Biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh là hai trong số các loại biển báo được quy định theo Quy chuẩn biển báo đường bộ. Trên thực tế, các loại biển báo giao thông đường bộ là một bộ quy chuẩn theo quốc tế, tương tự như giấy phép lái xe của Việt Nam nay đã có thể sử dụng được ở đại đa số các quốc gia trên toàn thế giới.
Luật sư tư vấn luật giao thông trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568
1. Biển chỉ dẫn là gì?
Về cơ bản, biển báo giao thông đường bộ Việt Nam có 4 loại là biển cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn và một số biển phụ khác.
Biển báo cấm
Hầu hết các biển đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
Hiệu lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính. Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139.
Biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm là biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247.
Biển hiệu lệnh
Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, chẳng hạn như: phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông sử dụng đường bộ phải thi hành. Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 310.
Xem thêm: Thẩm quyền đặt biển báo tốc độ? Ý nghĩa của các biển báo tốc độ?
Biển chỉ dẫn
Nhóm biển báo giao thông này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động. Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448. Để nắm bắt thêm thông tin về nhóm biển báo này, các bạn đọc thêm bài viết chi tiết Biển Báo Chỉ Dẫn.
Biển báo phụ
Biển báo phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính. Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển chính. Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.
Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Biển báo trên đường cao tốc
Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác. Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo có nhiều điểm khác so với biển báo giao thông trên đường bình thường.
Xem thêm: Lỗi không chấp hành biển báo giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
2. Phân biệt giữa biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh:
Quy chuẩn biển báo hiệu giao thông 41:2019 có hiệu lực vào ngày 1/7 tới quy định rõ: Biển hiệu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Quy chuẩn cũng chỉ ra khái niệm về biển chỉ dẫn, Đây là loại biển để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
Đáng lưu tâm, Quy chuẩn 41:2019 cũng quy định một số biển chỉ dẫn được chuyển sang thành nhóm biển hiệu lệnh bắt buộc phải tuân thủ. Trong đó, đáng chú ý là các loại quy định về phân làn, gộp làn đường và đường dành riêng cho các loại xe. Nếu tài xế vi phạm các biển này sẽ bị CSGT xử phạt (trước đây là biển chỉ dẫn không bị phạt). Mức phạt được quy định cụ thể tại Nghị định 100/2019. Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, QCVN 41:2019 đưa một số nhóm biển chỉ dẫn sang nhóm biển hiệu lệnh. Đơn cử biển 412 mà chúng ta vẫn quen gọi là biển phân làn. Có nghĩa là tài xế bắt buộc lái xe phải chấp hành, lái xe phải đi theo đúng làn đường phù hợp với loại phương tiện mà mình đang điều khiển. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt.
Nhóm biển chỉ dẫn là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam.
Nhóm biển hiệu lệnh là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành.
Xét theo chiều ngang đường, hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của một chiều xe chạy; Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Nếu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì phải treo biển ở trên giá long môn hoặc cột cần vươn.
3. Các nhóm biển hiệu lệnh hiện nay:
Dưới đây là một số nhóm biển được chuyển từ biển chỉ dẫn sang biển hiệu lệnh tài xế cần đặc biệt lưu ý:
Nhóm biển hiệu lệnh R403:
Quy định, ngoài các loại phương tiện quy định trên biển được đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt các biển R.403a, R.403b, R.403c, R.403d, R.403e, R.403f.
Xem thêm: Không có biển báo phân làn đường có được xử phạt sai làn?
Nhóm biển hiệu lệnh R404:
Nhóm biển R.404 báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới. Về thiết kế tương tự nhóm biển R.403 tương ứng nhưng có thêm vạch đỏ từ phía trên bên phải gạch chéo xuống phía dưới bên trái của biển.
Biển hiệu lệnh hướng đi trên mỗi làn đường phải theo R.411:
Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường. Biển sử dụng phải phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường). Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và hướng đi trên mỗi làn đường mà có ký hiệu phù hợp. Biển có tác dụng bắt buộc người tham gia giao thông phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.
Tài xế cần chú ý, số làn đường và hướng mũi tên tùy theo yêu cầu chỉ dẫn thực tế mà vẽ cho phù hợp, hình trên biến số R.411 chỉ là một trường hợp.
Nhóm biển hiệu làn đường dành riêng cho mỗi loại xe R.412:
Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe riêng biệt. Biển được đặt phía trên làn xe, ở đầu đường theo chiều xe chạy. Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này (trừ các xe được quyền ƣu tiên theo quy định).
Riêng với biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”, nếu vạch sơn phân làn dành cho xe buýt có dạng nét đứt, các xe khác có thể đi vào làn xe này, nhưng phải ưu tiên cho xe buýt (phải nhường đường, chuyển sang làn khác để không ảnh hưởng đến việc vận hành của xe buýt); trường hợp vạch sơn phân làn dành cho xe buýt là nét liền, các phương tiện khác không được đi vào làn đường dành cho xe buýt.
Xem thêm: Biển phụ là gì? Hiệu lực của biển phụ được xác định như thế nào?
Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.
Cũng trong nhóm biển R412, tài xế cần lưu ý một số biển báo hiệu hết các đoạn đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới, về thiết kế tương tự như nhóm biển trên, nhưng có thêm vạch đỏ từ phía trên bên phải gạch chéo xuống phía dưới bên trái của biển.
Biển gộp làn đường theo phương tiện R.415:
Biển R.415 dùng để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường theo quy định. Tùy theo tình hình thực tế về số lượng làn đường và ý đồ tổ chức giao thông mà sử dụng các ký hiệu phương tiện trên các làn cho phù hợp và biển số R.415 chỉ là một trường hợp.
Biển đặt bên đường hoặc treo trên cột cần vươn. Biển này chỉ áp dụng với những đoạn đường có 2 đến 4 làn đường cho mỗi hướng lưu thông. Biển R.415 không áp dụng với các xe chuyển làn để ra/vào hoặc dừng đỗ bên đường.
Ngoài ra, khi sử dụng biển này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất, trong trường hợp đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn và việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.
Như vậy, khi tha gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần lưu ý phân biệt hai loại biển báo này để tránh nhầm lân và vi phạm nguyên tắc khi tham gia giao thông.