Bạc là một kim loại có màu trắng. Tính chất chính của kim loại này là dễ dát mỏng, kéo dài, có độ phản quang tốt… Về tính chất hóa học, kim loại này có tính ổn định cao, không bị oxi hóa trong không khí hay nước nhưng lại rất dễ hòa tan trong HNO3 và H2SO4 đặc nóng. Mạ bạc là quy trình được sử dụng làm đồ trang sức, làm vật trang trí và làm tăng phản quang các thiết bị chiếu sáng và các dụng cụ quang học. Trong bài viết này Việt Nhất sẽ hướng dẫn cách mạ bạc đạt chuẩn đơn giản nhất.
Sản phẩm của quá trình mạ bạc – hình ảnh công ty Việt Nhất
Các phương pháp mạ bạc
Phương pháp mạ bạc từ dung dịch xyanua
Hướng dẫn cách mạ bạc từ dụng dịch xyanua, đây là phương pháp mạ bạc truyền thống. Dung dịch mạ bạc xyanua có khả năng phân bố tốt, kết tinh mịn, màu trắng bạc.
Dung dịch mạ bạc xyanua cần một lượng xyanua tự do nhất định, như vậy dung dịch mạ mới ổn địch, anot hòa tan đều, khả năng dẫn điện tốt. Đăc biệt khi mạ bạc bóng, nồng độ xyanua cao mới phát huy đầy đủ tác dụng chất làm bóng
Phương pháp mạ hóa học
Phương pháp mạ bạc hóa học là quá trình kết tủa kim loại hay hợp kim lên bề mặt rắn là nhờ vào các phản ứng hóa học mà không cần sử dụng đến dòng bên ngoài. Phương pháp hóa học khi mạ bạc thường sử dụng phản ứng tự xúc tác. Đây là quá trình mạ dựa vào phản ứng oxi hóa- khử, trong đó chất khử R là một hóa chất có trong thành phần của dung dịch mạ và kim loại kết tủa M phải có tác dụng xúc tác cho phản ứng ấy. Động lực chính của quá trình này là khả năng xúc tác của kim loại đối với phản ứng oxi hóa chất khử, gồm: Phản ứng ở cation: M + ne = M và phản ứng ở anion.
Quy trình mạ bạc : dây chuyền mạ bạc toàn tự động của công ty Việt Nhất
Có 2 bể mạ là: : bể ion bạc (A) và bể dung dịch khử (B). Khi kết hợp A với B sẽ cho kết quả.
Hướng dẫn cách mạ bạc đúng quy trình
Quy trình mạ bạc sẽ gồm những bước sau đây:
- Đầu tiên, thủy tinh sẽ được đánh bóng
- Tiếp đến, Tẩy sạch dầu, mỡ bằng dung dịch NaOH 15 – 20% đã đun nóng, sao cho bề mặt thủy tinh được thấm ướt 100%.
- Tiếp đến, thủy tinh sẽ được rửa sạch trong nước cất và ngâm trong dung dịch HNO3 loãng (1:1) trong 5-10ph.
- Sau đó, thủy tinh sẽ được đánh bóng một lần nữa và được làm khô bằng luồng không khí nóng.
- Tiếp tục xử lý bề mặt thủy tinh bằng dung dịch NaOH 15-20% trong 1 phút.
- Tiếp tục, thủy tinh sẽ được rửa sạch dưới dòng nước mạnh và nhúng vào dung dịch tráng gương.
Cách xử lý để mạ bạc không bị trôi màu
Trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ, những chi tiết bạc có thể thể tiếp xúc với những chất ăn mòn cao như SO 2, H2S, Cl … trong không khí, khiến bạc biến đổi màu rất nhanh, làm mất độ bóng và dần dần biến thành màu nâu đen, trông rất xấu xí. Sự biến màu của bạc có liên quan đến những yếu tố xung quanh như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ của chất ăn mòn.
Vì thế, những phương pháp chống sự biến màu của bạc cần đáp ứng được những yếu tố: Có khả năng chống biến màu nhất định, có tính năng hàn, có điện trở tiếp xúc nhỏ.