Hội nhập quốc tế được biết đến chính là một quá trình phát triển tất yếu, xuất phát từ bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng chính là động lực quan trọng có vai trò thúc đẩy quá trình hội nhập. Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại và nó có những tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Hội nhập quốc tế hiện là lựa chọn chính sách của đa số các quốc gia để phát triển. Những năm trở lại đây thì hội nhập quốc tế đã trở thành ngôn từ khá thân quen với nhiều người dân Việt Nam. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hội nhập quốc tế là gì? Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế?
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Hội nhập quốc tế là gì?
Cụm từ hội nhập quốc tế trong tiếng Việt có nguồn gốc dịch từ tiếng nước ngoài. Hội nhập quốc tế được biết đến chính là một khái niệm được sử dụng chủ yếu trong các ngành chính trị học quốc tế và kinh tế quốc tế, và nó đã được ra đời từ khoảng giữa thế kỷ trước ở châu Âu, trong bối cảnh những chủ thể là người theo trường phái thể chế chủ trương xúc tiến sự hợp tác và liên kết giữa các cựu thù nhằm mục đích để có thể tránh rủi ro tái diễn chiến tranh thế giới thông qua việc xây dựng Cộng đồng châu Âu. Ta nhận thấy rằng, hiện nay có nhiều phương pháp hiểu và định nghĩa khác nhau về khái niệm hội nhập quốc tế.
Về cơ bản chúng ta hiểu hội nhập quốc tế chính là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết giữa các nước đó với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và các quốc gia này sẽ cần phải tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, hội nhập quốc tế cũng khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyện vọng của nhau, không chống đối nhau), hội nhập quốc tế cũng sẽ vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thông thường. Trên thực tế thì hội nhập quốc tế sẽ đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể khi tham gia. Nhìn ở góc độ thể chế, quá trình hội nhập hình thành nên và củng cố các định chế hay các tổ chức quốc tế, thậm chí là các chủ thế mới của quan hệ quốc tế.
Về mặt bản chất, hội nhập quốc tế về cơ bản được hiểu chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế. Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác trong giai đoạn hiện nay đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Các quốc gia khi tham gia quá trình hội nhập quốc tế này cơ bản đều là vì lợi ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình. Bên cạnh đó thì các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới có thể tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng và phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
Ta nhận thấy rằng, hiện nay, hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập toàn cầu, khu vực và song phương. Các phương thức hội nhập cụ thể này được triển khai trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Cho đến giai đoạn này, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên ba lĩnh vực chính bao gồm các lĩnh vực cơ bản như sau: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục, khoa học – công nghệ và các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế được đánh giá chính là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Hội nhập quốc tế trong tiếng Anh là gì?
Hội nhập quốc tế trong tiếng Anh là: international integration.
3. Tác động tích cực và tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế:
Tác động tích cực của hội nhập quốc tế:
– Dựa trên cơ sở các hiệp định đã được các bên thực hiện việc kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội hay một số các chương trình cụ thể khác được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để nhằm mục đích có thể khai thác tối ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; từ đó cũng sẽ tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.
– Tác động tích cực của hội nhập quốc tế là góp phần quan trọng tạo nên sự ổn định tương đối để nhằm mục đích giúp các quốc gia cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương.
– Tác động tích cực của hội nhập quốc tế là giúp hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho nhiều dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội.
– Tác động tích cực của hội nhập quốc tế là góp phần tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến.
– Tác động tích cực của hội nhập quốc tế là tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới.
Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế:
– Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đó là sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập, khiến nhiều doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí là còn có thể dẫn đến việc phá sản.
– Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đó là làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường khu vực và thế giới. Điều này cũng sẽ khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay khu vực.
– Bên cạnh đó thì quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp.
– Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đó là tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước theo quan niệm truyền thống.
– Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đó là sẽ làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn hóa nước ngoài.
– Hội nhập sẽ không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm nước khác nhau trong xã hội. Cũng chính vì thế mà sẽ dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu giữa các quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội.
4. Tìm hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu như sau:
Hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu cơ bản chính là quá trình giao lưu, hợp tác, gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với quốc gia khác hoặc tổ chức kinh tế khu vực hội nhập với toàn cầu. Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất được biết đến là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới.
Trong hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế được biết đến là giai đoạn phát triển cao mà mỗi quốc gia sẽ tham gia vào quá trình áp dụng, xây dựng các quy tắc và luật lệ của cộng đồng. Khi đó các thành viên tham gia vào quá trình này sẽ chịu sự ràng buộc theo các quy định chung của cả khối kinh tế nhưng các thành viên đó sẽ vẫn đảm bảo sự phù hợp và đạt lợi ích cho dân tộc mình.
Xu hướng phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế:
Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra thì lực lượng sản xuất có sự phát triển vượt bậc cùng với đó là sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường. Từ đó, đã thúc đẩy sự liên kết, hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Các quốc gia có nền kinh tế phát triển cần mở rộng thị trường để nhằm mục đích thực hiện viêhc giao lưu hàng hóa. Đầu tư và chuyển giao công nghệ với các nước, bên cạnh đó chính là khai thác nguồn lực cụ thể như tài nguyên, lao động và thị trường… từ bên ngoài. Nhờ vậy, đã góp phần quan trọng củng cố nền kinh tế và chính trị của quốc gia trên thế giới.
Đối với những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế phát triển hơn. Cũng do đó mà các quốc gia sẽ có thể chủ động được vốn, công nghệ và tìm cơ hội để nhằm mục đích có thể xuất khẩu hàng hóa nhằm tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang tính hai chiều và diễn ra ngày càng sâu sắc với nhiều cấp độ. Xu hướng ngày càng toàn diện với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới chính là xu thế lớn và mang nhiều đặc trưng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời chi phối toàn bộ các mối quan hệ quốc tế làm cấu trúc hệ thống thế giới thay đổi cũng như các chủ thể tham gia.
Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm:
– Hợp tác kinh tế song phương là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế:
Ta nhận thấy trong quá trình nền kinh tế hội nhập thì loại hình đầu tiên cần nhắc đến là hợp tác kinh tế song phương. Loại hình hợp tác kinh tế song phương có từ rất sớm và tồn tại dưới dạng thỏa thuận, hiệp định kinh tế, thương mại, hay đầu tư, các thỏa thuận thương mại tự do song phương…
– Hội nhập kinh tế khu vực là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế:
Từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến tận ngày nay, xu hướng khu vực hóa đang ngày càng phát triển và có những ý nghĩa rất quan trọng. Theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới cũng từ đó đã kéo theo các loại hình hội nhập kinh tế cũng có sự thay đổi. Hội nhập kinh tế khu vực là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển của các quốc gia trong một khu vực.