Trong địa lý chúng ta vẫn thường hay được tiếp xúc với các loại bản đồ khác nhau. Trong đó có bản đồ Việt Nam. Vậy cách vẽ bản đồ Việt Nam như thế nào? Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ bản đồ Việt Nam một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Vai trò của bản đồ
Bản đồ có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong học tập và giảng dạy.
Trong đời sống, chúng ta vẫn thường hay sử dụng bản đồ để xác định vị trí, phương hướng, đường đi. Đặc biệt bản đồ có ứng dụng thực tiễn trong thời tiết. Ngày nay nó càng được sử dụng một cách rộng rãi để dự báo chính xác thời tiết hàng ngày hay những diễn biến bất thường như bão, lốc…Ngoài ra thì trong quân sự, bản đồ có vai trò trong việc xem xét địa hình tác chiến.
Trong học tập, bản đồ giúp học sinh dễ hình dung bài học, nhất là các bài về địa hình. Có bản đồ, học sinh có thể trả lời các câu hỏi một cách dễ dàng.
Trong giảng dạy, bản đồ giúp giảng viên hiện thực hóa bài giảng được rõ ràng hơn. Ví dụ về các bài châu lục, vùng miền, địa hình, với bản đồ giảng viên có thể cung cấp tọa độ, xác định phương hướng các vùng miền…
Vẽ bản đồ trong chương trình học
Trong chương trình địa lý lớp 12 có bài học về vẽ lược đồ Việt Nam lớp 12. Trong đó với nội dung là vẽ lược đồ với đường biên giới một cách tương đối chính xác.
Chúng ta sẽ vẽ bản đồ Việt Nam một cách sơ lược nhất. Sau đó điền các địa danh quan trọng như thủ đô Hà Nội, các thành phố lớn trên cả nước. Ngoài ra còn thể hiện rõ ràng các ranh giới vùng miền, phân chia rõ địa phận từ Bắc vào Nam.
Đồ dùng để vẽ bản đồ Việt Nam
Việc thực hiện vẽ bản đồ bắt đầu từ chuẩn bị dụng cụ, gồm các dụng cụ:
– Giấy A4: bản đồ được thực hiện vẽ trên giấy A4.
– Bút chì: dùng bút chì gỗ (có thể mua loại bút 2B). Mục đích để dễ vẽ các đường uốn cong không gây gãy ngòi như chì kim.
– Thước kẻ: khoảng 30 cm (hoặc 20 cm), nên chọn thước có độ dài vừa phải để vẽ các đường được thẳng tránh bị lem.
Ngoài ra còn có các loại bút màu và một số dụng cụ khác. Nhưng cơ bản là gồm những dụng cụ trên.
Cách vẽ bản đồ Việt Nam
Cách vẽ bản đồ Việt Nam được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Kẻ khung ô vuông
– Khung ô vuông khoảng 40 ô có đánh dấu thứ tự hàng ngang, hàng dọc. Từ trái qua phải (hàng ngang) là A đến E, từ trên xuống dưới (hàng dọc) là 1 đến 8. Chiều của ô vuông tương ứng 20 kinh tuyến và 20 vĩ tuyến.
– Trong đó, kinh tuyến là 102 độ Đ đến 112 độ Đ, vĩ tuyến là 8 độ B đến 24 độ B.
– Cách vẽ nhanh: dùng thước thẳng 30 cm, mỗi ô vuông lấy bằng chiều ngang thước là 3,4 cm.
Bước 2: Xác định đường và điểm khống chế và nối lại thành khung hình dáng lãnh thổ Việt Nam (gọi là phần đất liền).
– Xác định từng vị trí sẽ dễ dàng. Bằng cách xác định bằng các kinh tuyến, vĩ tuyến vị trí nằm trên.
– Xác định các điểm cực Đông, cực Tây, cực Nam, cực Bắc gắn với địa danh cụ thể. Trong đó
+ Điểm cực Đông có tọa độ 12°39’21″B 109°27’39″Đ thuộc tỉnh Khánh Hòa
+ Điểm cực Tây có tọa độ 22°25’49″N 102°11’3″E thuộc tỉnh Điện Biên
+ Điểm cực Nam có tọa độ 8°34′ Bắc, 104°40′ Đông thuộc tỉnh Cà Mau
+ Điểm cực Bắc có tọa độ 23°22’59″B – 105°20’20″Đ thuộc tỉnh Hà Giang
Bước 3: Vẽ các đường được quy định như sau: nét đứt là đường biên giới, nét liền là đường bờ biển. Vẽ từng đoạn một là các điểm cực Tây, cực Bắc cụ thể:
– Đoạn 1: Điểm cực Tây (Điện Biên) đến Lào Cai
– Đoạn 2: Từ Lào Cai đến điểm cực Bắc (Hà Giang)
– Đoạn 3: Từ Lũng Cú (Hà Giang) đến Móng Cái (Quảng Ninh)
Cứ tiếp tục vẽ các đoạn nối liền nhau từ đường biên giới đến đường bờ biển (chú ý các kinh độ, vĩ độ để vẽ cho chuẩn)
Bước 4: Vẽ hai đảo lớn quan trọng Hoàng Sa, Trường Sa ở ô E4 và E8. Đánh dấu một cách tượng trưng vì đây là các đảo san hô.
Bước 5: Hoàn thành nốt các sông chính, có thể dùng kí hiệu màu xanh để phân biệt với các đường ranh giới.
Sau khi hoàn thành các đường nét cơ bản, công đoạn cuối cùng là điền tên các thành phố, địa danh quan trọng trên bản đồ. Một số địa danh tiêu biểu cần có: thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần Đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa…
Cuối cùng kiểm tra soát lần cuối, tẩy các đường bị lem, tô lại các đường vẽ mờ.
Như vậy là bằng các bước đơn giản nêu trên thì các bạn đã có thể vẽ bản đồ Việt Nam nhanh và dễ dàng.
» Danh sách các thành phố trực thuộc Trung Ương mới nhất.
Qua bài viết hi vọng đã cung cấp cho các bạn hướng dẫn về cách vẽ bản đồ. Ngoài ra với kĩ năng mà các bạn đã có sẽ giúp các bạn vẽ bản đồ Việt Nam lớp 12 một cách nhanh nhất và đẹp nhất. Chúc các bạn thực hiện thành công bài tập trên!
Địa Lý –
-
Gió là gì? Các nguyên nhân sinh ra gió và các loại gió chính
-
Kinh độ là gì? vĩ độ là gì tọa độ địa lý là gì?
-
Sóng thần là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết sóng thần
-
Các thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam mới nhất
-
Biển Chết ở đâu? Tại sao gọi là Biển Chết