Hướng dẫn tổ chức trò chơi dân gian
1. Trò chơi: CƯỚP CỜ
* Dụng cụ:+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ+ Một vòng tròn+ Vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội* Cách chơi:+ Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bạn phải nhớ số của mình.+ Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.+ Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về.+ Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số.* Luật chơi:+ Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc+ Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc+ Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua+ Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua+ Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi nữa+ Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ+ Người chơi tìm cách lừa đối phương để mang cờ về, lựa chọn sân bãi phù hợp để tránh nguy cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn+ Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau2. Trò chơi: THẢ CHÓ* Cách chơi:+ Một bạn đóng vai “Chú chó”+ Một bạn đóng vai “ Ông chủ”+ Các bạn còn lại đóng vai “Thỏ con”+ Các bạn cùng hát: “Ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa, ba con lửa chếp chôi, ba con voi thượng đế, ba con dế đi tìm, ù a ù ịch”+ Một bạn làm ông chủ xoè ngữa bàn tay phải, các bạn tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bốp tay lại* Luật chơi:+ Khi bạn nào bị ông chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các bạn còn lại sẽ làm thỏ+ Khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào trong một khoảng thời gian nào đó và ông chủ sẽ thả chó+ Khi thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chạy nhanh đến chỗ vật ông chủ tả chạm vào, và quay về chạm ông chủ. Khi thấy chú chó thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum, 2 tay chéo nhau đặt lên lỗ tay. Nếu đi về ở tư thế khum mà không chéo tay thì bị chú chó bắt hoặc đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng sẽ bị đóng vai chú chó thay cho bạn làm chú chó3. Trò chơi: DUNG DĂNG DUNG DẺ
* Cách chơi:+ Địa điểm : trong nhà ngoài sân+ Số lượng: từ 5-10 em chơi 1 nhóm+ Hướng dẫn: quản trò vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn ít hơn số lượng người chơi là 1Khi chơi, các bạn nắm áo đi thành hàng quanh vòng tròn, vừa đi vừa đọc câu hát: “dung dăng dung dẻ – dắt trẻ đi chơi – đi đến cổng trời – gặp cậu gặp mợ – cho cháu về quê – cho dê đi học – cho cóc ở nhà – cho gà bới bếp – ngồi xụp xuống đây” khi đọc hết chữ “đây” các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xụp xuống, sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên, lại sẽ có 1 bạn không có. Trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người* Luật chơi:+ Trong 1 khoảng thời gian bạn nào không có vòng thì bị thua+ Hai bạn ngồi cùng 1 vòng, bạn nào ngồi xuống dưới là thắng4. Trò chơi: CHI CHI CHÀNH CHÀNH
* Cách chơi và luật chơi:Người chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào long bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh:Chi chi chành chành.Cái đanh thổi lửa.Con ngựa đứt cương.Ba vương ngũ đế.Dắt dế đi tìmÙ à ù ập.Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.5. Trò chơi: CHÙM NỤM* Cách chơi và luật chơi:Tất cả các bạn chơi phải nắm tay lại và xếp chồng lên nhau. Tay người này xen kẽ tay người kia không được để hai tay của mình gần nhau.Người nào để tay đầu tiên chỉ đặt một tay và cũng được xem là người bị đầu tiên , tay còn lại dùng để chỉ mỗi từ trong bài đồng dao tương ứng với một nắm tay. Tất cả cùng hát :
Chùm nụm chùm nẹoTay tí tay tiênĐồng tiền chiếc đũaHạt lúa ba bôngAn trộm ăn cắpTrứng gà trứng vịtBù xe bù xítCon rắn con rítNó rít tay này
Đến từ cuối cùng “này” trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra hoặc người chỉ chặt ngang nắm tay của người đó. Lúc này người bị phải chỉ thay cho người đầu tiên vừa hát vừa chỉ các nắm tay các bạn chơi. Cuộc chơi cứ thế tiếp tục đến hết các nắm tay thì trò chơi kết thúc.6. Trò chơi: NHẢY BAO BỐ
* Cách chơi:Người chơi chia làm hai đội trở lên thông thường thì từ hai đến ba đội, mỗi đội phải có số người bằng nhau.Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có hai vạc:h một xuất phát và một đích. Mỗi đội xếp thành một hàng dọc.Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại vạch xuất phát đưa bao cho người thứ 2. Khi nào người thứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng* Luật chơi:Người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật, người nhảy chưa đến vạch quy định mà quay lại cũng phạm luật. Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi.7. Trò chơi: ĐÚC CÂY DỪA, CHỪA CÂY MỎNGTất cả người chơi ngồi xếp hàng xuống thềm nhà, hai chân duỗi thẳng ra phía trước, người ở đầu hàng đếm chuyền xuống đến người ở cuối hàng và tiếp tục người ở cuối hàng đếm chuyền đến người ở đầu hàng. Vừa đếm vừa đọc bài ca dân gian như sau:
Đúc cây dừaChừa cây mỏngCây bình đỏng (đóng)Cây bí đaoCây nào caoCây nào thấpChấp chùng mùng tơi chín đỏCon thỏ nhảy quaBà già ứ ựChùm rụm chùm rịu (rạ)Mà ra chân này
Khi đọc hết bài ca “mà ra chân này”, ở cuối câu tới chân người nào đó thì thụt chân vào, người nào thụt hết hai chân thì thắng, còn lại người sau cùng người nào chưa thụt chân vào thì thua. Khi đó những người thắng cuộc chuẩn bị chạy để người thua cuộc rượt bắt, bắt được bất cứ người nào xả bàn làm lại.8. Trò chơi: TẢ CÁYNhiều người làng Sán Dìu ở vùng Thanh Lanh (Bình Xuyên) xưa có trò chơi “Tả cáy” (có nghĩa là “Đánh gà”).Con gà làm bằng gỗ tiện tròn bằng quả bóng bàn. Có thể có từ 5 đến 10 người cùng chơi, mỗi người cầm một cái gậy dài hơn một mét bằng tre hoặc bằng gỗ. Đào một cái lỗ bằng cái bát con ở giữa bãi chơi để “Con gà” dưới lỗ. Người đứng cái cầm gậy đẩy con gà ra khỏi lỗ. Những người khác dùng gậy hối gà vào lỗ. Người đứng cái vừa dùng gậy hối và đi vừa phải để ý đỡ đòn kẻẽo gậy của người khác đập trượt vào chân mình. Người nào đứng cái giỏi giữ cái lâu nhất không có gà lọt xuống được coi là thắng cuộc. Khi để “gà” lọt xuống lỗ thì người “cái” phải làm “con” để người vừa hối gà xuống lỗ được đứng cái.9. Trò chơi: THI THỔI CƠM
Trong dịp lễ hội, một số làng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam có tổ chức thổi cơm thi. Cuộc thi thổi cơm ở từng nơi có những luật lệ, nét đặc trưng riêng như nấu cơm trên thuyền, nấu cơm trông trẽ, vừa đi vừa nấu cơm… Cuộc thi nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc, vị tướng thời vua Hùng thứ 18, đã rèn luyện cho quân sĩ thực hành một cách thành thạo, đặc biệt là nấu được cơm ăn trong điều kiện khó khăn.* Thể lệ cuộc thi: nguyên liệu là thóc, sẵn củi, chưa có lửa, chưa có nước. Các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm. Cuộc thi có ba bước: thi làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm.Mỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ), họ tự xay thóc, giã gạo, dần sàng, lấy lửa, lấy nước và nấu cơm.Bước 1: Thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Giáp nào có được gạo trắng trước nhất là thắng cuộc.Bước 2: Thi kéo lửa và lấy nước: Lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau (khó nhất là khâu này), áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Giáp nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì giáp đó thắng cuộc.Bước 3: Nấu cơm: giáp nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của giáp đó được dùng để cúng thần.Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Tây)Cuộc thi của nữ: Người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1,5m. Quy ước là vừa thổi cơm vừa phải giữ một đứa trẽ chừng 7 – 8 tháng tuổi (không phải là con đẻ của người dự thi) và canh chừng một con cóc không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn. Lửa lấy từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông đứa trẻ không được khóc và con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẻo ngon hơn là người thắng cuộc.Cuộc thi của nam: Bếp đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm. Mỗi người dự thi một bếp. Sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi nấu và giữ thuyền ổn định. Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo ngon, xong trước là người thắng cuộc.Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoàng Hóa – Thanh Hóa)Người dự thi ngồi trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Mỗi người một thuyền, kiềng, rơm ẩm, bã mía tươi và trang bị khác giống nhau. Sau hiệu lệnh, các thí sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm. Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm trí có lần bị mưa phùn gió bắc. Kết thúc cuộc thi ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)Cuộc thi dành cho nam. Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một người buộc cành tre dài, dẻo dọc theo sống lưng, ngọn cao hơn đầu, niêu đất có sẵn gạo và nước để nấu cơm treo trên ngọn cần về phía trước, người kia lo củi lửa và đun nấu.Sau hiệu lệnh, người nấu phải tạo lửa từ hai thanh nứa già, sau đó châm lửa vào cây đuốc hơ dưới đáy niêu cơm. Cả hai người đều cùng phải bước đi quanh sân đình. Hết tuần hương là lúc kết thúc cuộc thi. Nhóm nào có cơm chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.
10. Trò chơi: ĐÁNH QUAY
Đánh quay là trò chơi dành cho con trai. Chơi thành nhóm từ 2 người trở lên, nếu đông có thể chia thành nhiều nhóm. Một người cũng có thể chơi quay, nhưng nếu chơi nhiều người và có nhiều người ở ngoài cổ vũ thì sẽ sôi nổi và hấp dẫn hơn nhiều.
Đồ chơi là con quay bằng gỗ hay sừng hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con quay của ai quay lâu nhất, người đó được. Có thể dùng một con quay khác bổ vào con quay đang quay mà nó vẫn quay thì người chủ của con quay đó được nhất.
Tác giả: admin