Những từ ngữ nói lóng, mang nghĩa bóng của giới trẻ trên các nền tảng xã hội hiện nay ngày càng nhiều, càng đa dạng và phổ biến không chỉ với giới trẻ mà đôi khi còn lan rộng đến cả những độ tuổi lớn hơn. Vì vậy, việc nắm bắt rõ những xu hướng từ ngữ của giới trẻ đôi khi không chỉ giúp cho ta có thể hòa nhập, hiểu được hết nội dung của những cuộc trò chuyện mà còn có thể tự làm nổi bật bản thân mình bằng những cụm từ thật “trendy”. “Cái nịt” cũng là một trong những từ ngữ được giới trẻ sử dụng rất phổ hiện nay. Vậy cái nịt là gì và người ta thường nói “còn cái nịt” nghĩa là sao? Hãy cùng khám phá nhé!
Cái nịt là gì?
Về khái niệm, định nghĩa của cái nịt thì chúng ta có thể xét nó trên 2 phương diện danh từ và động từ.
Trước tiên, chúng ta xét “cái nịt” theo phương diện danh từ thì có thể phân theo nghĩa của vùng miền, địa phương để có thể định nghĩa chính xác nhất về cái nịt:
- Nếu định nghĩa “cái nịt” theo miền Bắc thì cái nịt ở đây mang nghĩa là sợi (cọng) thun, sợi (cọng) chun thường đực dùng để buộc tóc, buộc (cọc) tiền, … đó là xét theo nghĩa miền Bắc.
Cọng thun, chun
- Còn “cái nịt” theo như cách hiểu của người miền Nam vẫn hay nói với nhau thì nó chính là dây thắt lưng (dây nịt nam ) được dùng để thắt lưng quần (đeo vào quai (con bọ) của quần).
Thứ hai, “cái nịt” dưới dạng động từ thì đây chính là hành động buộc, bó, thắt chặt, làm chặt, cột gọn,… một thứ gì đó. Ví dụ như: nịt bụng (có nghĩa là sử dụng đò vật để ôm gọn phần bụng để bó phần bụng lại giúp phần bụng nhìn trong thon gọn và có dáng đẹp hơn), nịt (cái) quần (nghĩa là sử dụng thắt lưng để giúp phần lưng quần vừa với eo hoặc hông của mình để không bị tuột hoặc trễ xuống).
Nguồn gốc của cụm từ lóng “còn cái nịt”
Ý nghĩa cụm từ lóng nổi tiếng “còn cái nịt” trên facebook:
Theo như chủ nhân tạo ra trend “còn cái nịt” này thì cụm từ “còn cái nịt” trên mạng xã hội có nghĩa là mất trắng, trắng tay, những thứ không có giá trị, … hoặc dễ hiểu thì “còn cái nịt” mang ý nghĩa là không còn gì cả.
Nguồn gốc của cụm từ lóng “còn cái nịt” xuất phát từ một buổi live stream:
Video live stream của một hot tiktoker có cái tên là Tiến Bịp với tiêu đề “Chuyện nhặt được tiền” vào ngày 07 tháng 05 năm 2021 chính là nguồn gốc xuất phát của cụm từ lóng “còn cái nịt” đang rất được thịnh hành bởi giới trẻ trên mạng xã hội hiện nay.
Trong buổi live stream ngày hôm đó của hot tiktoker Tiến Bịp, anh chia sẻ về chuyện nhặt được tiền với những người theo dõi và đang xem live stream của mình ngày hôm đó. Và anh nói rằng việc ai đó nhặt được của rơi rồi đem trả lại cho chủ nhân của nó (người bị đánh mất) là việc chỉ có trong mơ, không xảy ra trong đời thật.
Nội dung trong lời nói của anh chính là việc khó có ai vượt qua được sự ích kỷ và lòng tham của chính bản thân mình trước tiền bạc, những thứ vật chất có giá trị mà gửi lại cho người đã lỡ làm rơi, đánh mất nó.
Theo như anh chia sẻ về quan niệm của anh thì nếu như số tiền đánh mất chỉ rơi vào khoảng 20 nghìn đồng thì người ta sẵn sàng đem trả lại cho chủ nhân của nó vì số tiền đó thì chả đáng gì để lấy. Nhưng nếu, đổi lại không phải 20 nghìn mà người ta đánh rơi 20 triệu thì chắc chắn người làm rơi chỉ nhận lại mỗi “còn cái nịt”.
“Cái nịt” trong câu nói của anh nghĩa là người đánh rơi chỉ còn nhận lại được sợi chun (thun) buộc (cọc) tiền mà thôi.
Vì thế ý nghĩa của “còn cái nịt” nghĩa là chỉ mất tất cả, không còn giá trị gì và nguồn gốc của nó cũng bắt nguồn từ hot tiktoker Tiến Bịp này.
Tại sao cụm từ lóng “còn cái nịt” lại trở nên hót hơn bao giờ hết trên các nền tảng mạng xã hội?
Tất nhiên, xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là sự tiến bộ về trình độ của con người. Bởi vì thế, việc sử dụng từ ngữ một cách đa nghĩa hay cách nhấn nhá, ngắt quãng trong việc phát âm (giới trẻ thường gọi là chơi chữ) sẽ tạo nên nghĩa mới. Và đó cũng chính là thứ mà giới trẻ hướng đến hiện nay – những từ ngữ với nghĩa bóng ấn tượng, hài hước.
Vì thế, có thể nói, chủ nhân của trend “còn cái nịt” tại Việt Nam đã rất khéo léo và tài tình trong việc xây dựng tình huống, lợi dụng tính đã nghĩa trong từ ngữ Việt Nam cũng với việc nhấn nhá trong cách phát âm để khiến cụm từ “còn cái nịt” trở thành “xu hướng” hot nhất trong năm 2021.
Tiến Bịp đã gây nên yếu tố bất ngờ và hài hước thông qua việc sử dụng trọng lượng của thanh nặng trong từ “nịt” bằng cách nhấn nhá, bật ra cụm “còn cái nịt” một cách đột ngột, đứt quãng cùng với độ nặng trong chữ “nịt”
Bên cạnh lý do lợi dụng được tính chất đa nghĩa của từ ngữ Việt Nam thì việc xây dựng tình huống câu chuyện, lối kể chuyện và dẫn dắt người xem, người nghe cuốn hút của Tiến Bịp cũng chính là lý do thứ 2 khiến cho cụm từ “còn cái nịt” trở thành xu hướng trên mạng xã hội.
Vui thôi đừng vui quá với “còn cái nịt”:
Trên thực thế, ta phải nhìn nhận một cách công tâm rằng cụm từ lóng “còn cái nịt” đem lại được khá nhiều tiếng cười bởi sự hài hước của nó. Tạo nên một cuộc trò chuyện thực sự thú vị. Và cũng khiến cho bản thân những người sử dụng cụm từ đó cũng cảm thấy bản thân mình thật “trendy” và lôi cuốn khi sử dụng từ ngữ đó một cách lôi cuốn, khiến mọi người phải bật cười và trở thành tâm điểm trong cuộc trò chuyện.
Tuy nhiên, “còn cái nịt” chỉ nên dừng lại ở mức sử dụng tính đa nghĩa của nó để xây dựng vào nên sự thoải mái, thú vị trong nhưng cuộc trò chuyện giữa bạn bè với nhau. Bởi vì, ý nghĩa thực sự của “con cái nịt” thì chẳng mấy hay ho để bắt chước hay áp dụng vào đời sống thực tế.
Trước hết, “nhặt được của rơi, trả lại cho người đánh mất” là câu nói mà dân gian ta đã có từ những thời xa xưa và nó được coi như là truyền thống, và là đức tính của con người Việt Nam.Vậy nếu soi chiếu với “còn cái nịt” thì y nghĩa của nó lại trái ngược hoàn toàn với truyền thống của người Việt vừa nêu trên.
Tiền bạc, vật chất là thứ mà ai cũng phải đánh đổi bằng công sức, bằng cả mồ hôi và nước mắt bởi vì thế nên có thể nói đó là vật vô cùng quý giá đối với người kiếm ra nó. Bên cạnh đó nếu như thứ mình nhặt được là đồ vật thì có thể nó là một vật có giá kỷ niệm vô cùng đối với chủ nhân của nó. Vì thế, nếu ta ích kỷ, giữ lại sử dụng cho riêng mình thì ắt trong lòng ta luôn luôn cảm thấy day dứt, muộn phiền và ăn năn. Hay ông ba ta có câu “của thiên trả địa”, tức là những thứ không phải là của mình mà bất chấp làm chuyện trai trái, bất nghĩa thì cuối cùng rồi cũng sẽ phải trả giá vì điều mình đã làm.
Bên cạnh đó, trẻ em ngày nay tiếp xúc với công nghệ ngày càng nhiều mà sự tiếp thu kiến thức của trẻ nhỏ thì lại rất nhanh bởi vì thế, nếu để trẻ em tiếp xúc cụm từ “còn cái nịt” và hiểu được ý nghĩa của nó thì có thể sẽ dễ khiến các em học theo thói xấu đó, hoặc hơn thế, các em còn nghĩ đến, thực hiện việc trộm cắp.