Nệm được bảo quản đúng cách sẽ giúp nệm luôn bền đẹp cũng như hỗ trợ tốt nhất cho người nằm. Dưới đây là Cách bảo quản nệm foam đúng cách giúp tăng tuổi thọ sản phẩm.
Nệm foam là gì?
Nệm foam là loại nệm được làm từ chất liệu foam (bọt xốp), có tính đàn hồi và mềm mại, giúp hỗ trợ, nâng đỡ cơ thể người nằm một cách thoải mái. Nệm foam nổi bật nhờ khả năng ôm sát theo hình dáng cơ thể, góp phần giảm đau nhức cơ và xương khớp cho người sử dụng.
Nệm foam
Tại sao cần bảo quản nệm foam?
Việc bảo quản nệm foam đúng cách không chỉ giúp nệm kéo dài tuổi thọ sử dụng mà còn đảm bảo các tính năng của nệm được phát huy một cách tối đa, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người dùng.
Nệm foam được làm từ vật liệu xốp có khả năng đàn hồi cao. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản tốt nệm có thể bị giãn nở, bị ép quá lâu do nhiều tác động khác nhau, làm mất đi khả năng đàn hồi. Từ đó, không cung cấp sự thoải mái, không hỗ trợ, nâng đỡ tốt cho người nằm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người sử dụng.
Nệm foam dễ bị ẩm ướt nếu không được bảo vệ khỏi độ ẩm. Điều này có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, hoặc các tác nhân gây dị ứng khác. Bảo quản nệm trong môi trường khô ráo và thoáng mát giúp ngăn chặn tình trạng này.
Bảo quản nệm foam nâng cao chất lượng giấc ngủ
Cách bảo quản nệm foam đúng cách
Tránh để nệm foam tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Nệm Foam được cấu tạo từ nhiều lớp Foam khác nhau, vì vậy sau khi vệ sinh, bạn không nên phơi nệm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ cao và tia UV có thể làm biến dạng cấu trúc và ảnh hưởng đến chất lượng của nệm, khiến nệm trở nên cứng và giảm độ đàn hồi. Điều này không chỉ rút ngắn tuổi thọ của nệm mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Đặt nệm ở vị trí phẳng và thoáng mát
Việc đặt nệm Foam trên bề mặt không bằng phẳng có thể gây biến dạng so với thiết kế ban đầu làm mất tính thẩm mỹ của nệm và ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp và cột sống. Để tăng độ bền của nệm, hãy đặt nệm trên một bề mặt bằng phẳng và vững chắc.
Hãy tránh đặt nệm Foam ở những nơi có độ ẩm cao. Tốt nhất là không nên để nệm trực tiếp trên sàn hay ở những khu vực ẩm ướt. Nên đặt nệm trên khung giường hoặc bề mặt thoáng khí để không khí có thể lưu thông dễ dàng, giúp ngăn ngừa ẩm mốc và giữ cho nệm luôn khô ráo.
Gấp nệm foam đúng cách khi không sử dụng
Gấp nệm foam đúng cách khi không sử dụng là rất quan trọng để bảo vệ nệm và kéo dài tuổi thọ của nó. Bạn gập nệm theo chiều dài, tạo thành một hình chữ U hoặc chữ V. Điều này giúp giảm thiểu áp lực lên các lớp foam và duy trì hình dạng nệm.
Nếu nệm quá lớn hoặc không gian lưu trữ hạn chế, bạn có thể gấp theo chiều rộng, nhưng hãy chắc chắn rằng việc này không làm nệm bị ép quá mạnh hoặc tạo ra các nếp gấp sâu.
Sau khi gấp, bạn nên bọc nệm trong túi chống bụi hoặc vải mềm để bảo vệ nệm khỏi bụi bẩn, côn trùng và vi khuẩn. Đảm bảo nệm được để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao.
Đặt nệm nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao
Các bước vệ sinh nệm foam
Hút bụi và làm sạch bề mặt nệm foam
Dùng máy hút bụi với đầu hút mềm để hút sạch bụi bẩn, lông thú cưng, tóc và các mảnh vụn bám trên bề mặt nệm. Hút bụi ở cả mặt trên và các cạnh của nệm. Tránh sử dụng máy hút bụi có đầu hút quá mạnh, vì có thể làm hư hại lớp foam mềm mại.
Nếu nệm có mùi hôi khó chịu, bạn có thể rắc một lớp mỏng baking soda lên bề mặt nệm. Baking soda sẽ giúp hút ẩm và khử mùi hiệu quả. Để baking soda trên nệm từ 15 đến 30 phút (hoặc lâu hơn nếu có thể) để nó hấp thụ mùi. Sau đó, dùng máy hút bụi để loại bỏ baking soda khỏi nệm, giúp nệm thơm tho và sạch sẽ hơn.
Cách tẩy vết bẩn trên nệm foam
-
Vết bẩn nhẹ: Nếu có vết bẩn nhỏ như vết mồ hôi hay vết thức ăn,.. bạn có thể dùng khăn mềm, thấm một ít dung dịch xà phòng nhẹ pha với nước ấm, rồi lau nhẹ lên vết bẩn.
-
Vết bẩn khó xử lý: Đối với vết bẩn cứng đầu, bạn có thể pha dung dịch giấm trắng và nước (tỉ lệ 1:2), xịt nhẹ lên vết bẩn và dùng bàn chải mềm để chà sạch. Tiếp đó, hãy lau lại nệm bằng khăn sạch và để khô tự nhiên, có thể dùng quạt để hong khô nệm.
Lưu ý: Tránh để nệm thấm nước quá nhiều và quá lâu vì sẽ làm hư hỏng cấu trúc của nệm và khiến nệm dễ bị mốc.
Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp cho nệm foam
Các chất tẩy rửa mạnh có thể làm hỏng cấu trúc foam và giảm tuổi thọ của nệm. Vì vậy, chỉ nên sử dụng các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ hoặc tự chế từ những nguyên liệu an toàn như giấm, nước chanh hoặc baking soda.
Bên cạnh đó, các chất tẩy rửa nhẹ nhàng còn giúp bạn tránh tình trạng kích ứng da hay các vấn đề về sức khỏe khác. Vì các chất tẩy rửa mạnh hoặc chứa hóa chất độc hại có thể để lại dư lượng hóa chất trên nệm, làm cho nệm có mùi hôi hoặc gây kích ứng da, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm.
Việc lựa chọn và sử dụng đúng sản phẩm tẩy rửa sẽ giúp bảo vệ nệm và duy trì chất lượng giấc ngủ của bạn.
Vệ sinh bề mặt nệm foam
Cách bảo quản nệm foam khi không sử dụng
Để bảo quản nệm foam khi không sử dụng, bạn có thể làm theo các bước ngắn gọn sau:
-
Làm sạch nệm: Hút bụi và lau sạch vết bẩn, đảm bảo nệm khô hoàn toàn trước khi cất giữ.
-
Cuộn hoặc gấp nệm: Cuộn nệm cẩn thận (nên cuộn theo chiều dài) hoặc gấp nệm nếu cần, bao bọc trong bao nilon hoặc vải để bảo vệ khỏi bụi và độ ẩm.
-
Lưu trữ ở nơi khô ráo: Đặt nệm ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao.
-
Không đặt vật nặng lên nệm: Tránh chèn ép hoặc để vật nặng lên nệm để bảo vệ độ đàn hồi của foam.
-
Định kỳ kiểm tra: Kiểm tra nệm hàng tháng để đảm bảo không có dấu hiệu mốc hay hư hại.
Thực hiện theo các bước này giúp bạn bảo quản nệm foam luôn bền lâu và sẵn sàng sử dụng khi cần.
Các lỗi thường gặp khi bảo quản nệm foam
Bạn cần chú ý những lỗi thường gặp khi bảo quản nệm foam để nệm luôn trong tình trạng tốt nhất.
-
Sử dụng nệm khi chưa khô hoàn toàn hoặc để nệm trong môi trường ẩm ướt. Điều này không chỉ làm giảm chất lượng của nệm mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển gây hại cho sức khỏe.
-
Để nệm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, làm giảm tuổi thọ nệm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
-
Đặt vật nặng lên trên nệm khi bảo quản, làm nệm biến dạng, hư hỏng hoặc mất đi tính đàn hồi vốn có.
-
Không bọc nệm khi bảo quản, bụi bẩn và côn trùng có thể làm bẩn nệm gây kích ứng da khi sử dụng lại.
-
Không kiểm tra nệm định kỳ trong thời gian lưu trữ, bạn sẽ không phát hiện nệm bị hư hại và không thể khắc phục kịp thời.
Kết luận
Mong rằng những chia sẻ vừa rồi, có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích, góp phần kéo dài tuổi thọ của nệm cũng như để nệm hỗ trợ bạn một cách hiệu quả nhất.