Người ta thường nói: “Ruột để ngoài da” là dùng để chỉ những người có tính thật thà, bộc trực. Vậy bộc trực là gì? Người có tính bộc trực thường biểu hiện như thế nào? Ở họ có ưu và nhược điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này để làm việc và giao tiếp hiệu quả hơn nhé!
Bộc trực là gì? Biểu hiện của người bộc trực
Bộc trực cũng đồng nghĩa với từ trực tính, là một trong những tính cách của con người. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở người bộc trực là họ nghĩ sao nói vậy, trong lời nói rất thẳng thắn, không lắt léo. Người có tính bộc trực thường gắn liền với thành ngữ: “Thẳng như ruột ngựa” với ý nghĩa được xem là người hiền lành, không so đo tính toán hay có ác tâm hại người.
Tính quyết đoán và chấp nhận rủi ro là điểm mạnh của người bộc trực, điều này giúp họ có xu hướng dẫn dắt người khác hành động và không ngần ngại trong các quyết định. Biến họ trở thành tâm điểm đi đầu trong mọi hoạt động, lôi cuốn những người xung quanh bằng những lời nói chân thành, cởi mở và rất nhiệt tình.
Tuy nhiên, sự thẳng thẳn của người bộc trực nếu đặt vào trường hợp phê bình ý kiến và đưa ra nhận xét những người xung quanh thì đa phần dễ gây phật ý người nghe. Trong công việc, đôi khi họ bác bỏ ý kiến của người khác có phần thiếu ý tứ, hay cáu gắt và biểu lộ thái độ ra bên ngoài, thường bị chi phối bởi tình cảm cá nhân. Điều này có phần nguy hại nếu như không tìm cách khắc phục bởi một người vồ vập, hành động quá nhanh thường kết luận mọi việc trong vội vã và thiếu cân nhắc. Nếu trong hoàn cảnh khó khăn rất dễ bị mất tự chủ.
Bí quyết làm việc với người bộc trực
Nếu sếp của bạn là người bộc trực thì chắc hẳn chúng ta sẽ nhận rất nhiều ý kiến đánh giá từ họ, trong đó có khen ngợi và cả sự phê bình. Nhưng bạn khoan vội hoảng sợ vì tính bộc trực của họ có phần chân thật, ngay thẳng nên sẽ giúp bạn nhận thức được những mặt yếu kém của mình mà tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, trên cương vị là người quản lý bạn cũng phải kiềm chế thái độ và lời nói của mình sao cho đúng chuẩn mực.
Nếu làm việc với một nhân viên có tính bộc trực thì lại càng chú ý họ nhiều hơn. Bởi trong công việc, nếu bố trí sai lầm trong dự án quan trọng nào đó thì người bộc trực đôi khi không đủ tính tỉ mỉ và cẩn trọng để hoàn thành tốt nhất. Nhưng bạn lại không thể ép buộc mà nên cho họ nhiều phương án lựa chọn, công nhận thành quả mà họ tạo ra. Đồng thời người bộc trực thường tận dụng điểm yếu của người khác, vì vậy bạn cũng không quá thân mật với họ.
Thế nhưng, không ít người cảm thấy người bộc trực có tính đáng yêu bởi sự mộc mạc, hành vi bộc bạch chân thật, có thể giãi bày ý kiến theo ý nghĩ thiện tâm của mình. Vì thế, nếu biết tận dụng họ trong công việc chúng ta sẽ thu về những “lời vàng ngọc” mà trong môi trường công sở đôi khi có quá nhiều sự nịnh bợ khó phân biệt giả dối, đúng sai.
Làm thế nào khi gặp khách hàng là người bộc trực?
Bạn đã biết người có tính bộc trực sẽ thường nóng nảy nên khi mời gọi họ mua sản phẩm cũng chẳng dễ dàng gì và thậm chí họ còn dùng những lời lẽ phàn nàn, chê bai. Những ý kiến của họ chưa hẳn là đúng hoặc sai nhưng bạn cũng phải tiếp thu vì khi có một người ý kiến với sản phẩm thì tức là chúng chưa thật sự hoàn hảo để đáp ứng hết thảy, ghi nhận ý kiến này chỉ giúp chúng ta tự hoàn thiện hơn. Vì thế, trong trường hợp điều bạn cần làm là lắng nghe, giải thích và khắc phục mọi khuyết điểm.
Nhưng có một bộ phận nhân viên bán hàng lại không thật sự quan tâm đến ý kiến khách hàng, chấp nhận những lời chê bai. Có khi những cử chỉ “Dạ, vâng” chỉ khi khách hàng đứng trước mặt nhưng khi quay lưng đi thì ý kiến của họ thường bị cho vào quên lãng. Nhưng đối với nhà quản lý thường coi trọng vấn đề này bởi họ biết rằng đứng về phía khách hàng để đồng tình và rút kinh nghiệm là cực kỳ quan trọng để tạo sự tín nhiệm. Bằng chứng là những sản phẩm tung ra thị trường thành công thường có sự tin cậy và ủng hộ từ phía khách hàng trước đó.
Chúng ta hiểu bộc trực là gì thì nên học cách ứng xử với người có tính bộc trực. Bởi trong công việc và cả cuộc sống ít nhiều bạn cũng sẽ tiếp xúc với người có tính bộc trực, thẳng thắn và nếu không biết cách khôn khéo lại gây mất lòng cho cả đôi bên.