- Cha mẹ cần quan sát kỹ để phát hiện kịp thời các triệu chứng lạ. Nếu bé đau bụng thì tạm ngưng việc cho nước chảy vào. Nếu bé đau bụng nhiều thì hạ bock xuống thấp hơn mặt giường để giảm áp lực nước vào.
- Sau đó, rút ống ra và để con nằm khoảng 20 phút. Đây sẽ là thời gian đủ để làm mềm tất cả các phân cứng bên trong ruột.
- Đối với trẻ sơ sinh, việc giữ chất lỏng bên trong ruột có thể khá khó khăn. Bé có thể cảm thấy cần phải đi vệ sinh ngay cả trước thời gian 20 phút con nằm chờ. Vì thế, sau đó bạn nên lót hoặc mang tã cho con để giữ vệ sinh.
- Mẹ cho bé nghỉ ngơi và vệ sinh các dụng cụ.
Trên đây là cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh tại bệnh viện. Nếu tự thực hiện tại nhà, mẹ có thể mua thuốc thụt tại nhà thuốc (cần bác sĩ tư vấn kỹ kẻo có thể gây hại cho bé). Cách bơm hậu môn cho trẻ sơ sinh này khá đơn giản, mẹ chỉ cần chuẩn bị thuốc thụt, nước ấm và găng tay y tế.
Mẹ đeo găng, cho con nằm nghiêng, gối gập lại, có lót miếng kê bên dưới bé, rồi thụt thuốc qua đường hậu môn. Sau khi thuốc đã vào hết bên trong, mẹ rút tuýp thuốc ra, cho bé nằm yên để chờ đến khi bé muốn đi ị. Sau khi bé đi “nặng” xong, mẹ dùng nước ấm rửa sạch cho bé.
Lưu ý khi thụt hậu môn cho trẻ tại nhà
Nhiều cha mẹ lựa chọn cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh tại nhà khi con yêu bị táo bón nặng. Song, khi làm việc này, cha mẹ cần lưu ý tới những vấn đề sau:
- Chất lỏng được bơm vào ruột sẽ khiến bé khó chịu, muốn đi vệ sinh ngay lập tức. Lúc này, bạn cần xoa dịu bé. Đối với bé lớn, bạn có thể yêu cầu bé thở sâu để giảm căng thẳng và trì hoãn thời gian đi tiêu vài phút để làm mềm phân giúp đại tiện dễ hơn.
- Thuốc thụt thường dùng cho bé trên 2 tuổi. Với những bé nhỏ hơn, khi dùng biện pháp này phải có chỉ định của bác sĩ và nên tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn.
- Đối với trẻ dưới 6 tuổi, cha mẹ nên theo dõi kỹ tình trạng táo bón của bé. Trường hợp đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần nhưng con vẫn chơi, ăn uống bình thường, không khó chịu và phân không cứng thì bạn chưa phải can thiệp bằng thuốc thụt hay thuốc nhuận tràng.
- Bạn cũng không nên làm việc này quá thường xuyên mỗi khi trẻ bị táo bón. Cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh tùy tiện dễ khiến bé bị lệ thuộc vào thuốc, thậm chí khiến hậu môn dễ bị kích thích và gây tổn thương các mô.
- Nếu bé bị táo bón, buồn nôn, nôn mửa, sưng đau hậu môn…, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay thay vì tìm cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh tại nhà để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách chữa táo bón không cần thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh thụt hậu môn, xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ là những nguyên tắc vàng chống lại táo bón cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ cũng nên cho bé ăn nhiều sữa chua, các loại rau giàu chất xơ như rau mồng tơi, rau muống, rau dền, rau lang, rau ngót, rau đay… và các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối, thanh long, cam… để giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.