Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm
1. Khách thể của tội phạm
Để đấu tranh phòng chống vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ bằng pháp luật hình sự, Nhà nước quy định tội phạm và hình phạt đối với hành vi này. Theo đó, chỉ những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời mới bị coi là phạm tội hình sự.
2. Mặt khách quan của tội phạm:
a. Hành vi khách quan
– Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ. Cần phân biệt khái niệm người tham gia GTDB và người điều khiển phương tiện GTDB ( như Điều 202 BLHS 1999).
– Phương tiện giao thông đường bộ gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó:
b. Hậu quả
Khoản 1 Điều 260 quy định cấu thành tội phạm cơ bản xác định hậu quả của hành vi phạm tội có thể là:
So với Điều 202 BLHS cũ, dấu hiệu về hậu quả xảy ra đã được quy định rõ ràng hơn, tạo thuận lợi và thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật. Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 chỉ quy định dấu hiệu về mặt hậu quả là “Thiệt hại nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng”, gây khó khăn, áp dụng không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
Như vậy, khoản 4 của điều luật quy định hậu quả của tội phạm cũng như khung hình phạt nhẹ hơn nhiều so với cấu thành tội phạm cơ bản. Quy định này có sự kế thừa quy định tại khoản 4 Điều 202 Bộ luật hình sự 1999. Với quy định này, hậu quả thực tế xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm và mức hình phạt cũng nhẹ hơn so với cấu thành tội phạm cơ bản quy định tại khoản 1 Điều này. Có thể thấy quy định như vậy sẽ gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật bởi: Để xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm như thế nào, “có khả năng thực tế” gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội hay không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người áp dụng luật. Do vậy việc xác định hành vi “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” có đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hay không và mức hình phạt áp dụng như thế nào thì cần phải có hướng dẫn cụ thể.
3. Mặt chủ quan của tội phạm:
4. Về chủ thể của tội phạm:
Tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều 260 BLHS là tội phạm nghiêm trọng; quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 260 BLHS là tội phạm rất nghiêm trọng; quy định tại khoản 4,5 Điều 260 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng.
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện do vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng.( theo quy định tại điều 12 của Luật này). Nếu là cố ý sẽ xử theo tội giết người được quy định tại điều 123 BLHS.
Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người có đủ khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, có khả năng điều khiển hành vi theo hướng có lợi hay không có lợi cho xã hội, hoặc có khả năng xử sự khác không gây nguy hiểm cho xã hội
So với BLHS 1999, chủ thể của tội phạm đã được mở rộng hơn, bao gồm tất cả những người tham gia giao thông đường bộ. Trước đây, theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 thì chỉ những người “điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” mới là chủ thể của tội phạm này. Trong khi đó, khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ quy định “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường bộ” và trên thực tế cho thấy không phải chỉ những người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có vi phạm, mà cả những chủ thể khác (như người đi bộ) khi tham gia giao thông cũng vi phạm quy định về an toàn giao thông dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.