Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sác được áp dụng của một quốc gia. Với nội dung chính sách nhằm triển khai các hoạt động bảo vệ và thúc đẩy sản xuất và kinh doanh trong nước. Với những ý nghĩa tích cực mà chính sách này mang lại cho quốc gia và doanh nghiệp trong nước là rất lớn. Tuy nhiên, việc thực hiện cần thiết và phù hợp trong từng ngành mới tác động tích cực đến kinh tế và xã hội.
1. Chính sách bảo hộ mậu dịch là gì?
Chính sách bảo hộ mậu dịch (hay chính sách bảo hộ thương mại) tạm dịch sang tiếng Anh là Trade protectionism policy.
Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách thương mại quốc tế. Trong đó Chính phủ của một quốc gia áp dụng các biện pháp để cản trở và điều chỉnh dòng vận động của hàng hoá nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước. Các biện pháp được áp dụng trong các khoảng thời gian với mức độ khác nhau. Nhằm tạo các lợi thế cho doanh nghiệp trong nước phát triển và tìm kiếm chỗ đứng. Từ đó mà nắm giữ các nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tạo thế mạnh cho họ khi có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia cạnh tranh.
Như vậy đây là chính sách được thực hiện trong hoạt động thương mại của một quốc gia. Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với chính sách thương mại mở cửa mang tính chất quốc tế. Đó là hoạt động điều chỉnh khi quốc gia tham gia trao đổi, hàng hóa dịch vụ với quốc gia khác hoặc với tổ chức quốc tế. Do tính chất của một số ngành sản xuất, kinh doanh trong nước sẽ gặp khó khăn khi bị cạnh tranh bởi hàng hóa ngoại nhập nếu mở cửa thị trường. Điều này dẫn đến ảnh hưởng tài chính của doanh nghiệp trong nước và giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Hay nói cách khác là gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước.
Chủ thể thực hiện chính sách là Chính phủ của quốc gia.
Thực hiện xác định các điều kiện đối với sản phẩm hàng hóa có yếu tố nước ngoài muốn tham gia vào thị trường nội địa. Điều này tạo ra các rào cản nhất định đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước. Các chính sách được quy định cụ thể với các mặt hàng khác nhau. Có thể hiểu với các mặt hàng có tính cạnh tranh càng cao thì càng tạo nhiều rào cản trong nhập khẩu. Các chính sách thực hiện xoay quanh thiết lập các hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan.
Nhiệm vụ của chính sách bảo hộ mậu dịch.
Đó là bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các hàng hoá và dịch vụ nước ngoài. Chính sách bảo hộ mậu dịch đặt ra các tiêu chuẩn cao với hàng hóa thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v… Hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Nhằm bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong nước.
Chính sách bảo hộ mậu dịch thường được áp dụng đối với các quốc gia có tiềm lực kinh tế không quá mạnh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn. Khi đó, các sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh chưa thâu tóm được toàn bộ thị trường trong nước. Việc thực hiện chính sách này nhằm kéo dài thời gian giúp doanh nghiệp trong nước lớn mạnh. Có đủ tiềm lực và độ mạnh thương hiệu để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó chính là thời điểm quốc gia mở cửa thị trường.
2. Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch:
Với các mục đích và nội dung của chính sách bảo hộ mậu dịch, thể hiện các đặc điểm:
– Hạn chế nhập khẩu hàng hoá nước ngoài.
Với nội dung chính sách đưa ra những rào cản xác định điều kiện, tiêu chuẩn đối với hàng hóa nước ngoài muốn tham gia thị trường trong nước. Từ đó mà hàng hóa nước ngoài khó khăn hơn trong việc muốn xâm nhập thị trường. Với mục đích nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong nước và sản xuất trong nước. Khi việc sản xuất và kinh doanh ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có điều kiện cạnh tranh với các tập đoàn lớn.
Chính sách bảo hộ mậu dịch được đặt ra khi Chính phủ muốn tạo tiềm lực và lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp trong nước. Đi kèm là các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước. Khi đất nước chưa đạt đến trình độ phát triển nhất định về tài chính và kinh tế. Các đa dạng thị trường ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế trong nước. Việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài trong thời điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chỗ đứng nhất định không những tạo khó khăn cho doanh nghiệp mà còn xáo trộn thị trường. Các tác động này có thể khiến cho thị trường trong nước mất kiểm soát.
– Chính sách này được thực hiện thông qua áp dụng các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tương đối dày đặc.
Hàng rào thuế quan. Hiểu đơn giản là việc đánh thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nước ngoài. Được thực hiện khi hàng hóa muốn đi qua cửa hải quan của quốc gia. Việc đánh thuế vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra là đảm bảo hàng hóa có yếu tố nước ngoài khó tham gia vào thị trường nội địa. Giúp hạn chế các hoạt động cạnh tranh đối với hàng hóa được sản xuất. Và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Hàng rào phi thuế quan. Các rào cản phi thuế quan được các quốc gia áp dụng khá đa dạng. Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của quốc gia và tính chất hàng hóa. Có thể kể đến là việc áp dụng các: Giấy phép nhập khẩu. Các quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa. Giám định hàng hóa trước khi xếp hàng. Các quy tắc xuất xứ. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.
– Chuẩn bị tiềm lực thực hiện chính sách mậu dịch tự do.
Chính sách mậu dịch tự do là việc tạo các chính sách thuận lợi. Nhằm thu hút các hoạt động cả doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường. Giúp tạo thị trường cạnh tranh, kinh tế đất nước phát triển đa dạng. Người dân được đáp ứng các nhu cầu khác nhau.
Chính sách bảo hộ mậu dịch thường được thực hiện trước chính sách mậu dịch tự do. Nhằm bảo vệ cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp có đủ thời gian để chuẩn bị cho sự cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài. Các quốc gia luôn có chính sách nhất định nhằm tạo lợi thế cho hàng hóa trong nước được tiêu thụ. Các doanh nghiệp trong nước cần đủ mạnh để tham gia thị trường với yếu tố cạnh tranh cao. Cũng như việc định hướng vươn ra các thị trường khác ngoài việc đáp ứng thị trường trong nước.
3. Vai trò của chính sách bảo hộ mậu dịch:
Trong hoạt động kinh tế của một quốc gia. Mở cửa thị trường đem đến các đa dạng về hàng hóa, dịch vụ. Giúp đáp ứng các nhu cầu người dân. Tuy nhiên để tham gia vào tự do hóa thương mại hàng hóa, các doanh nghiệp trong nước phải có tiềm lực đủ mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó mà chính sách bảo hộ mậu dịch được các quốc gia áp dụng đối với một số sản phẩm hàng hóa nhất định. Như vậy, có thể thấy các vai trò trong áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch như sau:
– Bảo vệ doanh nghiệp trong nước.
Vai trò này được thực hiện thông qua nhiều khía cạnh. Với việc thiết lập các hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan đối với sản phẩm nhập khẩu. Nhằm hạn chế sự gia nhập của sản phẩm nước ngoài với sản phẩm nội địa. Từ đó mà các sản phẩm trong nước được cung cấp cho thị trường nội địa. Các doanh nghiệp trong nước cần đáp ứng đúng nhu cầu người dân. Đẩy mạnh chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý. Điều nay giúp sản phẩm trong nước trở thành nhu cầu thiết yếu, thói quen tiêu dùng của người dân. Khi các sản phẩm nước ngoài cạnh tranh vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp trong nước có một chỗ đứng nhất định.
Việc tạo hạn chế môi trường cạnh tranh khi doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh là chính sách nhà nước bảo vệ các doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp cần thúc đẩy hoạt động, hiệu suất dựa trên lợi thế sẵn có.
– Tạo lợi thế cho sản phẩm nội địa và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Khoảng thời gian áp dụng chính sách là căn cứ tạo lợi thế cho sản phẩm nội địa. Với các doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động về xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Điều này giúp tạo ra các thói quen trong tiêu dùng.Thường các ưu tiên này nhằm hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi các yếu tố cạnh tranh gây trở ngại lớn cho họ.
Các doanh nghiệp lớn thường có đủ tiềm lực tài chính. Cùng các kế hoạch nhằm chi phối thị trường trong nước và xâm nhập thị trường nước ngoài. Họ đã có vị thế nhất định trong thị trường kinh doanh nên không nhận được nhiều lợi thế với chính sách thực hiện này. Trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần đến các thuận lợi nhằm tạo tiềm lực tài chính và chi phối một thị trường nhất định. Khi các chính sách tự do hóa thương mại hay chính sách mậu dịch tự do được áp dụng, các doanh nghiệp này đã có tiềm lực và vị thế nhất định. Và ưu thế nhất định so với các sản phẩm, hàng hóa tương tự được nhập khẩu.
Rút ra nhận xét
Như vậy trong các khoảng thời gian cụ thể. Dựa trên tình hình kinh tế trong nước mà các chính sách bảo hộ mậu dịch có thể được các quốc gia áp dụng. Điều này giúp cho việc bảo vệ các doanh nghiệp trong nước với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài với thị trường trong nước. Việc tiêu thụ sản phẩm trong nước được thúc đẩy. Khi có đủ tiềm lực cạnh tranh, việc mở cửa thị trường giúp quốc gia thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đa dạng mặt hàng và hội nhập quốc tế.