Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng trong đó Viện kiểm sát nhân dân phải tiến hành các hành vi tố tụng nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự để bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và xử lý công minh, đúng pháp luật.
Luật sư tư vấn các quy định về tố tụng hình sự trực tuyến: 1900.6568
1. Bản cáo trạng là gì? Khái niệm cáo trạng?
Bản cáo trạng là văn bản pháp lý của Viện Kiểm Sát soạn ra với nội dung là những căn cứ cụ thể dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam để từ đó truy tố bị can ra trước tòa án.
2. Hình thức của một bản cáo trạng:
– Một Bản cáo trạng phải ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
– Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.
– Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.
3. Thẩm quyền ra bản cáo trạng đối với bị can và vụ án:
Theo căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ta thấy Viện Kiểm sát là cơ quan duy nhất được pháp luật hiện hành trao cho thẩm quyền ban hành bản cáo trạng, đối tượng của bản cáo trạng: là những hành vi vi phạm pháp luật của bị can, về nội dung bản cáo trạng phải dựa vào bản kết luận điều tra nếu viện kiểm sát chưa nhận thấy đầu đủ căn cứ có thể yêu cầu cơ quan điều tra hợp tác cung cấp thêm hoặc sẽ tự mình tìm hiều sau đó đưa ra bản cáo trạng.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và chuyển bản cáo trạng cho Tòa án để chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử.
4. Mối liên hệ giữa bản kết luận điều tra và bản cáo trạng:
Nếu bản kết luận điều tra do Cơ quan cảnh sát điều tra ban hành sau khi kết thúc thời hạn điều tra vụ án thì bản cáo tráng là hệ quả sau khi Viện Kiểm sát nhân dân nhận được bản kết luận điều tra và văn bản đề nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan điều tra.
Vì vậy, nếu quá trình điều tra , điều tra viên không thu thập được đầy đủ chứng cứ để kết luận điều tra thì Viện Kiểm sát sẽ không thực hiện việc buộc tội bằng bản cáo trạng mà phải yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra điều tra bổ sung, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra theo quy định của pháp luật.
Trường hợp bị trả hồ sơ điều tra bổ sung, bản kết luận điều tra không đủ căn cứ để Viện Kiểm sát ra cáo trạng, thì Cơ quan cảnh sát điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, quyết định tố tụng của Viện Kiểm Sát, có quyền kiến nghị với Viện Kiểm Sát cấp trên trực tiếp nếu không nhất trí tuy nhiên vẫn phải thực hiện yêu cầu tố tụng bổ sung.
Trách nhiệm của Viện kiểm sát giám sát hoạt động điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra. Quyền giám sát của viện kiểm sát có thể được thể hiện qua việc theo dõi, kiểm tra hoạt động điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra hoặc ở mức độ cao hơn là viện kiểm sát xem xét phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định của cơ quan cảnh sát điều tra. Qua đó, viện kiểm sát sẽ xác định được hoạt động điều tra có đúng pháp luật, khách quan, chính xác, đầy đủ không.
Mặc dù VKS có quyền kiểm sát, giám sát hoạt động điều tra, tuy nhiên, Cơ quan cảnh sát điều tra cũng kiểm soát lại một số hoạt động tố tụng của viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố nhưng mức độ kiểm soát chỉ dừng ở hoạt động theo dõi, giám sát chứ không có quyền phê chuẩn, yêu cầu, hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của viện kiểm sát.
Không có quyền trực tiếp bác bỏ, nhưng có quyền kiến nghị, đề xuất, cụ thể: Nếu phát hiện viện kiểm sát cùng cấp có hành vi, quyết định tố tụng không có căn cứ pháp luật thì cơ quan cảnh sát điều tra kiến nghị với viện kiểm sát để hủy bỏ, khắc phục; kiến nghị lên viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan cảnh sát điều tra đã kiến nghị trong trường hợp VKS cùng cấp không đồng ý với kiến nghị của CQĐT.
Mối quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa bản kết luận điều tra và bản cáo trạng là “hình thức hoá” mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, thể hiện sự phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa cơ quan cảnh sát điều tra và viện kiểm sát trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra các loại tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra, nhằm bảo đảm cho hoạt động buộc tội của Nhà nước đối với các loại tội phạm này khách quan, chính xác, đúng pháp luật.
Từ những phân tích trên cho thấy giữa cơ quan cảnh sát điều tra và Viện Kiếm Sát trong tố tụng hình sự có mối quan hệ tố tụng phân công, phối hợp về chức năng, nhiệm vụ, cơ bản rõ ràng, mạch lạc. Đây là cơ cơ để thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước trong hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
5. Cáo trạng thiếu căn cứ phải xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Nếu viện kiểm sát nhân dân truy tố trách nhiệm của bị can, trong cáo trạng đề cập thiếu hay chưa chính xác hành vi, mức độ vi phạm của bị can. Vậy ai có quyền đề xuất hay bắt buộc viện kiểm sát phải thay đổi cáo trạng của mình. Em xin cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát có thể ra một trong các quyết định, trong đó có quyết định truy tố bị can trước Tòa bằng bản cáo trạng. Bản cáo trạng là văn bản kết tội của Viện kiểm sát đối với một người. Bản cáo trạng được Kiểm sát viên – người đại diện của Viện kiểm sát, công bố tại phiên tòa sơ thẩm.
Điều 167 BLTTHS quy định:
“1. Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.
2. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng”.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng thì Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng đồng thời gửi hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án.
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung như sau:
“1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng, có vi phạm thủ tục tố tụng, bị can phạm vào tội khác hoặc có đồng phạm khác, thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trao đổi với Kiểm sát viên để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc có thể bổ sung được tại phiên tòa mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu Kiểm sát viên và Thẩm phán chưa thống nhất ý kiến, thì báo cáo lãnh đạo liên ngành xem xét cho ý kiến về việc giải quyết vụ án.
2. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Hội đồng xét xử làm rõ những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Trong trường hợp phát sinh những vấn đề mới hoặc phức tạp mà không bổ sung được, thì Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
3. Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và giao cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm nếu phát hiện có căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát cấp dưới trao đổi với Tòa án cùng cấp để làm rõ những vấn đề điều tra bổ sung trước khi Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo với Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định”.
Căn cứ vào Điều 179. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được (Điều 1 Thông tư 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC);
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác (Điều 3 Thông tư 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC);
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng(Điều 4 Thông tư 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC);
Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.
2. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết.
Trong trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.
Như vậy, trường hợp mà bạn hỏi thì:
+ Trong thời gian chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa là người ra quyết định yêu cầu Kiểm sát viên bổ sung những căn cứ còn thiếu vào bản cáo trạng, nếu không bổ sung được cần phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán quyết định.
+ Tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử nhận thấy những chứng cứ quan trọng, phức tạp không thể bổ sung tại phiên tòa được thì Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
6. Ai có quyền đề xuất hay bắt buộc viện kiểm sát phải thay đổi cáo trạng?
Tóm tắt câu hỏi:
Theo tôi được biết, viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm truy tố trách nhiệm hình sự của bị can. Trong cáo trạng, nếu đề cập thiếu hay chưa chính xác hành vi, mức độ vi phạm của bị can thì ai có quyền đề xuất hay bắt buộc viện kiểm sát phải thay đổi cáo trạng của mình thưa Luật sư?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC quy định về hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Điều 10. Phối hợp giữa Viện kiểm sát và Tòa án trong giai đoạn xét xử
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng, có vi phạm thủ tục tố tụng, bị can phạm vào tội khác hoặc có đồng phạm khác, thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trao đổi với Kiểm sát viên để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc có thể bổ sung được tại phiên tòa mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nếu Kiểm sát viên và Thẩm phán chưa thống nhất ý kiến, thì báo cáo lãnh đạo liên ngành xem xét cho ý kiến về việc giải quyết vụ án.
2. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Hội đồng xét xử làm rõ những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Trong trường hợp phát sinh những vấn đề mới hoặc phức tạp mà không bổ sung được, thì Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
3. Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và giao cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm nếu phát hiện có căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát cấp dưới trao đổi với Tòa án cùng cấp để làm rõ những vấn đề điều tra bổ sung trước khi Viện kiểm sát cấp dưới báo cáo với Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định.
Căn cứ vào Bộ luật tố tụng hình sự:
Điều 179. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
b) Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác;
c) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Những vấn đề cần điều tra bổ sung phải được nêu rõ trong quyết định yêu cầu điều tra bổ sung.
2. Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết.
Trong trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án.
Như vậy, trong cáo trạng, nếu đề cập thiếu hay chưa chính xác hành vi, mức độ vi phạm của bị can thì:
-Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định yêu cầu bổ sung thay đổi cáo trạng.
-Trong phiên tòa, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung
7. Bị can từ chối nghe, ký nhận bản cáo trạng thì xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! em là sinh viên Luật Hà Nội, em có ý câu hỏi muốn hỏi luật sư là nếu Viện kiểm sát tống đạt cáo trạng mà bị can nhất quyết từ chối không nghe và nhận cáo trạng, không ký nhận vào biên bản giao nhận cáo trạng thì phải xử lý ra sao, có chuyển hồ sơ sang Tòa được không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, khi Viện kiểm sát đưa quyết định truy tố bị can thì có trách nhiệm thông báo, giao bản cáo trạng cho bị can. Theo như câu hỏi của bạn thì trường hợp này bị can nhất quyết từ chối không nghe và nhận cáo trạng, không ký nhận vào biên bản giao nhận cáo trạng. Lúc này, Viện kiểm sát vẫn đọc bản cáo trạng cho bị can nghe đồng thời lập biên bản về việc bị can không nhận bản cáo trạng này.
Trong biên bản ghi rõ thời gian, địa điểm đọc cáo trạng cho bị can nghe và có chữ kí của người làm chứng khi bên phía viện kiểm sát đọc bản cáo trạng cho bị can nghe. Đồng thời bên phía Viện kiểm sát giao bản cáo trạng cho người nhà của bị can. Việc bị can từ chối không nghe và nhận cáo trạng, không ký nhận vào biên bản giao nhận cáo trạng không ảnh hưởng tới việc chuyển giao hồ sơ sang Tòa án. Việc từ chối không nghe và nhận cáo trạng, không ký nhận vào biên bản giao nhận cáo trạng chỉ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của bị can.
Theo quy định trên thì khi viện kiểm sát ra quyết định truy tố bị can bằng bản cáo trạng thì Viện kiểm sát có trách nhiệm gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định truy tố bị can.