(Tác giả: GnosisVN)
Ego* theo tiếng La-tinh có nghĩa là “Tôi”, tương tự như tiếng Hy Lạp: Εγώ. Trong hệ phái Gnosis, từ ego được dùng để chỉ những cấu trúc trong tâm là nguồn gốc ham muốn, lo sợ, tức giận, lười biếng, dục vọng, tham lam, ích kỷ, v.v. Ego là gốc của khái niệm về cái “Tôi” độc lập. Chúng ta liên tục cảm nhận các hoạt động của ego ở trong suy nghĩ. Khi nào đói, chúng ta nghĩ: “tôi đói”. Khi tức giận, cảm giác của chúng ta không phải là “sự nóng giận đang hiển hiện lên trong tâm tôi” mà là “tôi đang giận”. Tại sao khi tức lên, chúng ta thấy như cả bản chất con người chúng ta đang giận, như tất cả con người mình đã biến thành cảm giác tức giận ấy? Hãy xem ở trong người mình có cái gì đang tức giận, đang tham lam, hoặc đang lo sợ. Đó chính là ego.
“Phật giáo huyền bí chính thống dạy rằng Ego là sự tổng hợp của những cấu trúc tâm lý.” (The Three Mountains – Samael Aun Weor)
Ego và phương pháp chuyển hoá ego trong hệ phái Gnosis là chủ để của sách Luận thuyết về Tâm lý học Cách mạng của thầy Samael Aun Weor.
[dịch giả: hãy tham khảo định nghĩa của từ Samskara (Bắc Phạn), Sankhara (Nam Phạn), và Hành (Tiếng Việt)]
Thú vật biết suy nghĩ bị gọi nhầm là con người, thực sự không có tính tự chủ rõ ràng.
Không nghi ngờ gì nữa, sự thiếu thống nhất trong tâm lý của thú vật dáng người chính là nguyên nhân của rất nhiều những khó khăn và cay đắng.
Cơ thể vật chất là một đơn vị hoàn chỉnh và nó hoạt động như một tổng thể hữu cơ, trừ khi bị bệnh.
Tuy nhiên, cuộc sống nội tâm của thú vật dáng người đó không thể nào được gọi là đơn vị tâm lý. […]
Nếu nghĩ rằng một người tên Luis lúc nào cũng là Luis thì cũng giống như kể một câu chuyện rất vô duyên…
Có một anh nọ tên là Luis. Trong anh có nhiều cái Tôi, nhiều Ego muốn biểu hiện mình qua tính cách của anh ấy trong nhiều lúc khác nhau, và mặc dù Luis không ưa gì sự tham lam, nhưng một cái Tôi khác bên trong anh, tạm gọi là Pepe, lại rất tham lam, và [các cái tôi khác bên trong Luis] cũng tương tự như thế…
Không ai là cố định; Thật ra, một người không cần phải quá thông minh để nhận ra vô số sự thay đổi và mâu thuẫn trong tất cả mọi người…
Sớm hay muộn thì việc cho rằng con người sở hữu một “cái Tôi vĩnh hằng và không thay đổi” cũng giống như việc sỉ nhục mọi người xung quanh và chính bản thân mình…
Trong mỗi người đều có rất nhiều người tồn tại, rất nhiều cái Tôi; bất kỳ ai tỉnh giác đều có thể tự kiểm chứng được điều này một cách trực tiếp… […]
Không ai trong chúng ta có một cái Tôi thật sự, vĩnh cửu, bất biến, bất diệt, không thấu hiểu được, v.v., v.v., v.v.
Không ai trong chúng ta thực sự có một bản thể đích thực và thống nhất; không may thay, chúng ta thậm chí không có nổi tính tự chủ đích thực.
Ego, tuy tiếp tục sống dưới mồ mả, nhưng vẫn có điểm bắt đầu và điểm kết thúc.
Ego, cái Tôi, không bao giờ là một đơn vị độc lập, đơn nhất, nguyên vẹn. Rõ ràng, cái Tôi là “các cái Tôi”. […]
Không nghi ngờ gì nữa, trong mỗi chúng ta đều có rất nhiều người khác nhau đang chung sống, có người tốt hơn, có kẻ xấu hơn… […]
Những kẻ phủ nhận giáo pháp về cái Tôi đa nguyên, những kẻ sùng bái một cái Tôi thần thánh, chắc chắn chưa bao giờ tự quan sát bản thân một cách nghiêm túc. Nói theo kiểu Sokrates, chúng ta có thể nói rằng những kẻ này không chỉ không biết, mà hơn thế nữa, họ còn lờ đi cái việc họ không biết.
(Tâm lý học Cách mạng – Samael Aun Weor)
Phật giáo nhấn mạnh việc này: cái tôi bấn loạn như vậy chính là ảo giác. Chúng ta càng hiểu rõ việc này thì càng ít bị ego lừa dối. Ego được gọi là ảo giác vì nó lừa dối mình. Ego không phải là bản thể, không phải là bản chất đích thực của con người. Thế nhưng ta lúc nào cũng cảm thấy như tôi đang giận, tôi đang buồn, tôi đang sợ. Nói cụ thể hơn thì ego là cạm bẫy nhốt chặt Tinh Chất Tâm Thức của mình. (Tinh Chất [tiếng Anh: essence] này được Phật giáo gọi là Phật tính.) Khi nào chúng ta tức giận, tham lam, v.v., ego lấy năng lực đó từ tinh chất cửa mình. Chính vì vậy mà ta thấy như cái “Tôi” đang tức giận, cảm giác tức giận đang sống và đang hoạt động bằng năng lực tinh chất của mình.
Khi tự quan sát, chúng ta thấy: 1. cơ thể vật chất 2. cơ thể sinh lực 3. cơ thể Cảm xúc, hay còn gọi là cơ thể tham vọng [tiếng Phạn: Kama Rupa] 4. cơ thể tư tưởng thú vật 5. Tinh Chất (thường bị mắc kẹt trong cái “tôi”)
Cao hơn Tinh Chất này có Bộ Tam-Thể Thần Thánh mà không được hiện thân trong con người: 6. Cơ Thể Căn Nguyên, hay còn gọi là Nhân Hồn, là Manas 7. Cơ thể Bồ Đề, hay còn gọi là Thần Hồn 8. Cơ Thể Atman, hay còn gọi là Cái Sâu Thẳm Nhất.
[…]
Atman phô Mình ra thành Thần Hồn. Thần Hồn phô ra thành Nhân Hồn, là Manas Cấp Cao; Nhân Hồn, phô ra thành Tinh Chất, hay con gọi là Phật Tính [tiếng Phạn: Buddhata].
Tinh Cách tích hợp với Cơ Thể Tư Tưởng, Cơ Thể Tham Vọng, cơ thể sinh lực, và cơ thể vật chất. Tinh Chất bị mắc kẹt ở trong ego khi nhập vào các cơ thể này.
(Tarot and Kabbalah – Samael Aun Weor)
Theo thầy Samael Aun Weor thì ego chiếm trung bình khoảng 97% Tinh Chất trong tâm thức của một con người bình thường. Chỉ còn lại mỗi 3% là tâm thức tự do.
“Nếu [mỗi con người] chỉ có mười phần trăm tâm thức tự do thì không thể xảy ra chiến tranh trên trái đất.” (Secret of the Golden Blossom – Samael Aun Weor)
Mặc dù ta cảm nhận cái tôi của mình như là Ego, nhưng sự thật thì Ego là một cạm bẫy nhốt chặt bản thể đích thực của ta.
Chúng ta phải phân biệt rõ ràng cái “Tôi” và bản thể. Cái tôi không phải là bản thể; bản thể cũng không phải cái “Tôi”. (The Spiritual Power of Sound – Samael Aun Weor)
Ghi chú:
*Trong Gnosis, từ Ego được dùng theo nghĩa hoàn toàn khác so với trong thuyết “phân tâm học” của Freud vào thế kỷ 19. Một số tác giả huyền học khác như Helena Blavatasky và “M” (The Dayspring of Youth) dùng từ ego để chỉ một phần của tâm hồn, với ý nghĩa tích cực.