Ai mới sở hữu một chiếc Flycam mới cũng sẽ hưng phấn và muốn mang ra thử bay ngay. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rõ một vài điều về Drone của mình trước đã. Có rất nhiều thông tin bạn cần biết trước khi bay, như điều khiển, các cài đặt, tính năng hay tuổi thọ pin. Bạn cũng nên tìm hiểu về các quy định về luật sử dụng Drone/Flycam. Eventus Đà Lạt – đon vị chuyên quay phim Đà Lạt và cho thuê flycam Đà Lạt – đã tổng hợp một bài hướng dẫn sử dụng Flycam chi tiết và dễ hiểu cho người mới bắt đầu, các bạn hãy đọc kĩ để hiểu thêm về Drone/Flycam nhé.
Hướng dẫn cách điều khiển Drone/Flycam
Đa phần flycam trên thị trường sẽ sử dụng thiết kế bộ điều khiển (controller) tiêu chuẩn, bao gồm núm điều khiển (control sticks) và các nút. Dù các controller có thể khác biệt về hình dáng và kích thước, những thao tác điều khiển cơ bản vẫn giữ nguyên. Bài viết này sẽ nói về các chế độ thường thấy ở những flycam như Mavic, Phantom và Spark.
Joystick bên trái: Đẩy lên sẽ khiến drone bay lên, kéo xuống sẽ khiến drone bay xuống. Đẩy joystick sang trái hoăc phải sẽ khiến drone xoay theo chiều đó.
Joystick bên phải: Điều khiển hướng và chuyển động của flycam. Đẩy joystick lên, xuống, trái, phải sẽ khiến drone di chuyển tiến lên rước, lùi về sau, sang trái, sang phải.
Thường sẽ có vài nút bấm giúp bạn điều khiển camera. Những nút này có thể chụp ảnh, ghi hình, nghiêng lên xuống, quét xoay tròn, và nút mở Menu. Bạn nên biết rõ chức năng của các nút trước khi thử bay.
Bộ điều khiển được thiết kế để dễ dàng sử dụng, bạn chỉ cần làm quen với các thao tác và vị trí các nút một cách thành thạo là được. Để đảm bảo an toàn, bật chế độ GPS khi đang bay, như vậy drone sẽ tự lơ lửng và giữ nguyên vị trí nếu bạn dừng điều khiển control sticks.
Hiểu rõ Drone/Flycam của bạn
Những mẫu flycam mới nhất thường có rất nhiều tính năng an toàn, nhưng bạn cần hiểu rõ có những tính năng nào và cách thức hoạt động của chúng.
Tránh vật cản
Tránh vật cản là một tính năng rất nhiều drone có, nhưng không phải mẫu nào cũng hoạt động giống nhau. Ví dụ, bạn cần xem tính năng đó có luôn được bật trên flycam của bạn không? Nó có tự di chuyển để tránh vật cản không hay chỉ đứng yên khi phát hiện chướng ngại vật? Các cảm biến chỉ ở phía trước hay có những cảm biến bên cạnh, bên dưới hay đằng sau nữa?
Return to Home (RTH)
Bạn cũng cần hiểu tính năng Return To Home (RTH) tự động. Hầu hết các flycam với tín hiệu GPS đều có thể tự động quay về điểm cất cánh hoặc Home Point (vị trí cuối cùng của bạn GPS định vị được). RTH sẽ được sử dụng khi tín hiệu mất hoặc bạn ấn nút ra lệnh.
Bạn có thể cài đặt độ cao khi bay về. Điều này đặc biệt quan trọng khi flycam bay ở vùng có cây hoặc các vật cản khác. Drone nên bay lên một độ cao an toàn trước khi tự động quay về.
Bạn nên kiểm tra vị trí của lệnh RTH ở đâu, một nút trên tay cầm điều khiển hay một icon trong ứng dụng? Bạn cũng nên xem điều khiển có nút Pause để dừng và tự lơ lửng không.
Ngắt điện động cơ
Cuối cùng, bạn nên học cách ngắt điện động cơ của drone trong trường hợp khẩn cấp. Từng có nhiều trường hợp flycam bay đi mất, và thà rằng bạn nhặt những mảnh vỡ của drone và đi khôi phục thẻ nhớ còn hơn để flycam bay luôn không bao giờ thấy nữa.
Thời lượng pin
Bạn cần biết khi được sạc đầy thì flycam có thể bay tối đa bao lâu. Thường flycam sẽ có thời lượng bay từ 20-30 phút.
Thông tin hiển thị trên màn hình
Ngoài hình ảnh trực tiếp từ camera, màn hình sẽ hiển thị những thông tin như tốc độ gió, độ cao, hướng bay và vị trí trên bản đồ. Bạn cần học cách xem và hiểu những thông tin này trong quá trình bay.
Bạn nên tập bay ở đâu?
Khi bạn đã quen với các thao tác điều khiển và sẵn sàng bay thử, bước quan trọng tiếp theo là tìm hiểu môi trường xung quanh. Khi đến một địa điểm mới, hãy luôn nhớ quan sát kĩ và tìm hiểu địa hình xung quanh để không gặp phải bất ngờ hay sự cố gì khi đã cất cánh. Hãy ghi nhớ vị trí các tòa nhà, cây cối và đường dây diện để tránh những khu vực đó ra. Nếu cần thiết, hãy tìm hiểu cả vị trí sân bay hay sân đậu trực thăng ở gần. Hãy đọc kĩ quy định bay flycam tại Việt Nam.
Trước mỗi chuyến bay, bạn cũng cần phải chú ý đến yếu tố thời tiết: gió, mưa và nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến quá trình bay. Nếu trời có vẻ sắp mưa, bạn nên hoãn lại kế hoạch bay. Nước mưa không chỉ ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử mà còn cản trở tầm nhìn và tín hiệu truyền dẫn.
Một yếu tố hết sức quan trọng là pin. Ngoài việc phải sạc đầy đủ các thiết bị trước khi bay, bạn phải luôn chú ý đến mức pin còn lại trong suốt quá trình bay. Bạn cần đảm bảo drone đủ pin để quay về và hạ cánh.
Checklist trước khi bay
Ngày trước khi bay
- Sạc đầy drone và điều khiển
- Kiểm tra các update của ứng dụng DJI
- Kiểm tra thẻ nhớ
- Xem dự báo thời tiết của khu vực và thời gian ban định bay
- Đảm bảo rằng địa điểm đó không thuộc vùng hạn chế hoặc cấm bay
Ngày bay
- Đảm bảo tín hiệu GPS, tình trạng pin và thẻ nhớ
- Kiểm tra tình trạng của flycam. Xem các cánh có vấn đề gì không
- Kiểm tra bộ điều khiển (controller) và drone đã được kết nối đúng cách
- Đảm bảo điện thoại được sạc đầy
- Chú ý điều kiện thời tiết
- Kiểm tra khu vực cất/hạ cánh có thoáng đãng không
- Kiểm tra cài đặt camera
Cất/hạ cánh
Một trong những phần quan trọng nhất khi bay flycam là cất cánh và hạ cánh. Đảm bảo rằng có một không gian mở cho phép bạn bay flycam trong tầm kiểm soát. Chọn địa điểm không cây, đường dây điện hay bất cứ thứ gì sẽ cản tầm nhìn và đường bay.
Khi cất cánh, hãy làm theo checklist an toàn dưới đây. Quan sát xung quanh và thông báo cho người ở gần rằng bạn chuẩn bị bay flycam.
Bật drone, cài đặt thông số và xem pin. Sau khi xong, nâng drone lên vài mét cách mặt đất. Để drone lơ lửng gần khu vực cất cánh, trong khi đó tiếp tục kiểm tra các cài đặt và tình trạng bay của flycam. Làm vậy là để nếu xảy ra vấn đề, bạn có thể cất cánh ngay.
Luôn chú ý đến mức pin còn lại trong quá trình bay để đảm bảo drone còn đủ pin để quay về hạ cánh. Nếu có sự cố ngoài ý muốn, bạn sẽ không muốn drone của mình kẹt trên không trung với pin yếu đâu.
Khi sẵn sàng hạ cánh, thông báo với người xung quanh (nếu có) rằng bạn sắp hạ cánh. Hãy hạ cánh chậm rãi và cẩn thận, đừng vội vàng vào những phút cuối. Sau khi các cánh đã ngừng hoạt động, tắt drone, tắt nguồn pin trước khi di chuyển drone hoặc tháo cánh.
Các tips hữu ích khi bay flycam
- Mang pin dự phòng
- Tránh xe cộ, người và nhà khi bay. Đặc biệt là tránh xa động vật
- Luôn bảo quản flycam trong túi dày và chắc chắn
- Không cố bay ra khỏi vùng truyền tín hiệu của drone
- Nếu cánh bị hỏng hay có vấn đề, hãy thay ngay lập tức
Xem thêm: 15 tips hướng dẫn sử dụng flycam cho người mới bắt đầu
Trên đây là hướng dẫn bay flycam chi tiết dành cho người mới bắt đầu bởi Eventus Đà Lạt. Hi vọng các bạn đã thu được những thông tin bổ ích cho quá trình luyện tập sử dụng flycam của mình. Hãy theo dõi và tìm đọc các bài viết khác của Eventus để nhận được nhiều thông tin thú vị khác nhé!