa tối thiểu ước tính cho phân vùng hệ thống. Tối thiểu: 32 GB
Chi tiết tham khảo link sau: Cấu hình tối thiểu để cài đặt Windows Server 2019
Hướng dẫn cài đặt Windows Server 2019
Cài đặt Windows Server 2019 Standard cũng tương tự như khi cài đặt các Windows khác. Đầu tiên chúng ta phải tạo USB Boot hay DVD cài đặt Windows Server 2019 bằng file .iso mà chúng ta đã download ở các nguồn trên.
Chọn ngôn ngữ, múi giờ và bàn phím cho Windows server 2019.
Chọn “Next” để tiếp tục:
Chọn Install now để tiến hành cài đặt.
Nhập Khóa sản phẩm – Product Key để kích hoạt Windows Server 2019. Chọn Next để tiếp tục.
Tại bước này, cần lựa chọn loại hệ điều hành mà bạn muốn cài đặt.
- Windows Server 2019 Standard: Đây là bản Windows Server không có giao diện GUI mà nó sử dụng giao diện dòng lệnh Powershell. Bản này tương tự như bản cài đặt Windows Server Core.
- Windows Server 2019 Standard (Desktop Experience) đây là bản Windows Server có giao diện GUI của Windows 10 và giao diện Server Manager được cài đặt thêm.
- Windows Server 2019 Datacenter (Desktop Experience) Sừ dụng cho các trung tâm dữ liệu đám mây và các môi trường ảo hóa cao.
Lưu ý khi bản chọn bản cài đặt là “Windows Server 2019 Standard ” hay “Windows Server 2019 Standard (Desktop Experience)” bạn không thể chuyển đổi giữa 2 chế độ này. Trừ khi bạn cài lại Windows Server 2019 từ đầu. Ở đây chúng ta sẽ cài đặt bản “Windows Server 2019 Standard (Desktop) Experience”.
Sau đó click “Next” để qua bước cài đặt tiếp theo. Chọn vào Check box “I accept license terms” để đồng ý với các điều khoản/điều kiện của Microsoft. Chọn Next để tiếp tục.
Chọn kiểu cài đặt mà bạn muốn thực hiện là “Upgrade” hay là “Install”. Ở đây sẽ tiến hành Cài đặt mới nên chọn dòng “Custom: Install Windows Only (advanced)”.
Note: Tính năng Upgrade (nâng cấp) các bạn có thể hiểu là cài đặt hay nâng cấp lại hệ điều hành nhưng không làm mất các chương trình đã cài đặt, bảo lưu thông tin, dữ liệu, môi trường làm việc của người sử dụng… Hạn chế của tính năng này là: những lỗi xuất hiện ở phiên bản Windows hiện tại trên thiết bị của bạn cũng sẽ được giữ nguyên khi Upgrade. Ngoài ra sau khi Upgrade, một số ứng dụng của bạn có thể sẽ gặp trục trặc dẫn đến hoạt động không mượt mà, thậm chí là không thể sử dụng.
Tiếp theo, lựa chọn Ổ cứng để tiến hành cài đặt Windows Server 2019.
Nếu muốn chia ổ thành nhiều phân vùng, các bạn có thể chọn vào ổ sau đó ấn “New” để chia ra thành nhiều phân vùng.
Lưu ý: Dung lượng ổ cứng thấp nhất để cài đặt Windows Server 2019 là 32 GB. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng ổ cứng nhiều hơn, khoảng 100 GB để đảm bảo Windows có đủ dung lượng ổ cứng để thực hiện các update.
Chọn “Next” để qua bước tiếp theo. Bước này các bạn đợi để Windows Server 2019 tự động chép source Windows Server lên ổ cứng và tự động cài đặt.
Sau khi cài đặt Windows Server 2019 lên ổ cứng thành công thì Server/VPS sẽ khởi động lại và vào bước cuối cùng, đó là bạn sẽ cấu hình password cho user “Administrator”.
Đây là giao diện đăng nhập của Windows Server 2019 sau khi bạn cài đặt xong. Nhấn tổ hợp phím “Ctrl + Alt + Del” để vào màn hình login của Windows.
Ta có thể vào Server Manager để cập nhật giao diện quản trị Server 2019.
Giao diện Server 2019 khá tương đồng với Windows Server 2016.
Chúc các bạn thành công!
- Microsoft ra mắt phần mềm chống virus Defender cho Windows, macOS, iOS và Android
- Cách cài đặt và sử dụng Microsoft Family Safety trên Windows 11/10
- Các công cụ hỗ trợ sửa lỗi Office 365 thường gặp mà bạn chưa biết
- Đánh giá Baseus USB-C Power Bank: Thiết bị sạc dự phòng cho Surface
- ĐIỂM LẠI NHỮNG XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ CỦA NĂM 2021
- PowerPoint đã thay đổi công việc của một nhà giáo như thế nào?
- CLIPCHAMP – Ứng dụng chỉnh sửa video được Microsoft mua lại.