Seminar là thuật ngữ khá phổ biến trong giới học thuật nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa thực sự Seminar là gì. Hãy cùng tìm hiểu Seminar nghĩa là gì và cách làm bài seminar hiệu quả trong bài viết sau đây nhé!
Seminar là gì?
Seminar là hội thảo, nghiên cứu khoa học, chuyên đề hoặc buổi báo cáo công việc, bài tập nhóm, trong đó người học phải chủ động chuẩn bị mọi thứ về tài liệu, nội dung trình bày, dẫn chứng, thảo luận với các thành viên khác. Sau đó, người đó phải tự rút ra kết luận, đưa ra các đề nghị, phương án mới để phát triển, mở rộng nội dung, chủ đề thảo luận.
Đây là phương pháp hay để trình bày quan điểm cá nhân với mọi người, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng, đối tác tiềm năng, xây dựng mối quan hệ và tạo sự kết nối với mọi người.
Ưu và nhược điểm của Seminar là gì?
Ưu điểm:
- Giúp học viên khai thác được nhiều khía cạnh của đề tài, kích thích sự tìm tòi, nghiên cứu chuyên sâu của họ
- Nâng cao kỹ năng đánh giá, phân tích sâu sắc về các quan điểm, giả thuyết của học viên
- Khuyến khích học viên lắng nghe, phản biện và rút kinh nghiệm từ các ý kiến đóng góp của người khác
- Giúp học viên hình thành thói quen tương tác trong học tập, cởi mở trong tư duy
Nhược điểm:
- Khiến học viên bị động hơn, chỉ chú trọng đến hình thức mà ít quan tâm đến nội dung chính của buổi thảo luận, không giải quyết vấn đề triệt để
- Seminar đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức trong khâu chuẩn bị, tìm kiếm tài liệu
Hướng dẫn cách làm bài Seminar
- Tìm hiểu chi tiết về đề tài bạn muốn giới thiệu với mọi người
- Tìm mọi tài liệu có liên quan đến đề tài
- Đọc sơ bộ các tài liệu từ nguồn uy tín và có liên quan trực tiếp nhất với đề tài của bạn
- Lập dàn ý chi tiết cho bài Seminar bao gồm các ý chính, dẫn chứng khoa học, tránh lan man trong lúc báo cáo
- Đọc kỹ các tài liệu đã chuẩn bị từ trước để hoàn thiện nội dung. Lưu ý, nên để các tài liệu cụ thể riêng, tránh gộp chung lại gây mất thời gian tìm kiếm và tra cứu.
- Viết nội dung bám sát dàn ý đã chuẩn bị
- Đọc soát lỗi, chỉnh sửa bài viết nhiều lần để đảm bảo tính khoa học, logic và thuyết phục người nghe
- Trình bày tóm tắt các ý chính trên bản Powerpoint đẹp
- Hoàn tất chuẩn bị và tự tin thuyết trình seminar
Bí quyết để có một buổi Seminar hiệu quả
Xác định được mục tiêu của buổi Seminar
Viết ra các mục đích, đặt mục tiêu về số người tham dự. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì có thể tham vấn những người đi trước về một mục tiêu doanh thu, Marketing cụ thể nhé.
Tìm hiểu về đối tượng của buổi Seminar
Xác định đối tượng tham dự mục tiêu của bạn từ đó đưa ra các chiến lược Marketing thích hợp để thu hút họ. Nắm được các đặc điểm, sở thích, mối quan tâm của người tham dự sẽ giúp bạn có được một tầm nhìn cụ thể hơn trong hoạch định ngân sách, địa điểm, chiến lược.
Lên ngân sách, lựa chọn địa điểm và thời gian phù hợp
Hãy luôn lường trước mọi rủi ro có thể xảy ra bằng cách lên ngân sách chi tiêu, doanh thu dự kiến và các phát sinh nếu có. Bạn cũng có thể kêu gọi tài trợ để tiếp cận tốt hơn với các đối tượng mục tiêu.
Ngoài ra, việc lựa chọn địa điểm, thời gian cũng cần tối ưu nhất có thể. Về thời gian, bạn cần nắm được tình hình thời tiết, các dịp lễ, ngày đặc biệt trong năm… Về địa điểm, cần xác định số lượng người tham gia để thiết lập ngân sách cho phép.
Chuẩn bị Agenda phù hợp
Các đối tượng tham gia quan tâm nhiều nhất đến chương trình của buổi Seminar trên trang đăng ký. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ thông tin đảm bảo khơi gợi được trí tò mò, kích thích họ đăng ký tham dự nhé.
Chuẩn bị chiến lược Marketing
Trước mỗi Seminar, bạn cần kéo được lượng truy cập lớn trực tiếp đến website hoặc fanpage của bạn. Do đó, bạn cần đảm bảo trang web đã được tối ưu, thân thiện và có tính trải nghiệm cao đối với người dùng nhé.
Đừng quên dành một phần ngân sách cho quảng cáo để tăng số lượng khách hàng đăng ký thông qua các sự kiện, chương trình khuyến mại hấp dẫn…
Tổ chức buổi Seminar
Cuối cùng bạn cần đưa mọi người đến dự buổi Seminar của mình.
Hãy chuẩn bị thêm các bữa tiệc trà bánh ngọt, tặng đồ lưu niệm, voucher… cho người tham dự để họ hoàn toàn hài lòng và trở thành người Marketing truyền miệng cho bạn. Đừng quên đề xuất các feedback (phản hồi) tốt về buổi Seminar để làm nguyên liệu Marketing cho lần sau.
Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu Seminar là gì đúng không? Seminar không còn quá xa lạ với sinh viên và người đi làm nhưng sẽ khó tránh khỏi một số sai sót trong lần đầu tiên. Hãy tận dụng những chia sẻ trong bài viết này để có được một bài Seminar hiệu quả nhé!