Cách làm củ kiệu ngâm đường thơm ngon, chuẩn vị đón Tết bạn đã biết chưa? Nếu quan tâm đến công thức chế biến này mời quý khách tìm hiểu qua chi tiết dưới đây.
Mâm cơm ngày tết mỗi gia đình Việt đều có những món chủ chốt. Chẳng hạn như thịt gà, canh măng, canh mọc, nem rán… và cả một đĩa củ kiệu muối chua. Những món ăn đều là món ngon, hương vị hài hòa và độc đáo để mâm cỗ ngon, không bị ngán.
Nhưng những ngày tết ăn thịt cá nhiều, nhậu nhẹt triền miên khiến mọi người đều cảm thấy chán ngán. Vì thế mà đĩa củ kiệu chua chua, thơm thơm chính là gợi ý tuyệt vời, giải ngán cực tốt.
Bạn cũng có thể thay đĩa củ kiệu bằng hành muối hoặc dưa muối đều rất ngon và đều vị. Đặc biệt, những món ăn này cũng dễ chế biến, từ các nguyên liệu đơn giản có thể mang đến bữa ăn tuyệt vời và thú vị. Nếu quan tâm đến món ăn ngon này mời chị em tìm hiểu qua chi tiết bài viết dưới đây.
JAMJA’s Blog mách bạn cách làm củ kiệu ngâm đường chuẩn vị dưới đây, tìm hiểu ngay nhé!
Củ kiệu có nhiều tác dụng tốt
Chắc hẳn nhiều người trong mỗi chúng ta đôi khi còn bị nhầm lẫn trong việc phân biệt giữa củ kiệu và củ hành vì chúng khá giống nhau. Nhiều bà nội trợ còn phân vẫn không biết cách làm củ kiệu ngâm đường có giống ngâm hành không? Câu trả lời ở đây là không hề giống, củ kiệu là một loại cây thuộc họ hành, trên thực tế khi thì củ kiệu có nhánh củ dài và củ thường nhỏ và nhiều nhánh con hơn củ hành. Tuy nhiên củ và lá của kiệu đều được sử dụng làm nguyên liệu của nhiều món ăn như hành vậy, khi phi với dầu hay ướp các loại món ăn chúng ta có thể sử dụng kiệu thay hành được. Ngoài làm gia vị thì kiệu có thể dùng làm nhiều món ăn, chủ yếu là món ngâm như kiệu ngâm dấm, kiệu ngâm nước mắm hay cách làm củ kiệu ngâm đường mà chúng tối sắp giới thiệu dưới đây.
Ở Việt Nam, củ kiệu đã được biết đến từ thời các vua Hùng và vẫn còn tồn tại cho đến nay. Vì vậy mà các món ăn củ kiệu luôn được xuất hiện trong các mâm cơm thắp hương tổ tiên ngày Tết và trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong các dịp lễ Tết. Hơn nữa theo y học, củ kiệu còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Củ kiệu tươi có vị cay, đắng, khi ăn có vị hăng nếu không quen thì cảm thấy rất khó chịu, và có tính ấm. Theo đông y, củ kiệu có lợi cho đại tràng và ba kinh phế, vị. Ngoài ra còn có các tác dụng như thông hoạt lợi, hành khí, giúp giảm đau, làm ấm bụng… Củ kiệu còn có công dụng chữa các bệnh như viêm mũi mạn tính, sưng đau cơ khớp, chữa bỏng, chữa đau bụng, thông dương tán huyết tức ngực khó thở, bổ khí điều hòa nội tạng…
Cách làm củ kiệu ngâm đường cho ngày Tết là một sự lựa chọn tuyệt vời, nó vừa là món ăn ngon, ăn kèm với bánh chưng hay xôi thịt thì hết thảy; hơn nữa cung là một loại thuốc tốt có giá trị cao. Vậy còn chờ đợi gì nữa, chúng ta cùng học cách làm củ kiệu ngâm đường nào!
Cách làm củ kiệu ngâm đường
Nguyên liệu làm kiệu ngâm đường
+ Củ kiệu ngon 1kg
+ Củ kiệu ngon 1kg
+ Cà rốt 1 củ vừa phải
+ Ớt chỉ thiên 5 quả
+ Đường kính trắng 500g
+ 2 thìa canh muối hột, 2 thìa canh phèn chua
+ 100ml dấm nếp
Chế biến củ kiệu ngâm đường
Bước 1: Củ kiệu mua về cho vào nước ngâm 15 phút sau đó dùng dao làm sạch lớp vỏ úa bên ngoài, cắt rễ, rửa sạch đất rồi để ráo nước. Tiếp theo, cho củ kiệu vào 1 chiếc thau sạch, đổ muối và cho nước ngập củ kiệu để ngâm trong nửa ngày. Ngâm kiệu với muối để cho kiệu bớt vị cay hăng, khi ăn sẽ ngọt hơn.
Sau 12 tiếng thì cho kiệu ra rửa sạch, tiếp đó lấy 1 chiếc thau hòa phèn chua đã chuẩn bị vào nước lại cho tiếp kiệu vào ngâm thêm lần ngoài ánh nắng khoảng 1 tiếng để giúp củ kiệu khi ngâm nhanh chua và vẫn giữ được độ trắng và giòn của củ kiệu. Sau đó vớt ra rửa sạch lại nhiều lần với nước cho hết mùi của phèn chua. Trong cách làm củ kiệu ngâm đường đây là bước các bạn phải hết sức lưu ý vì nó ảnh hưởng đến độ ngon của món ăn.
Bước 2: Tiếp tục cho kiệu ra khay phơi qua nắng cho khô nước, nếu càng khô thì khi ngâm bạn sẽ bảo quản củ kiệu được lâu. Trong lúc chờ củ kiệu khô bạn chuẩn bị các nguyên liệu khác. Cà rốt các bạn nào vỏ rửa sạch rồi tỉa 1 cạnh cánh hoa thái mỏng khoảng 3mm cho vào ngâm với nước muối loãng khoảng 30 phút cho mềm. Khi ngâm củ kiệu có thêm cà rốt sẽ tạo thêm phần ngon cho món ăn.
Bước 3: Sau khi phơi khô thì bạn cho kiệu vào ngâm lại một lầm cuối cùng với dấm gạo khoảng 30 phút rồi vớt ra rổ. Bước này làm cho tăng độ chua cho kiệu khi ăn.
Bước 4: Bạn chuẩn bị 1 chiếc lọ to để bắt đầu ngâm kiệu. Các bạn cho lần lượt cứ 1 lượt củ kiệu, 1 vài lát cà rốt và ớt thì 1 lớp đường. Cứ thế cho đến khi hết kiệu thì bạn cho 1 lớp đường dày lên trên cùng. Sau đó đậy nắp lại bảo quản nơi khô ráo thoáng mát khoảng 2 tuần đường tan hết và ngâm vào củ kiệu thì có thể ăn được rồi.
=> Tìm hiểu thêm: Học cách làm dưa món ăn liền với cà rốt và dưa chuột giòn ngon
Lưu ý khi làm củ kiệu ngâm đường
Nếu bạn thấy chờ 2 tuần quá lâu thì chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách làm củ kiệu ngâm đường theo 1 bước khác sẽ nhanh được thưởng thức hơn. Các làm theo các bước 1, 2 như trên tuy nhiên bước 3 bạn sẽ không ngâm củ kiệu với giấm mà bạn sẽ cho giấm và đường vào nồi cho lên bếp đun để đường tan hết sau đó để nguội một lúc. Bước tiếp theo là bạn cho củ kiệu, cà rốt, ớt vào lọ sau đó đổ nước giấm đường đã đun vào lọ sao cho nước ngập mặt kiệu, dùng miếng nan để nén củ kiệu cìm xuống. Với cách làm này thì bạn chỉ mất 1 tuần chờ đợi thì có thể đem ra thưởng thức được rồi. Trong mâm cơm cúng gia tiên có thêm đĩa củ kiệu trắng thơm ngon thật là hoàn hảo. Củ kiệu khi ăn phải giòn và có vị chua chua ngọt ngọt thì mới đúng chuẩn vị.
Qua các gợi ý của chúng tôi về cách làm củ kiệu ngâm đường trên đây hy vọng đã đém đến cho các bạn một món ăn ngon cổ truyền cho mâm cơm ngày Tết thêm tươm tất. Hãy truy cập vào JAMJA’s BLOG mỗi ngày để cập nhật những món ăn mới nhất thay đổi thực đơn gia đình thêm phần đa dạng nhé. Chúc các bạn thành công với những món ngon bên bữa cơm gia đình.
>>> Cập nhật các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất đang diễn ra:
- Xem ngay ưu đãi mới nhất từ: Menu Royaltea Hongkong
- Thông tin khuyến mãi: Menu Happy Cheese
- Đặt chỗ nhận ngay mã giảm giá tại: Menu trà sữa Goky