Bậu là gì, qua nghĩa là gì, nguồn gốc từ bậu từ đâu, THPT Nguyễn Đình Chiểu chia sẻ ý nghĩa đặc biệt của bậu chưa ai biết.
Bậu là gì?
Bậu là cách gọi người vợ, người yêu hay người con gái được mến mộ. Bậu là đại từ, ngôi thứ hai trong xưng hô.
Bạn đang xem: Bậu là gì? Ý nghĩa đặc biệt của bậu chưa ai biết
Bậu xuất hiện nhiều trong ca dao với nghĩa trên. Ví dụ:
“Ngó lên Hòn Kẽm
đá dừng Thương cha, nhớ mẹ quá chừng bậu ơi
Bướm xa hoa bướm lại dật dờ
Anh xa xôi bậu đêm chờ ngày trông.”
Trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, bậu là Lục Vân Tiên: “Lũ nó còn đây, Qua xem tướng bậu thơ ngây đã đành”.
Như vậy cũng tùy tình huống mà có thể suy ra nghĩa của từ bậu là gì nhưng đa phần là nghĩa Bậu là cách gọi người vợ, người yêu hay người con gái được mến mộ, THPT Nguyễn Đình Chiểu chia sẻ.
Qua là gì?
Qua là từ xưng hô của người lớn (tuổi) với người ít tuổi hơn. Qua là tôi là cô, chú, bác, anh, chị…
Qua là ngôi thứ nhất (nếu dùng riêng lẻ)nhưng khi dùng chung với bậu thì qua là anh là cách xưng hô của chồng với vợ, của người con trai với người yêu, người mình mến mộ.
Ví dụ: Bậu sang phà Rạch Miễu Qua lẽo đẽo theo sau … (Phải lòng con gái Bến Tre, Luân Hoán/Phan Ni Tấn)
Nguồn gốc của từ qua và bậu
Theo THPT Nguyễn Đình Chiểu tìm hiểu thì có nhiều ý kiến về nguồn gốc của qua và bậu.
Thứ nhất, ông Lê Ngọc Trụ cho rằng gốc của từ “qua” là do chữ wá (hay đọc đúng hơn là u_á) đọc theo giọng Triều Châu của chữ “ngã” tức là “tôi”.
Thứ hai, Nguyên Nguyên có đặt sự liên hệ từ qua với tiếng Mường và tiếng Nhật nhưng có lẽ nên chấp nhận lối giải thích giản dị của Lê Ngọc Trụ, THPT Nguyễn Đình Chiểu chia sẻ.
Thứ ba, ông Bình Nguyên Lộc có đưa ra gốc từ tiếng Mạ nhưng sau khi bàn luận với người Triều Châu, thì trong tiếng Triều Châu “pa_u” hay “pấu” (giọng đọc khác nhau tùy vùng) là vợ, một danh từ bình thường và khi ghép vào một chữ nữa mới phân rõ ngôi thứ như “cha pấu”, “cha pa_u” (vợ tôi) “deo pa_u” (vợ yêu) như ta dùng Hán Việt “tệ phụ, tệ nội, hiền phụ, hiền thê …”.
Nếu “qua” đã là “tôi” từ âm Triều Châu thì “bậu” cũng rất có thể do âm Triều Châu mà ra.
Người Việt chung sống với người Triều Châu đọc trại là “bậu” và “Bậu” trở thành đại từ ngôi thứ hai. Ví dụ: “Bậu có chồng chưa, Bậu thưa cho thiệt Kẻo Qua lầm tội nghiệp cho Qua”.
Sau một thời gian, qua và bậu được Việt hóa hoàn toàn và mang ý nghĩa đậm đà phong vị phương Nam. Qua và bậu đã trở thành hai đại từ độc đáo của lứa đôi, được dùng nhiều trong ca dao dân ca với nghĩa súc tích hơn và ngôi thứ dược xác định rõ ràng hơn cả nghĩa gốc, THPT Nguyễn Đình Chiểu chia sẻ.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tổng hợp