Chiếc khăn quàng đỏ ắt hẳn không xa lạ với nhiều người Việt Nam, nó ngày ngày theo chúng ta tới trường, tham gia cùng vui chơi và cùng lên lớp. Mặc dù có nhiều sự thay đổi ở thế hệ trẻ ngày nay, tuy nhiên khăn quàng đỏ vẫn là một phần thể thiếu đối với cuộc đời mỗi học sinh. Và có thể bạn chưa biết cách buộc khăn quàng đỏ đúng cách, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn trong bài viết sau.
Khăn quàng đỏ là gì?
Khăn quàng đỏ chính là biểu tượng mang tính nhận dạng và cũng là niềm tự hào của Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hay một số tổ chức thiếu niên khác.
Khăn quàng đỏ là một mảnh vải đỏ và có hình tam giác cân, cạnh đáy có chiều dài tối thiểu là 1m, đường cao bằng 1/4 chiều dài cạnh. Đây là loại khăn thường được cắt may từ vải bông, vải lụa hoặc valise.
Khăn quàng đỏ được thắt theo một quy tắc nhất định trên cổ mỗi đội viên. Nếu là thành viên được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì mỗi Đội viên luôn phải mang và trân trọng khăn quàng đỏ (đội viên Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh thường là những bạn học sinh thuộc cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở).
Nguồn gốc của khăn quàng đỏ
Khăn quàng đỏ là chiếc khăn thiêng liêng của người Đội viên Đội thiếu niên Tiền Phong. Khăn quàng đỏ thường có hình tam giác, màu đỏ, có ý nghĩa như là một phần của quốc kỳ nước Việt Nam. Gợi nhắc đến máu đã đổ của bao anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. Có thể bạn không biết, khăn quàng đỏ có nguồn gốc từ nơi sinh ra vị nhà lãnh đạo Lênin vĩ đại.
Người cha đẻ của khăn quàng đỏ là Innokentiy Nikolayevich Zhukov (1875-1948), đây là một trong những người lãnh đạo của phong trào Hướng đạo sinh và cũng là một trong những người đầu tiên thành lập Đội ở Liên Xô.
Năm 1922, Ông là giáo viên Địa lý và là thành viên công tác thiếu nhi ở Trung ương Đoàn Komsomol.Trong năm này, ông đã tham gia vào công tác chuẩn bị cho sự ra đời tổ chức đội Thiếu niên Tiền phong, trên cơ sở từ 2 nhóm hướng đạo sinh ở trường Thể dục thể thao Moskva. Ông chính là người đã đặt ra cách gọi Đội viên (пионер) để gọi các thành viên của tổ chức thiếu nhi này. Ông cũng là chủ nhân của khẩu hiệu “Hãy sẵn sàng” (“Будь готов!”) và lời đáp “Sẵn sàng” (“Всегда готов!) của các thành viên đội.
Câu khẩu hiệu quen thuộc “Vì Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa! Vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại! Sẵn sàng!”. Sau đó các anh chị tổng phụ trách hô khẩu hiệu “Cùng nhau ta đi lên” và lời đáp của các đội viên: “Sẵn sàng!’.
Cũng chính Zhukov đã cho ra đời mẫu Chiếc khăn quàng đỏ đầu tiên, có hình tam giác dành cho các đội viên của Đội thiếu niên Tiền Phong. Ba góc của Khăn quàng đỏ chính là biểu tượng cho sự liên hệ gắn kết của 3 tổ chức Đảng, Đoàn và Đội Thanh niên Tiền phong.
Chiếc khăn quàng Đỏ đúng tiêu chuẩn là có hình tam giác, cạnh đáy dài 100cm, chiều cao 30cm, mỗi cạnh bên dài khoảng 58,3 cm. Vào những năm này, giá chiếc khăn quàng đỏ vào khoảng 58 kopek, và mỗi năm có khoảng 3 triệu đội viên mới gia nhập đội Thiếu niên Tiền Phong.
Chiếc khăn quàng đỏ vẫn được sử dụng sau khi Liên Xô đã tan rã. Mỗi năm vào ngày 19/5, trên Quảng trường Đỏ trứ danh vẫn còn tổ chức Lễ kết nạp đội viên, một hoạt động thường niên do Đảng Cộng sản Nga và Đoàn Komsomol tổ chức.
Vào tháng 10/2015, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thành lập “Phong trào học sinh Nga”, đây được coi như là sự hoàn thiện các tổ chức chính trị của nước Nga trong việc giáo dục thế hệ thiếu niên của đất nước. Nhiều người coi đây là sự phục hưng của tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong ở nước Nga (Путин возродил «пионерию”).
Thủ tướng Nga Medvedev đã từng được các bạn nhỏ Nga đeo tặng Khăn quàng đỏ. Năm 2000, tháng 7, khi sang thăm Bắc Triều Tiên, tổng thống Putin cũng đã được các bạn nhỏ nước này trân trọng đeo Khăn quàng đỏ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi đến thăm các cháu thiếu nhi tại trại hè Artek (Liên Xô) cũng đã được các đội viên Thiếu niên tiền phong đeo tặng chiếc Khăn quàng đỏ. Ở ta, vào những kỳ cuộc Đại hội, các bạn đội viên vẫn trân trọng đeo chiếc Khăn quàng đỏ cho các bác lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Năm 1978, khi mình còn sinh hoạt ở Cung thiếu nhi Hà Nội, từng có mặt trong đội thiếu nhi đi đón các nguyên thủ quốc gia phe Xã hội chủ nghĩa ở Quảng trường ngay cạnh Bắc bộ phủ, ở gần Cung. Các thành viên trong Đội quốc tế cũng đã thắt Khăn quàng đỏ cho các vị nguyên thủ các nước, như là dành lời chào trân trọng nhất gửi đến họ. Cho đến ngày nay, nghi thức này vẫn còn duy trì trong các dịp đón tiếp các nguyên thủ các nước.
Ở nước Nga ngày nay, chiếc Khăn quàng không chỉ có hình tam giác hay màu đỏ. Khăn quàng hiện nay có thể có màu đỏ, cũng có thể là màu quốc kỳ của nước Nga (như Khăn quàng trên vai của thiếu nhi Đảng Nước Nga thống nhất), hay có thể là màu xanh lá cây…
Qua bao sự thay đổi của thời gian, lối sống của giới trẻ ngày nay cũng thay đổi.Nhưng trên hết, chiếc Khăn quàng đỏ thắm vẫn luôn có giá trị giáo dục đối với thế hệ trẻ Nga có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ những chi tiết bé như cải tạo nghĩa trang, ý thức tự hào về truyền thống lịch sử đất nước, trồng cây bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.…
Ý nghĩa của khăn quàng đỏ
- Khi nhắc đến Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh người ta thường nghĩ tới chiếc khăn quàng màu đỏ thắm. Khăn quàng đỏ chính là biểu tượng, sức mạnh và niềm tự hào to lớn của thế hệ thiếu niên ở Việt Nam.
- Khăn quàng đỏ là biểu tượng của một số tổ chức dành cho thiếu niên ở các nước theo chế độ cộng sản. Mỗi đội viên luôn mang trên cổ chiếc khăn quàng đỏ khi đến trường, hay khi tham gia vào sinh hoạt và các hoạt động của Đội.
- Ba đỉnh của khăn quàng đỏ là tượng trưng cho sự liên kết, gắn bó giữa 3 thế hệ trong gia đình và 3 tổ chức nòng cốt của chủ nghĩa xã hội: Thế hệ cha – anh – em, tương ứng là 3 tổ chức Đảng Cộng Sản – Đoàn Thanh niên Cộng Sản – Đội thiếu niên tiền phong. Đây là điều mà trước đây các gia đình có 3 thế hệ đều theo lý tưởng của và phục vụ cho Đảng Cộng Sản rất tự hào.
- Khăn quàng đỏ chính là một phần của lá cờ Tổ quốc Việt Nam. Màu đỏ thắm mang ý nghĩa tượng trưng cho lý tưởng vĩ đại của cách mạng, thể hiện nỗi lòng tự hào với đất nước.
- Ở Việt Nam, mỗi đội viên khi được kết nạp vào đội thiếu niên Tiền phong đều mang chiếc khăn quàng đỏ. Vì vậy, đây chính là dấu son đánh dấu một thời điểm quan trọng của mỗi học sinh Việt Nam.
Với bề dày lịch sử và truyền thống vẻ vang Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đã bồi dưỡng, rèn luyện nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam, tham gia đóng góp vô cùng to lớn cho công cuộc chiến đấu, bảo vệ và phát triển của Việt Nam theo hướng văn minh, hòa bình và giàu đẹp.
Cách buộc khăn quàng đỏ
Cách buộc khăn quàng đỏ sao cho đúng với nghi thức đội là những điều mà các bạn học sinh cần trang bị khi chuẩn bị vào năm học mới. Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục bắt buộc trên vai của mỗi đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đó chính là một sự thể hiện của lòng tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc, đất nước và phải được hát trên vai của Đội viên theo một cách thống nhất và đúng tiêu chuẩn.
Thực tế, cách thắt khăn quàng đỏ không khó nhưng nếu lần đầu thắt, chưa được chỉ dạy chi tiết, các em vẫn có thể bị “lóng ngóng” dẫn đến thắt khăn quàng đỏ không đúng cách hay không đẹp. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn 2 cách đơn giản thắt quàng quàng đỏ đúng cách và đẹp như sau:
Cách 1:
-Trải khăn quàng đỏ trên mặt phẳng sạch hoặc có thể kê trên bắp đùi nếu không có mặt phẳng để trải, gấp từ cạnh đáy của khăn theo chiều xuống đỉnh tam giác từ 3-4 vòng, tùy theo ý thích của cá nhân, nhưng để đảm bảo khăn khi đeo đẹp bạn nên để phần chiều cao của khăn sau khi gấp khoảng 10-15 cm.
-Dựng cổ áo đồng phục lên, đặt khăn quàng đỏ vào ngay ngắn, so cho hai phía đuôi khăn bằng đều nhau, đặt phần đuôi khăn bên trái lên trên đuôi khăn bên phải và vòng lại phía sau đuôi khăn bên phải, sau đó đưa lên phía trên cổ, rút khăn ra và gập xuống.
-Dùng đuôi khăn bên trái để làm vòng thắt nút với đuôi khăn bên phải, sau đó thắt nút lại, bạn căn chỉnh sửa sao cho nút được thành hình vuông và gọn, đẹp cuối cùng bẻ cổ áo xuống ngay ngắn.
Lưu ý: Khi thắt nút khăn quàng đỏ phải rút vừa phải, đồng thời điều chỉnh cúc đồng phục, không thắt quá chặt có thể gây cản trở hô hấp, không thể hoạt động thoải mái.
Cách 2:
-Dựng cổ áo đồng phục lên, tay phải cầm đầu của Khăn quàng đỏ, tay trái cầm phần đầu khăn còn lại và để khăn rũ xuống dưới.
-Gấp khăn quàng đỏ lại khoảng 3-4 vòng đến khi chiều cao khăn còn khoảng 10- 15 cm. Đưa đuôi khăn phía bên trái ra sau, so hai phần đuôi cho đều bằng nhau, đặt đuôi khăn bên trái lên trên đuôi khăn bên phải, vòng đuôi khăn phía bên trái vào trong và đưa lên trên, kéo nhẹ ra phía ngoài.
-Dùng phần đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải và buộc lại từ phải sang trái để tạo thành nút gút với dải khăn bên phải.
-Thắt gút nút khăn lại, chỉnh hai dải khăn trên và dưới cho đều nhau và xòe ra, sửa lại nút khăn cho thành hình vuông, ngay ngắn, cuối cùng là bẻ cổ áo đồng phục xuống và tiếp tục chỉnh khăn sao cho nằm ngay ngắn ở giữa cổ.
Cách tháo khăn quàng đỏ
Để tháo khăn quàng đỏ đúng cách, bạn sử dụng tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm vải khăn ở phía trên bên phải của nút rồi nhẹ nhàng nắm rút khăn ra khỏi cổ áo.
Lưu ý: Trong trường hợp đang thực hiện nghi thức Đội, sau khi tháo khăn là động tác thắt khăn quàng đỏ nên người Đội viên sau khi tháo khăn ra, phải dùng tay phải giữ phần vải khăn đưa về phía trước ngực hơi chếch về bên phải và để cánh tay phải song song với mặt đất.
Lời kết
Chúng ta đều tin tưởng rằng được mang chiếc khăn quàng đỏ trên vai là một niềm tự hào, là vinh dự của mỗi đội viên Đội thiếu niên Tiền Phong. Trước khi đến trường, chúng ta bạn hãy buộc chiếc quàng đỏ trên vai ngay ngắn đúng với nghi thức đội, chắc chắn bạn sẽ đón nhận được nhiều sự yêu thương, trân trọng từ thầy cô và bạn bè.