Đây là tư thế quan hệ khi mang thai phù hợp cho tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai.
Với tư thế này, bạn và chồng sẽ hơi nghiêng người, hướng mặt vào nhau, một chân bạn một gác lên người chồng, chân còn lại làm điểm tựa.
Tư thế thân mật và gần gũi này sẽ giúp bạn có thể thoải mái tận hưởng điều thú vị của “chuyện yêu” trong thai kỳ. Ngoài ra, tư thế này còn giúp chồng không thâm nhập quá sâu và hạn chế khả năng gây khó chịu cho bạn.
5. Tư thế quan hệ vợ bầu: Tư thế góc vuông (hình chữ V)
Tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa thích hợp nhất là tư thế góc vuông.
Bạn có thể nằm nghiêng, hai chân hơi co, đặt lên hông ông xã, tạo với ông xã một góc hình chữ V. Bạn nên đặt gối bên dưới lưng để được hỗ trợ, giúp ông xã cảm thấy thoải mái. Tư thế này giúp cơ thể ông xã không đè lên bạn và bé yêu.
>>> Bạn có thể tham khảo: Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không? Bạn cần lưu ý những gì?
6. Những tư thế quan hệ an toàn khi mang thai: Tư thế cưỡi ngựa
Tư thế quan hệ dành cho bà bầu này là tư thế quan hệ khi mang thai an toàn trong suốt thai kỳ, nhất là vào những tháng cuối.
Mẹ bầu có thể để chồng nằm ngửa trên giường rồi ngồi lên trên, hai đầu gối quỳ xuống nệm. Với tư thế này, người chồng có thể vuốt ve bầu ngực của bạn và bạn tùy ý điều chỉnh nông sâu để mang lại cảm giác khoái lạc nhất.
Ngoài ra, với tư thế quan hệ này, bạn sẽ không cần mở chân quá rộng và tránh những ảnh hưởng đến thai nhi đã lớn trong giai đoạn này.
[embed-health-tool-”due-date”]
Có nên quan hệ bằng miệng khi mang thai không?
Nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và bác sĩ sản khoa không khuyến cáo, thì ngoài việc quan hệ tình dục thông thường, bạn có thể lựa chọn quan hệ tình dục bằng miệng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều sau:
1. Không thổi vào âm đạo
Các chuyên gia cảnh báo rằng, khi quan hệ bằng miệng, bạn đừng để chồng thổi vào âm đạo vì hành động này có thể làm tắc mạch máu và gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.
2. Không quan hệ khi bị lở miệng
Vết lở do virus Herpes Simplex gây ra và có thể lây cho bạn khi quan hệ bằng miệng. Bệnh do virus Herpes gây ra không những là bệnh nan y mà còn để lại biến chứng trong quá trình sinh nở (thậm chí là gây viêm ngay cả khi vết lở loét đã lành từ 10 ngày trước).
3. Không quan hệ lúc gần đến ngày sinh
Nếu đã vỡ nước ối hoặc cổ tử cung đang mở, bạn nên tránh tắm bồn, đi bơi và hạn chế quan hệ tình dục vì bạn sẽ dễ gặp tình trạng nhiễm trùng âm đạo khi mang thai hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Quan hệ khi mang thai có gây chuyển dạ sớm?
4. Hạn chế tư thế quan hệ nằm ngửa khi mang thai
Khi quan hệ tình dục bằng miệng, bạn không nên nằm ngửa – đặc biệt là sau khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Lý do là khi ở vào tư thế này, tử cung có thể đè xuống tĩnh mạch chủ gây ra huyết áp thấp bất thường, hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi và có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Tuy vậy, nếu bạn vẫn muốn nằm ngửa và không cảm thấy khó chịu, hãy nằm trên giường thay vì trên sofa hoặc ghế nhé.
Khi nào nên tìm đến bác sĩ?
Hiện tượng chuột rút sau khi quan hệ hay sau lúc đạt cực khoái là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này không biến mất sau vài phút hoặc bạn bị đau hay chảy máu sau khi quan hệ thì hãy đến bác sĩ ngay để được chăm sóc kịp thời.
Ngoài ra, nếu bạn có những thắc mắc liên quan đến việc quan hệ trong thai kỳ, đặc biệt là có những lo lắng rằng có nên hạn chế “chuyện ấy” hoặc lo ngại về sự an toàn của thai nhi, đừng ngại ngần tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Ngoài ra, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về các tư thế quan hệ mang thai sao cho an toàn nhất nhé!
Với các tư thế quan hệ khi mang thai nêu trên, mẹ bầu có thể hoàn toàn tận hưởng cuộc sống chăn gối từ lúc mới có thai cho đến giai đoạn cuối của thai kỳ mà không phải lo lắng điều gì. Tinh thần thoải mái, khỏe khoắn và lối sống lành mạnh của bạn chính là chìa khóa giúp cho con yêu phát triển tốt nhất từ khi còn trong bụng mẹ đấy!