Đầu gối là cơ quan rất dễ bị ảnh hưởng trong quá trình vận động.
Cơn đau đầu gối còn tiết lộ cho bạn nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe.
Đau đầu gối thường gặp ở những người lớn tuổi.
Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có nguy cơ xảy ra ở cả người trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.
Đau đầu gối là gì?
Đau đột ngột tại một phần đầu gối thường là hệ quả của việc vận động đầu gối quá nhiều hoặc đầu gối bị tổn thương.
Trong nhiều trường hợp, bạn không cần phải đến gặp bác sĩ.
Khớp gối đặc biệt dễ tổn thương khi gặp chấn thương và đau, vì đây là cơ quan phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể và bất kỳ sức ép nào khi bạn chạy, nhảy.
Bạn có nhiều khả năng đau đầu gối khi tuổi càng lớn.
Người thừa cân hay vận động thể thao quá nhiều cũng có nguy cơ tổn thương đầu gối cao hơn.
Một vài môn thể thao cần nhiều hoạt động xoay, gập như bóng đá, bóng rổ và trượt tuyết có nguy cơ cao gây chấn thương đầu gối.
Những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối
Những nguyên nhân phổ biến gây đau đầu gối bao gồm:
- Bong gân và căng cơ
- Đau đầu gối trước (đau xung quanh xương bánh chè)
- Tổn thương sụn chêm hoặc sụn
- Thoái hóa khớp
- Viêm dây chằng
- Viêm túi thanh mạc (bệnh sưng đầu gối)
- Rách dây chằng hay gân
- Chảy máu bên trong khớp
- Viêm lồi củ trước xương chày
- Bệnh Gout
- Viêm khớp nhiễm trùng (nhiễm trùng khớp gối).
Phòng ngừa và điều trị đau đầu gối
Để hạn chế những thương tổn đến đầu gối, bạn nên:
- Khởi động kỹ trước khi tập luyện bất kỳ môn thể thao nào
- Thử những bài vận động nhẹ như đạp xe hay bơi lội vì chúng ít gây ảnh hưởng đến đầu gối
- Mang loại giày thể thao phù hợp để hạn chế những tai nạn hay chấn thương xảy ra và thay giày khi cần thiết
- Tập luyện với cường độ tăng dần.
Mỗi loại đau đầu gối khác nhau thường có những phương pháp điều trị riêng biệt.
Nhìn chung, những biện pháp hàng đầu được áp dụng bao gồm:
- Thuốc giảm đau
- Phương pháp PRICE: gồm những biện pháp nhỏ như bảo vệ vùng bị đau (Protect), nghỉ ngơi (Relax), chườm đá (Ice), quấn băng ép (Compression) và nâng cao chân (Elevation).
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Bạn nên gặp bác sĩ nếu:
- Đầu gối không chịu được trọng lượng nào dù là nhỏ nhất
- Đau nghiêm trọng, ngay cả khi đầu gối không chịu một áp lực nào chẳng hạn như khi ngủ
- Đầu gối cứng hoàn toàn hay đau khi chạm vào
- Đầu gối như rời ra
- Không thể gập hay duỗi thẳng đầu gối
- Đầu gối bị lệch hay méo
- Sốt, đỏ hay nóng xung quanh đầu gối hoặc sưng đầu gối
- Đau, sưng, tê hay ngứa bắp dưới đầu gối bị đau
- Cơn đau không thuyên giảm trong vài tuần hay đau nặng sau vài tuần điều trị tại nhà.
Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra cẩn thận đầu gối và xem lịch sử bệnh án của bạn.
Họ có thể tiến hành một vài kiểm tra như xét nghiệm máu, chụp X-quang hay chụp cộng hưởng từ (MRI) để giúp tìm hiểu tình trạng vấn đề.
Trong một vài trường hợp, bạn sẽ cần đến chuyên gia chỉnh hình, vật lý trị liệu.
Các bài viết của Cửa Hàng Làm Đẹp và chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
. Xem thêm : Chớ nên xem thường nguyên nhân gây đau đầu gối