Hướng dẫn kiểm điểm Đảng viên số 27-HD/BTCTW
Hướng dẫn kiểm điểm đảng viên số 27-HD/BTCTW được Ban chấp hành Trung ương ban hành ngày 25/09/2014 nhằm hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hàng năm với những hướng dẫn cụ thể và chi tiết, làm căn cứ để thực hiện các nội dung công tác cán bộ, đảng viên.
- Mẫu phiếu nhận xét đảng viên nơi cư trú theo Quy định 76-QĐ/TW
- Mẫu bản kiểm điểm đảng viên chấp hành điều lệ Đảng
- Mẫu bản kiểm điểm đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng
- Mẫu bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị
- Hướng dẫn 150-HD/ĐU đánh giá, phân loại, kiểm điểm và thi đua khen thưởng Đảng viên
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNGBAN TỔ CHỨC–ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM–Số: 27-HD/BTCTWHà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2014
HƯỚNG DẪNKIỂM ĐIỂM TẬP THỂ, CÁ NHÂN VÀ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN HẰNG NĂM
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn kiểm điểm tự phê bình, phê bình đối với tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên nhằm để các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có cơ sở đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; làm căn cứ để thực hiện các nội dung công tác cán bộ, đảng viên.
2. Các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ; lấy kết quả kiểm điểm của tập thể làm cơ sở để kiểm điểm cá nhân; lấy kết quả kiểm điểm của cá nhân để bổ sung, hoàn chỉnh kiểm điểm của tập thể. Cấp ủy và lãnh đạo cấp trên cần tăng cường lãnh đạo, kiểm tra việc kiểm điểm, đánh giá, phân loại đối với tập thể và cá nhân bảo đảm khách quan, thực chất.
II. NỘI DUNG
A. KIỂM ĐIỂM TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH
1. Đối tượng và nơi kiểm điểm
1.1. Đối tượng
a) Tập thể: Các cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến cơ sở, cụ thể là:
– Cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở: Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; ban thường vụ huyện ủy và tương đương; đảng ủy và chi ủy cơ sở.
– Các tổ chức đảng ở Trung ương: Đảng đoàn: Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp trực thuộc Trung ương. Ban Cán sự đảng: Chính phủ và các bộ, ngành của Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước.
– Các tập thể lãnh đạo trực thuộc Trung ương: Tập thể lãnh đạo các ban đảng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương; Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương (Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nạm, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Các đảng đoàn, ban cán sự đảng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tập thể lãnh đạo ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.
b) Cá nhân: Đảng viên trong toàn Đảng, trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
1.2. Nơi kiểm điểm
– Tất cả đảng viên kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở chi bộ nơi sinh hoạt;
– Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở chi bộ, phải kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cao nhất (có tổ chức kiểm điểm) mà mình tham gia, cụ thể như sau:
+ Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng kiểm điểm trước tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên lãnh đạo.
+ Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (cả Ủy viên Trung ương dự khuyết) kiểm điểm trước ban thường vụ cấp ủy hoặc tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn/lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi công tác.
+ Các đồng chí ủy viên ban cán sự đảng, đảng đoàn, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị ở Trung ương kiểm điểm trước tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi công tác.
+ Các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương kiểm điểm trước tập thể ban thường vụ cùng cấp; trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên lãnh đạo. Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi công tác.
+ Các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cơ sở (bí thư, phó bí thư ở nơi không lập ban thường vụ) kiểm điểm trước tập thể ban chấp hành cùng cấp và kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo nơi mình là thành viên lãnh đạo. Các đồng chí cấp ủy viên cơ sở kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi mình là thành viên lãnh đạo.
Đối tượng và nơi kiểm điểm của cán bộ lãnh đạo, quản lý khác ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.
Mẫu bản kiểm điểm đảng viên:
Hướng dẫn kiểm điểm đảng viên
ĐẢNG BỘ…………………….. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM–Chi bộ………………………………, ngày… tháng … năm …
BẢN KIỂM ĐIỂM ĐẢNG VIÊN
(Kèm theo Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW, ngày……tháng……năm…….của Ban Tổ chức Trung ương)
Họ và tên:……………………………………………………………….Ngày sinh:………………………………………
Chức vụ Đảng:……………………………………………………………………………………………………………….
Chức vụ chính quyền, đoàn thể:……………………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác:……………………………………………………………………………………………………………..
Chi bộ……………………………………………………………………………………………………………………………
I. Ưu điểm, kết quả công tác
1. Về tư tưởng chính trị…………………………………………………………………………………………………..
2. Về phẩm chất đạo đức, lối sống…………………………………………………………………………………….
3. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao………………………………………………………………….
4. Về tổ chức kỷ luật………………………………………………………………………………………………………..
II. Khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
III. Phương hướng, biện pháp khắc phục
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
IV. Tự nhận mức phân loại chất lượng
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên
– Nhận xét, đánh giá của chi ủy:…………………………………………………………………………………………
– Chi bộ phân loại chất lượng:……………………………………………………………………………………………
– Đảng ủy, chi ủy cơ sở phân loại chất lượng:………………………………………………………………………
(Lãnh đạo cấp có thẩm quyền ký, ghi rõ họ, tên và thời điểm)
Hoàn thành việc quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) trong quý I/2018
Đó là yêu cầu trong Hướng dẫn 51-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII của Đảng.
Yêu cầu việc học tập, quán triệt các nghị quyết, kết luận là trách nhiệm chung của mọi cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên cần nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 6, khoá XII của Đảng, đặc biệt là những nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác của địa phương, cơ quan, đơn vị và cá nhân.
Các cấp ủy đảng lựa chọn hình thức tổ chức học tập, quán triệt và xác định nội dung cần quán triệt cho phù hợp với từng đối tượng, từng cấp.
Các Đảng viên sau khi tham gia lớp học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) sẽ phải viết báo cáo thu hoạch. Sau học tập, quán triệt, mỗi đảng viên cần nắm vững, hiểu rõ những nội dung của các nghị quyết, nhất là các nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác, từ đó tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Cấp ủy các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả học tập của cán bộ, đảng viên; đồng thời sơ kết, tổng kết kịp thời việc học tập, quán triệt cũng như tổ chức thực hiện nghị quyết, coi đây là yêu cầu quan trọng nhằm bảo đảm việc học tập, quán triệt nghị quyết hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo Bài thu hoạch nghị quyết Trung ương 6 khóa 12 mà HoaTieu.vn sưu tầm và chọn lọc.
7 kết quả chính của Hội nghị Trung ương 8 khóa XII
Thứ nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua một số văn kiện gồm: Nghị quyết về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Thứ hai, hội nghị thông qua nội dung cơ bản Kết luận về tình hình kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. Thứ ba, Trung ương quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, gồm: Tiểu ban Văn kiện do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng tiểu ban; Tiểu ban Kinh tế – Xã hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng tiểu ban; Tiểu ban Điều lệ Đảng do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính làm Trưởng tiểu ban; Tiểu ban Nhân sự do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng tiểu ban; Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng làm Trưởng tiểu ban.
Thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XIV. Thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung 2 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII. Thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với đồng chí Trần Văn Minh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng; thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016 đối với đồng chí Nguyễn Bắc Son. Thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét Báo cáo của Bộ Chính trị về công tác quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 7 đến Hội nghị Trung ương 8 và Báo cáo công tác tài chính Đảng.
Lãnh đạo các cơ quan trung ương tham dự họp báo đã trả lời nhiều câu hỏi của các phóng viên về những vấn đề liên quan đến Hội nghị Trung ương 8 khóa XII. Đáng chú ý, việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu Chủ tịch nước nhận được nhiều sự quan tâm. Trả lời các câu hỏi liên quan, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Quang Vĩnh cho biết, nhìn rộng ra toàn thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền luôn là người đứng đầu chính phủ hoặc nguyên thủ quốc gia hoặc là cả hai. Không chỉ ở những nước láng giềng của Việt Nam, mà đây là tập quán chính trị, thông lệ quốc tế. Ở nước ta, trong lịch sử đã từng có nhiều năm Bác Hồ vừa là Chủ tịch Đảng vừa là Chủ tịch nước. Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước nên hiểu là việc tự nhiên, hợp ý Đảng, lòng dân. Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng tin tưởng, việc Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước sẽ giúp thuận lợi hơn cho công việc của Đảng và Nhà nước.
Liên quan tới bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chủ tịch nước, đồng chí Lê Quang Vĩnh khẳng định không có chuyện sáp nhập. Hiện nay, 4 văn phòng gồm Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Quốc hội có quy chế phối hợp chặt chẽ để bảo đảm phục vụ tốt nhất cho hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ngoài ra, mỗi cơ quan đều có nhiệm vụ, chức năng riêng; không chỉ tham mưu, phục vụ các đồng chí lãnh đạo mà còn thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.
Liên quan đến “Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng”, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (Ban Tổ chức Trung ương) Vũ Thanh Sơn cho biết, Trung ương đã nhất trí cao cho phép ban hành quy định này. Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương giao cho Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy định trước khi ban hành.
Liên quan đến Nghị quyết về Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho hay, Nghị quyết nhấn mạnh 6 quan điểm, trong đó có 3 quan điểm kế thừa Nghị quyết 09-NQ/TƯ về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và bổ sung, phát triển thêm 3 quan điểm mới. Trong đó, có quan điểm rất mới là tập trung xây dựng văn hóa giúp gắn kết hài hòa, thân thiện giữa người dân với biển…