Với nhu cầu sử dụng ngày càng nâng cao, bàn phím cơ ngày nay dần được ưa chuộng và yêu mến nhiều hơn hẳn so với các dòng bàn phím giả cơ hay bàn phím thường. Vậy bàn phím cơ là gì? Có thật sự tốt hơn bàn phím thường? Và đâu là 10 bàn phím chất lượng, giá tốt nhất hiện nay.
Bạn hãy xem thông tin dưới đây để hiểu rõ về dòng sản phẩm này và chọn được mẫu bàn phím ưng ý để sử dụng cho công việc và mục đích giải trí của bản thân nhé!
Top 10 Bàn Phím Cơ chất lượng, giá sốc năm 2021
Danh sách dưới đây được mình tổng hợp từ 3 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay là: Lazada, Tiki, Shopee. Các sản phẩm này được lựa chọn dựa theo tiêu chí chất lượng tốt, nhiều người sử dụng và giá cả phải chăng.
Hi vọng bạn sẽ tìm được chiếc bàn phím phù hợp trong top 10 dưới đây.
1. Bàn phím cơ E-Dra EK387 (Type C)
Sở dĩ E-Dra EK387 là chiếc bàn phím cơ đầu tiên mình muốn giới thiệu đến bạn vì sản phẩm này được nhiều người sử dụng đánh giá cao về chất lượng, độ bền và giá cả thuộc phân khúc phổ thông, dễ mua.
Bàn phím EDra EK387 được thiết kế với bộ khung vỏ được làm từ nhựa cứng siêu dày, chắc chắn với bề mặt được làm nhám. Dòng chữ thương hiệu E-DRA được in bên dưới bàn phím. Và gần đây dòng bàn phím này cũng vừa cho ra mắt phiên bản nâng cấp 2021 với nhiều cải tiến tuyệt vời.
Giá tốt nhất: 539.000 đồng (tại Lazada).
2. Bàn Phím Có Dây Logitech Orion G610 LED Full Size
Logitech G610 Orion là chiếc bàn phím được ra mắt nhằm đem đến sự hỗ trợ và hiệu suất chơi game tuyệt vời. Sản phẩm được thiết kế tinh tế với chất liệu nhám mờ giúp không in dấu vân tay và dây cáp bện với độ bền cao.
Sản phẩm sử dụng các phím cơ học Cherry MX bền bỉ và đem lại cảm giác nhẹ tay và độ nhạy cảm tốt khi sử dụng. Vì sở hữu Blue Switch, bàn phím G610 Orion sẽ phát ra các âm thanh lách cách khi bạn gõ, tạo cảm giác sinh động hơn khi chơi game.
Giá tốt nhất: 2.199.000 đồng (tại Lazada).
3. Bàn phím cơ E-DRA EK384 Led RGB
E-Dra EK384 là mẫu bàn phím không dây sử dụng công nghệ ABS Double Shot kết hợp với 2 màu sắc trắng / xám của keycap, giúp các phím có độ bền chắc tốt, bấm nhạy và bạn có thể dễ dàng thay đổi keycap theo sở thích cá nhân.
EK384 được trang bị 84 phím với kích thước nhỏ gọn. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng mang bàn phím theo bên người để đi công tác, gặp khách hàng. Ngoài ra, phím được trang bị đèn Led RGB với màu sắc tinh tế và đẹp mắt.
Giá tốt nhất: 780.000 đồng (tại Lazada).
4. Bàn Phím Gaming Rapoo V500SE
Rapoo V500SE là mẫu bàn phím gaming chuyên dụng được làm từ chất liệu hợp kim cao cấp với thiết kế nhỏ gọn, tinh tế. Bàn phím này sử dụng loại Blue switch và được sơn nhám tĩnh điện trên bề mặt.
Ngoài ra, V500SE được trang bị đèn LED Rainbow với nhiều màu sắc cực đẹp, các phím chức năng được in đậm để tạo điểm nhấn và đem đến sự thuận tiện cho bạn khi dùng. Bạn có thể dễ dàng thay đổi màu sắc đèn led bằng tổ hợp phím FN + các phím Ins, Home,….
Giá tốt nhất: 380.000 đồng (tại Lazada).
5. Bàn Phím Cơ Gaming Dareu EK87
Bàn phím gaming Dareu EK87 thuộc dòng bàn phím tenkeyless (dãy phím số bị lược bỏ bớt). Đây là dòng bàn phím nhỏ gọn, chủ yếu được sử dụng để chơi các game không dùng đến bàn phím số như: MOBA, các game bắn súng,…
Nhờ có kích thước nhỏ gọn, đây là phương án tuyệt vời cho các game thủ mang theo bàn phím riêng bên mình để đi thi đấu và tập luyện.
Dareu EK87 sử dụng loại switch “D” độc quyền của hãng. Loại switch này có độ bền cao (trên 50 triệu lần bấm) và phần bỏ trong suốt được tích hợp đèn led ở bên trong, tạo nên sự nổi bật, đẹp mắt.
Giá tốt nhất: 590.000 đồng (tại Lazada).
6. Bàn phím không dây E-DRA EK368W
EK386W là dòng bàn phím không dây đầu tiên của thương hiệu EDRA được tích hợp công nghệ Bluetooth 5.0 với kích thước nhỏ gọn và khả năng sạc dây với USB Type C mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời và hiện đại.
Ngoài ra, sản phẩm sử dụng keycap kết hợp giữa 2 màu trắng – xám và profile XDA thông dụng giúp bạn dễ dàng tùy chỉnh keycap theo cá nhân hóa.
Giá tốt nhất: 1.289.000 đồng (tại Lazada).
7. Bàn Phím Cơ XSmart Gaming T907 Esports Pro 20 chế độ LED
Bàn phím gaming XSmart T907 được trang bị hệ thống led với 20 chế độ màu sắc được cài sẵn cực kỳ bắt mắt. Bạn có thể dễ dàng chọn các chế độ khác nhau của bàn phím thông qua các phím chức năng.
Ngoài ra, bàn phím gaming này cũng có kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ, chỉ khoảng 1kg, giúp bạn có thể dễ dàng di chuyển và mang theo bên người.
Giá tốt nhất: 480.000 đồng (tại Lazada).
8. Bàn Phím Máy Tính VINETTEAM K550 Led 87 Phím (Blue Switch)
Bàn phím máy tính Vinetteam K550 sử dụng blue switch và được trang bị 87 phím bấm cùng với đèn led được cài đặt sẵn 10 chế độ màu khác nhau.
Ngoài ra, nhà sản xuất cũng đem đến cho bạn 4 lựa chọn màu sắc phím bấm trẻ trung, thời trang khác nhau để lựa chọn tùy theo sở thích. Bàn phím còn được thiết kế với khả năng chống nước, chống bụi.
Đây là một sản phẩm có giá cả phải chăng nhưng lại đem đến cho bạn sự trải nghiệm của 1 bàn phím cơ hiện đại, cao cấp.
Giá tốt nhất: 439.000 đồng (tại Lazada).
9. Bàn Phím Máy Tính XSmart Crack K2 PRO Led RGB
Bàn phím máy tính XSmart Crack K2 sở hữu các phím bấm blue switch với 10 chế độ đèn led khác nhau được trang bị sẵn. Nhờ đó, sản phẩm đem đến cho bạn cảm giác nhẹ tay và âm thanh gõ lách cách khi sử dụng.
Bàn phím Crack K2 có tổng cộng 87 phím bấm được bố trị hợp lý với nắp phím nổi hình chữ U đem đến trải nghiệm mượt mà cho người dùng. Đây cũng là một dòng bàn phím được các game thủ sự dụng khá nhiều trong thời gian gần đây.
Giá tốt nhất: 370.000 đồng (tại Lazada).
10. Bàn phím cơ Gaming K100 LED RGB
Bàn phím máy tính Gaming K100 được thiết kế từ những chất liệu bền bỉ, với phần khung được mạ xám với các đường nét mạnh mẽ, tinh tế. Sản phẩm sử dụng các keycap được làm bằng nhựa cao cấp, với tuổi thọ lâu dài và không bị phai ký hiệu sau thời gian dài sử dụng.
K100 là dòng bàn phím máy tính full layout với đầy đủ các phím bấm, các phím chức năng hay hotkey tiện lợi, giúp bạn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ làm việc cho đến chơi các thể loại game như Moba, FPS,…
Giống như nhiều bàn phím gaming khác, K100 cũng được trang bị hệ thống đèn LED có thể thay đổi màu sắc với nhiều chế độ màu đẹp mắt, giúp bạn có thể dễ dàng sử dụng trong ban đêm, điều kiện thiếu ánh sáng.
Giá tốt nhất: 350.000 đồng (tại Lazada).
Bàn Phím Cơ là gì?
Bàn phím cơ là dòng bàn phím máy tính sử dụng nguyên lý cơ học để tạo nên sự đàn hồi cho từng phím bấm (được gọi là công nghệ Switch).
Thay vì sử dụng các miếng đệm bằng cao su giá rẻ như ở bàn phím thường, với công nghệ này từng phím bấm trên bàn phím cơ sẽ có độ nảy tốt hơn, tốc độ ghi nhanh chóng cùng sự bền bỉ trong quá trình sử dụng lâu dài.
Ngoài ra, việc sử dụng bàn phím cơ hàng ngày cũng giảm thiếu được triệu chứng đau đầu ngón tay khi bạn phải gõ phím liên tục. Nhờ khắc phục được những nhược điểm của dòng bàn phím vật lý thông thường trước đây. Bàn phím cơ ngày càng được ưa chuộng và phổ biến hơn.
So sánh bàn phím cơ, bàn phím giả cơ và bàn phím thường?
Hiện nay, tuy trên thị trường có khá nhiều loại bàn phím máy tính với những kiểu dáng, cách thiết kế và tính năng khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, bạn có thể phân chúng làm 3 loại là: bàn phím cơ, giả cơ và bàn phím thường. Dưới đây là những thông tin giúp bạn có thể phân biệt được từng loại và ưu, nhược điểm của chúng:
1. Cấu tạo và cách hoạt động của bàn phím thường
Đối với bàn phím vật lý thông thường trước đây, ở dưới mỗi phím bấm sẽ có một miếng đệm cao su (rubber dome) và khi bạn gõ phím, dưới tác động của cơ chế đàn hồi, bộ phận tiếp xúc của phím sẽ chạm vào bản mạch bên dưới và đưa đẩy phím bấm lên trở lại vị trí cũ.
Ưu điểm của loại bàn phím này:
- Đa dạng kích thước, hình dáng.
- Giá cả rẻ, chỉ khoảng 100.000 đến 200.000 đồng.
Nhược điểm:
- Tốc độ ghi chậm.
- Dễ xảy ra tình trạng đau đầu ngón tay khi gõ bàn phím liên tục.
- Cần dùng lực mạnh để nhấn phím, tốc độ gõ cũng bị làm chậm lại.
- Tuổi thọ thấp (phím bấm khoảng 1 – 5 triệu lần là có khả năng hư hỏng).
2. Cấu tạo và cách hoạt động của bàn phím cơ
Được ra đời để khắc phục những nhược điểm của bàn phím thường, bàn phím cơ sử dụng công nghệ switch và với nguyên lý cơ học sử dụng lò xo để đàn hồi.
Nhờ đó, khi dùng phím cơ, bạn chỉ cần gõ nhẹ là máy đã nhận được lệnh rồi. Ngoài ra, hiện nay có nhiều loại switch được các nhà sản xuất sử dụng trong bàn phím cơ và mỗi loại sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khác biệt.
Tùy nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại bàn phím có switch phù hợp. Mình sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn ngay ở phần bên dưới
Ưu điểm của loại bàn phím máy tính này:
- Nhận lệnh nhanh.
- Không phải dùng nhiều lực để gõ phím.
- Không đau tay khi sử dụng nhiều.
- Tuổi thọ cao (trung bình từ 30 – 50 triệu lần bấm).
- Thường được trang bị hệ thống đèn led đẹp mắt.
- Công nghệ Anti-ghosting và NKRO giúp bạn có thể bấm nhanh một tổ hợp phím cùng lúc, phù hợp để chơi game.
Nhược điểm:
- Giá cả cao.
3. Cấu tạo và cách hoạt động của bàn phím giả cơ
Với tên gọi bàn phím GIẢ cơ thì chắc bạn cũng phần nào đoán ra được đây là dòng bàn phím như thế nào. Các bàn phím máy tính này là dòng sản phẩm nhằm đem lại cho người sử dụng cảm giác tương tự như đang dùng bàn phím cơ (chỉ khoảng tầm 60%) nhưng với mức giá rẻ hơn.
Ưu điểm của dòng sản phẩm này:
- Giá rẻ hơn bàn phím cơ.
- Đem lại một số tiện ích tương tự như phím cơ. Chẳng hạn: hệ thống đèn led, âm thanh khi gõ phím, phong cách thiết kế,….
Nhược điểm:
- Vẫn sử dụng đệm cao su giống như bàn phím vật lý nên mang hầu hết các nhược điểm của bàn phím thường.
Khi chọn mua bàn phím cơ tốt cần quan tâm đến những tiêu chí nào?
Những năm gần đây, bàn phím cơ đang rất được ưa chuộng, đặc biệt là đối với các bạn game thủ. Loại bàn phím máy tính này cũng rất đa dạng về mẫu mã, kích thước, và các tính năng riêng biệt.
Do đó, để giúp bạn chọn mua bàn phím cơ tốt và phù hợp, mình sẽ gợi ý một số tiêu chí mà bạn cần quan tâm dưới đây:
1. Tiêu chí về kích thước
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bàn phím với những kích thước khác nhau. Phổ biến nhất là:
- Bàn phím cơ đầy đủ 100% kích thước (giống bàn phím thường).
- Bàn phím compact layout với đầy đủ các phím nhưng nhỏ gọn hơn.
- Bàn phím tenkeyless với 80% kích thước (lược bỏ phần phím số bên tay phải).
- Bàn phím với kích thước chỉ 60% bàn phím thường.
Tùy vào nhu cầu, sở thích sử dụng và không gian đặt bàn phím mà bạn có thể lựa chọn thiết bị phù hợp.
2. Tiêu chí Switch
Switch là đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của mỗi chiếc bàn phím dạng cơ. Trong đó có 3 loại switch cơ bản là:
- Blue switch: loại này được cấu tạo có khấc và sẽ phát ra tiếng khá to khi gõ phím.
- Brown switch: cấu tạo có khấc nhưng không phát ra tiếng.
- Red switch: loại switch không có khấc và cũng không phát ra tiếng khi bạn nhấn phím.
Tùy vào nhu cầu và sở thích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn bàn phím có loại switch phù hợp. Thông thường các bàn phím sử dụng blue switch rất thích hợp để chơi game nhờ vào âm thanh lách cách khi gõ. Còn các loại bàn phím Red switch và Brown switch thì thường được những bạn hay làm việc ban đêm, cần sự yên tĩnh ưa chuộng.
3. Tính thẩm mỹ của bàn phím
Tính thẩm mỹ cũng là một tiêu chí khá quan trọng khi bạn chọn mua bàn phím máy tính. Trong đó, với bàn phím cơ có 3 phần quan trọng sẽ đem đến sự đẹp mắt cho sản phẩm là:
- Kiểu dáng phím bấm: thường có hình tròn hoặc vuông. Đối với một số bàn phím máy tính, bạn có thể dễ dàng tháo phần keycap cơ bản của sản phẩm ra và thay thế keycap khác.
- Khung bàn phím: tùy vào kích thước bàn phím cơ mà sản phẩm có thể có hoặc không có phần lót tay, khung to hay nhỏ,…
- Ánh sáng (đèn led) trên bàn phím: tùy thuộc từng sản phẩm sẽ có dòng đèn khác nhau, đa số được trang bị đèn LED RGB và có những chế độ ánh sáng được nhà sản xuất cài đặt sẵn.
Tuy là một tiêu chí quan trọng, nhưng việc lựa chọn bàn phím với 3 phần đặc điểm trên như thế nào là tùy thuộc vào bạn. Mỗi người sẽ có nhìn nhận khác nhau về cái đẹp, và bàn phím mua về là để bạn sử dụng mà.
4. Những tiện ích hỗ trợ và khả năng kết nối
Đa số những chiếc bàn phím cơ ngày nay đều có khả năng kết nối 2.0 hoặc kết nối không dây thông qua bluetooth giúp sản phẩm có thể dễ dàng tương thích với hầu hết các loại PC và laptop khác nhau.
Ngoài ra, một số loại bàn phím gaming cao cấp còn được trang bị hệ thống đèn nền, khả năng chống nước, hoặc phần mềm điều khiển riêng,…Tùy vào từng loại tính năng mà thường giá cả của các dòng bàn phím này sẽ cao hơn.
5. Thương hiệu và giá bàn phím cơ
Thị trường bàn phím cơ tại Việt Nam hiện nay cũng rất đa dạng với những sản phẩm có nhiều nguồn gốc, xuất xứ và thương hiệu khác nhau. Những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đến từ các thương hiệu uy tín sẽ đem đến cho bạn sự đảm bảo về chất lượng, độ bền và những tính năng hiện đại.
Về mức giá bàn phím cơ cũng rất đa dạng tùy thuộc vào từng thương hiệu, kích thước, kiểu dáng và các tính năng đi kèm theo của sản phẩm. Thông thường giá bàn phím gaming thường vào khoảng từ vài trăm đến 6 triệu đồng.
Trong đó nổi bật lên chỉ khoảng 5 thương hiệu là được nhiều người ưa chuộng và tin dùng nhất. Mình sẽ lần lượt giới thiệu đến bạn ngay ở phần dưới đây.
Bàn phím cơ của hãng nào tốt?
Sau đây là top 5 thương hiệu bàn phím cơ được nhiều người tin dùng nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
Bàn phím cơ Razer
Đây là thương hiệu cao cấp có xuất xứ từ Mỹ. Hãng này được thành lập từ năm 1998 và chuyên chế tạo, phát triển các thiết bị hỗ trợ game thủ. Một số sản phẩm nổi bật như: loa, chuột, bàn phím Razer,..
Vậy bàn phím cơ Razer có tốt không? Dòng sản phẩm này của Razer thường được thiết kế theo phong cách hầm hố, mạnh mẽ cùng với chất lượng và độ bền được đánh giá cao. Các keycap của hãng sản xuất có tuổi thọ lên đến 70 triệu lần ấn (cao hơn nhiều loại phím khác).
Vì là dòng sản phẩm chuyên dụng để chơi game, bàn phím gaming Razer có độ nhạy cao, thiết kế đẹp mắt với các tổ hợp phím hỗ trợ tuyệt vời việc chơi game. Tuy nhiên, giá thành của dòng sản phẩm này cũng khá cao, và có thể xem đây là nhược điểm duy nhất.
Bàn phím cơ Corsair
Corsair cũng là một thương hiệu khác đến từ Mỹ. Hãng này được thành lập vào năm 1994 và rất nổi tiếng với những thiết bị phần cứng như mo-đun tốc độ cao, ổ USB, CPU, case máy tính và một số phụ kiện như loa, bàn phím Corsair và chuột máy tính.
Riêng về bàn phím cơ Corsair thường có thiết kế độc đáo, kiểu dáng cứng cáp cùng hệ thống đèn LED đầy màu sắc, có khả năng tùy biến cao. Một vài bàn phím Corsair nổi bật có thể kể đến như: bàn phím Corsair K68 RGB, K55 RGB và K70 LUX,…
Bàn phím cơ Logitech
Logitech là một trong những ông lớn trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị phụ kiện máy vi tính, trong đó có chuột và bàn phím. Đây là một thương hiệu đến từ Thụy Sĩ và được thành lập vào những năm 1981.
Các sản phẩm bàn phím của Logitech cũng rất đa dạng khi có cả những sản phẩm kết nối với máy vi tính bằng dây và cả bàn phím không dây.
Những sản phẩm của thương hiệu này cũng không tập trung vào duy nhất đối tượng game thủ như đa số các thương hiệu khác mà còn được tối ưu khá tốt để phù hợp với cả dân văn phòng. Độ bền, tuổi thọ của Keycap mà Logitech sử dụng cũng được đánh giá rất cao.
Bàn phím cơ Fuhlen
Fuhlen là thương hiệu được thành lập vào năm 1996 tại Trung Quốc. Hãng này chuyên sản xuất các thiết bị ngoại vi máy tính như bàn phím, chuột.
Một số ưu điểm khiến cho các sản phẩm đến từ thương hiệu này được nhiều người tiêu dùng ưa thích đó là thiết kế bắt mắt, chất lượng tốt, và có giá cả khá phải chăng.
Bàn phím Fuhlen được làm từ chất liệu BTS và ABS cao cấp, sử dụng công nghệ Switch hiện đại đem đến độ nhạy cao cho các phím, từ đó giúp bàn phím có thể hoạt động mượt mà, không gây ra cảm giác đau tay cho người dùng.
Bàn phím cơ Dareu
Dareu cũng là một thương hiệu chuyên sản xuất các thiết bị bàn phím, chuột khác đến từ Trung Quốc. Hãng này chuyên cho ra mắt những dòng sản phẩm dành cho các game thủ chuyên nghiệp.
Nói về bàn phím Dareu, các sản phẩm của hãng thường có thiết kế đẹp mặt, độ nhạy cao và khả năng thao tác mượt mà. Chất lượng của các dòng bàn phím cơ Dareu được đánh giá khá ổn định, sử dụng chất liệu Keycap cao cấp với tuổi thọ 50 triệu lần nhấn.
Tuy có chất lượng khá ổn, nhưng bàn phím gaming Dareu lại là sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ, nên đây cũng là một lựa chọn phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về dòng sản phẩm bàn phím cơ và top 10 sản phẩm giá rẻ, chất lượng và được ưa chuộng nhất hiện nay. Hy vọng với những nội dung mà mình giới thiệu với bạn trong bài viết, bạn sẽ lựa chọn được chiếc bàn phím phù hợp với nhu cầu sử dụng và sở thích của bản thân.
Nếu có bất kỳ thắc mắc, hoặc góp ý gì về chủ đề này, bạn hãy để lại bình luận ngay phía dưới bài viết, và team giadinhthongminh.net sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn!