Hiện nay nhiều người lao động có xu hướng rút tiền bảo hiểm xã hội một lần, đây là khoản tiền mà người lao động tham gia đóng BHXH được hưởng và có thể rút bất cứ khi nào? Vậy làm sao để biết được số tiền BHXH 1 lần của mình nhận được là bao nhiêu? Hãy cùng eBH tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn cách tính BHXH mới nhất 2022
1. Công thức áp dụng tính BHXH 1 lần
Căn cứ Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng BHXH như sau:
Công thức tính mức hưởng BHXH 1 lần.
Trường hợp NLĐ tham gia BHXH chưa đủ 1 năm
Căn cứ theo khoản 2 điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Mức hưởng BHXH 1 lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
1.1. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
1.2. Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH
Căn cứ theo thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Bảng hệ số trượt giá tính BHXH tính đến năm 2022:
Bảng 1: Dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Năm Mức điều chỉnh Năm Mức điều chỉnh < 1995 4,72 2007 2,28 1995 4,01 2008 1,86 1996 3,79 2009 1,74 1997 3,67 2010 1,59 1998 3,41 2011 1,34 1999 3,26 2012 1,23 2000 3,32 2013 1,15 2001 3,33 2014 1,11 2002 3,20 2015 1,10 2003 3,10 2016 1,07 2004 2,88 2017 1,04 2005 2,66 2018 1,00 2006 2,47 2019 1,00 2020 1,02 2021 1,00 2022 1,00
Bảng 2: Dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Năm Mức điều chỉnh Năm Mức điều chỉnh 2008 1,86 2014 1,11 2009 1,74 2015 1,10 2010 1,59 2016 1,07 2011 1,34 2017 1,04 2012 1,23 2018 1,00 2013 1,15 2019 1,00 2020 1,02 2021 1,00 2022 1,00
1.3. Cách tính làm tròn thời gian tham gia BHXH
Để thuận tiện cho việc tính toán số tiền hưởng BHXH 1 lần, hiện nay thời gian đóng BHXH của người lao động có tháng lẻ sẽ được làm tròn như sau:
-
Từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm = 0,5 năm;
-
Từ 07 – 11 tháng được tính là một năm = 1 năm;
Ví dụ: Anh A 36 tuổi có thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2016 đến tháng 04/2018 như sau:
-
Từ tháng 10/2016 – 12/2016: mức lương 4.000.000đ.
-
Từ tháng 01/2017 – 03/2018: mức lương 4.500.000đ.
-
Tháng 04/2018: mức lương 5.278.000đ.
Anh A có thời gian tham gia BHXH là 1 năm 6 tháng và chưa đủ tuổi hưởng lương hưu và có nguyện vọng hưởng trợ cấp BHXH 1 lần. Mức hưởng BHXH 1 lần như sau:
Thời gian tham gia BHXH của Anh A trước năm 2014 bằng “0” và thời gian tham gia BHXH của ông A là sau ngày 01/01/2014 ( từ năm 2016 đến 2018) do đó thời gian đóng BHXH của ông A là 1 năm 6 tháng (1,5 năm).
Mức lương bình quân = (2×4.000.000×1,07 + 12×4.500.000×1,04 + 3×4.500.000×1 + 1×6.278.000×1) / 18 = 4.638.778 VND /tháng
Mức hưởng BHXH 1 lần = {(1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)} x Mbqtl
Như vậy, Mức hưởng BHXH 1 lần của anh A = 0 + (2 x 1,5 năm x Mbqtl) = 2 x 1,5 x 4.638.778 = 13.916.334 đồng.
2. Cách tính BHXH 1 lần online năm 2022
Việc áp dụng công thức tính như trên khiến nhiều người lao động gặp khó khăn trong việc tính toán và đôi khi sợ nhầm lẫn. Vậy nên eBH sẽ hướng dẫn người lao động cách tính BHXH 1 lần online sử dụng ứng dụng VssID – BHXH số và hệ thống tính BHXH 1 lần trên website LuatVietNam.
Người lao động thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội
Để tra cứu quá trình tham gia BHXH, có 4 cách để hỗ trợ người lao động tra cứu chi tiết eBH đã tổng hợp tại bài viết – https://ebh.vn/tin-tuc/tra-cuu-bao-hiem-xa-hoi.
Kết quả tra cứu quá trình đóng BHXH qua ứng dụng VssID
Để xem mức lương đóng BHXH tại mỗi daonh nghiệp làm việc người lao động nhấn chọn biểu tượng “mắt” tương ứng.
Bước 2: Truy cập hệ thống tính BHXH 1 lần của LuatVietNam
Đường link dẫn đến trang tính bhxh 1 lần tại Luật Việt Nam – https://luatvietnam.vn/tinh-bao-hiem-xa-hoi-1-lan.html
Truy cập hệ thống tính BHXH 1 lần của LuatVietNam
Đối với người lao động làm việc tại nhiều công ty thì mỗi công ty sẽ tương ứng với 1 dòng giai đoạn. Người lao động chọn “THÊM GIAI ĐOẠN” để bổ sung các trường thông tin tương ứng.
Bước 3: Điền thông tin theo hướng dẫn
Người lao động sau khi nhận kết quả tra cứu quá trình tham gia BHXH thì điền đầy đủ các trường thông tin tương ứng về các giai đoạn nộp BHXH và mức lương đóng BHXH của mình. Sau đó nhấn chọn “TÍNH BHXH” để xem kết quả.
Bước 4: Nhận kết quả
Diễn giải cách tính BHXH 1 lần để có kết quả như trên:
1. Thời gian tham gia BHXH: 02 năm 8 tháng;
– Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 02 năm 8 tháng;
2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:
2.1. Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:
– Giai đoạn đóng từ T5/2019 đến T7/2019: Thời gian 3 tháng – Mức tiền lương đóng BHXH: 4.500.000 đồng;
4.500.000 x 1.05 x 3 = 14.175.000 đồng;
– Giai đoạn đóng từ T1/2020 đến T12/2020: Thời gian 12 tháng – Mức tiền lương đóng BHXH: 4.750.000 đồng;
4.750.000 x 1.02 x 12 = 58.140.000 đồng;
– Giai đoạn đóng từ T1/2021 đến T12/2021: Thời gian 12 tháng – Mức tiền lương đóng BHXH: 4.750.000 đồng;
4.750.000 x 1 x 12 = 57.000.000 đồng;
– Giai đoạn đóng từ T1/2022 đến T5/2022: Thời gian 5 tháng – Mức tiền lương đóng BHXH: 4.750.000 đồng;
4.750.000 x 1 x 5 = 23.750.000 đồng;
– Tổng tiền đóng BHXH = 14.175.000 + 58.140.000 + 57.000.000 + 23.750.000 = 153.065.000 đồng;
2.2. Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 4.783.281 đồng;
3. Mức hưởng BHXH một lần:
Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi:
4.783.281 x 3 năm x 2 = 28.699.686 đồng;
Tổng tiền BHXH 1 lần được nhận = 28.699.686 đồng;
*Lưu ý: BHXH 1 lần đã được tính hệ số trượt giá.
Như vậy, với kết quả nhận được như trên nếu như người lao động rút BHXH 1 lần thời điểm này thì đó sẽ là số tiền mà người lao động được hưởng tương ứng với mức đóng và thời gian tham gia BHXH.
3. Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần
Căn cứ theo quy định tại Điều 109, Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20/11/2014 Xem chi tiết
Điều 109: Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động – Mẫu số 14 – HSB
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
3.1 Nơi nộp hồ sơ hưởng BHXH 1 lần
Người lao động trực tiếp đến cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện nơi đang cư trú (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú) để nộp hồ sơ. Khi đi NLĐ mang theo CMND/ Thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.
– Thời hạn nộp hồ sơ: là 30 ngày tính đến thời điểm NLĐ đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng BHXH 1 lần nộp hồ sơ quy định tại điều 109 nêu trên.
– Thời hạn giải quyết hồ sơ: là 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Trong trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong bài viết trên bảo hiểm xã hội điện tử đã gửi đến người lao động phương pháp tính BHXH 1 lần và cách tính BHXH 1 lần online. Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên có thể giúp người lao động chủ động biết được mức hưởng BHXH 1 lần của cá nhân khi có nhu cầu. Việc rút BHXH 1 lần sớm cũng sẽ khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi và mất đi một số quyền lợi nhất định.
Người lao động quan tâm có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài Infographic “05 thiệt thòi khi nhận bảo hiểm xã hội một lần sớm” – https://ebh.vn/tin-tuc/thiet-thoi-khi-nhan-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-som