Học viện là gì? Có khác biệt về chất lượng giáo dục so với đại học hay không? Nên học tập tại học viện hay đại học? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Hiện nay, có quá nhiều tổ chức giáo dục khác nhau cùng tồn tại trên thị trường, khiến người ta không khỏi nghi ngại. Tuy nhiên, ý kiến cho rằng tình trạng của cơ sở giáo dục đại học ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của văn bằng là sai. Thực chất, chất lượng giảng dạy chỉ có sự khác biệt dựa trên chuyên môn và phương hướng phát triển của ngành mà thôi.
Xem thêm: Trung cấp nghề là gì? Những lợi ích khi học trung cấp nghề
Để có những hiểu biết rõ ràng khi lựa chọn trường, chuyên ngành để không mắc sai lầm, hãy cùng tìm hiểu thuật ngữ này trong bài viết dưới đây nhé.
Học viện là gì?
Học viện tiếng Anh là “Academy“, có nghĩa là một tổ chức giáo dục cao hơn giáo dục trung học, chuyên về nghiên cứu.
Các tài liệu về thuật ngữ thì nói rằng học viện và viện hàn lâm đều sử dụng chung danh từ “academy” trong tiếng anh chỉ các cơ sở đào tạo và nghiên cứu bất kỳ một lĩnh vực nào đó nhằm thúc đẩy sự phát triển trong xã hội. Các lĩnh vực cơ bản chính là khoa học tự nhiên, nghệ thuật, quân sự, âm nhạc hay bất kỳ một lĩnh vực văn hóa và xã hội.
Học viện và đại học khác nhau như thế nào?
Để biết chính xác học viện khác gì đại học thì chúng sẽ trở nên rõ ràng chỉ trong 2 trường hợp này:
- Học viện (tiếng Anh là Academy) sẽ bao gồm cả phần dạy và phần nghiên cứu. Học viện thường là đơn vị của ngành. Trong khi đó Đại học (tiếng Anh là University) sẽ chuyên về giảng dạy.
- Thời gian đào tạo cũng khác nhau trung bình thời gian tại đại học là 4 năm hoặc từng chuyên ngành là 4-6 năm. Còn học viện trung bình là trên dưới 5 năm.
- Học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu. Còn đào tạo của Đại học mang tính nghề nghiệp nhiều hơn.
Tổ chức tại học viện thuộc chuyên ngành ví dụ như Học viện Quân sự thuộc ngành quân sự, được phép giảng dạy chi tiết và chuyên sâu về lĩnh vực đó.
Còn lại, về cơ bản, Học viện hay Đại học đều yêu cầu bạn phải tốt nghiệp cấp 3 mới có thể tham gia thi. Khi ra trường, theo Bộ GD&ĐT quy định, bằng cấp của Đại học và Học viện đều giống nhau. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học tại đây đều được cấp bằng cử nhân hoặc kỹ sư.
Tại Việt Nam hệ thống giáo dục đều được phân cấp từ bé đến lớn xét toàn bộ tính chất và quy mô đào tạo thì quá trình học sẽ xếp bậc nhỏ đến lớn: Trung cấp, cao đẳng, đại học và học viện. Và có thể nhận thấy đào tạo giáo dục cao nhất tại Việt Nam chính là học viện.
XEM THÊM: Đại học tại chức là gì? Tìm hiểu về giá trị của bằng Đại học Tại chức
Nên học đại học hay học viện?
Xét cho cùng, điều chính yếu trong giáo dục là mức độ kiến thức mà học sinh nhận được, chứ không phải hình thức hay tình trạng của cơ sở giáo dục.
Hãy tự quyết định điều gì là tốt nhất – trở thành một phần của một trăm nghìn sinh viên của trường đại học danh tiếng nhất cả nước, trong đó chỉ có 20-40% giáo viên được chỉ định theo chuyên môn của bạn, hoặc học trong một học viện chuyên ngành, trong đó 90% giáo viên là chuyên gia trong lĩnh vực bạn mong muốn? Câu trả lời nằm ngay trong đó.
Có một điều bạn có thể yên tâm rằng, không có sự khác biệt về chất lượng giáo dục cũng như uy tín của văn bằng của hai đơn vị giáo dục này. Nhà tuyển dụng cũng không quan tâm bạn đã học ở đâu – tại học viện hay trường đại học. Về bản chất, họ chỉ quan tâm tới mức độ hiểu biết và kỹ năng chuyên ngành của bạn mà thôi. Do đó, biết cố gắng tích lũy kiến thức, không ngừng học hỏi và nâng cao năng lực thì bạn vẫn có thể thành công.
[TIẾT LỘ] Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên chuẩn cho các sĩ tử
Một số trường Học viện tốt nhất hiện nay tại Việt Nam
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Học viện Ngân hàng
- Học viện Tài chính
- Học viện Ngoại giao Việt Nam
- Học viện Hành chính Quốc gia
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
- Học viện Cảnh sát nhân dân
- Học viện Hàng không Việt Nam…
XEM THÊM: Liberal arts là gì? Chìa khóa vạn năng mở cánh cửa thành công
Hy vọng với những chia sẻ trên đây là những kinh nghiệm giúp bạn có thêm hiểu biết về “Học viện là gì?” và những điều khác nhau giữa Học viện với Đại học, từ đó có thể lựa chọn cho mình môi trường học và phát triển thích hợp.