Bạn vốn là một người yêu âm nhạc. Bạn yêu thích những âm thanh phát ra từ các loại nhạc cụ, âm thanh loa máy. Và bạn muốn sở hữu cho mình một bộ loa thùng nhưng vẫn chưa biết cách lắp ráp? Ngay bây giờ Phúc Thanh Audio sẽ hướng dẫn kỹ thuật lắp ráp loa thùng từ A đến Z đơn giản nhất nhé!
>>>Bạn có biết: Cách lắp đặt loa âm trần để mang đến chất lượng âm thanh tốt nhất chưa?
Các loại loa thùng và phụ kiện
Giới thiệu tổng quan về loa thùng
Phúc Thanh Audio sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin quan trọng, được đa số bạn đọc đánh giá hữu ích. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về lắp ráp loa thùng.
Loa thùng chắc không còn quá xa lạ đối với những tín đồ âm nhạc. Loa thùng là thiết bị điện tử dùng để khuếch đại âm thanh. Hình dáng thường là các loại hình hộp chữ nhật.
Trên thị trường có rất nhiều loại loa thùng khác nhau, nhưng tất cả đều hoạt động dựa trên nguyên lý làm chuyển động không khí. Sử dụng điều khiển của thiết bị để tạo ra sóng âm, lan truyền trong không khí và tác động tới tai của người nghe. Giúp người nghe nhận biết được âm thanh phát ra.
Các bộ phận chính của loa thùng
Trước khi đến phần hướng dẫn lắp ráp loa thùng chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về cấu tạo loa. Để hiểu rõ hơn về từng bộ phận bên trong, giúp quá trình lắp ráp trở nên dễ dàng hơn.
Loa thùng có cấu tạo gồm 6 bộ phận chính.
- Driver (củ loa): là bộ phần thông qua chuyển động màng loa chuyển đổi tín hiệu điện thành sóng âm thanh. Nó được coi là linh hồn của loa thùng. Tuỳ thuộc vào vai trò và dải tần số để phân thành 4 dạng driver, những dạng khác nhau quyết định thiết kế loa khác nhau.
- Lỗ dội âm (bass reflex): là bộ phận giúp làm tăng khả năng biểu hiện của những âm thanh có tần số thấp. Giúp tiếng bass trở nên chất lượng hơn.
- Thùng loa: là vỏ loa bên ngoài bao bọc, bảo vệ cho những bộ phận bên trong. Có vai trò quan trọng và góp 1 phần vào chất lượng âm thanh loa phát ra ngoài. Thùng được làm bằng gỗ với tác dụng tối giảm hoá độ rung cho loa.
- Jack nối dây: loa thùng thường có cổng cắm dây jack riêng dễ dàng nâng cấp. Jack nối dây là bộ phận dành riêng cho loa.
- Mạch phân tần: có chức năng tách tín hiệu đến thành những dải âm khác nhau. Một mạch phân tần hoàn hảo là hoạt động sao cho cho những dải âm thanh được chia cắt, có âm sắc nối tiếp nhau hoặc bổ sung cho nhau.
- Phụ kiện: là những phụ kiện giúp loa trở nên hoàn hảo hơn như chân đế, giá treo… Chân đế phải chắc chắn để quá trình hoạt động loa không bị rung. Phải lựa chọn những phụ kiện chất lượng để đảm bảo âm thanh loa phát ra được tốt nhất.
Sau khi đã hiểu rõ về các bộ phận chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu phần hướng dẫn kỹ thuật lắp ráp loa thùng. Phần này quan trọng vì nó là yếu tố quyết định chiếc loa thùng của bạn có chất lượng tốt hay không.
Hướng dẫn kỹ thuật lắp ráp loa thùng từ A đến Z
Dưới đây là các bước cụ thể hướng dẫn kỹ thuật lắp ráp loa thùng mà Phúc Thanh Audio muốn giới thiệu đến các bạn. Hãy cùng tìm hiểu các bước sau để dễ dàng lắp ráp một chiếc loa thùng hoàn chỉnh nhé!
Bước 1: Chuẩn bị các linh kiện cần thiết
Linh kiện không thể thiếu đó là gỗ. Tuỳ vào ngân sách có thể lựa chọn giữa gỗ dán và gỗ cứng. Thường thì chất lượng gỗ cứng tốt hơn nhưng giá thành khá cao. Chi tiết này cũng góp phần làm cho chất lượng âm thanh tốt hơn.
Tiếp đến là 2 diver (củ loa), 1 cọc loa, hệ thống thoát âm, 1 mạch điện có cổng cắm dây jack và bộ dây jack đi kèm. Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm một số đinh, ốc vít, khoan thể phục vụ cho quá trình. Bạn có thể chuyển bị thêm những phụ kiện để trang trí bên ngoài khi hoàn tất.
Bước 2: Tiến hành đóng thùng loa
Trước khi tiến hành đóng thùng loa, chúng ta cần chuẩn bị 6 tấm gỗ với kích thước các mặt đã được đo đạc đúng tỉ lệ. Bắt ốc vít tại những phần tiếp xúc nhau thật chặt để đảm bảo các mấu chốt chắc chắn.
Đặc biệt, mặt trước của thùng cần khoan thêm 2 lỗ tròn vừa để cố định bộ phận củ loa. Xong khi xong tiến hành kiểm tra lại.
Mặt ngoài thùng loa các bạn có thể trang trí theo sở thích. Có thể dán dán hoạ tiết để tăng tính thẩm mỹ.
Bước 3: Thiết kế lỗ thoát âm:
Sau khi đã đóng xong thùng loa, ta tiến hành thiết kế lỗ thoát âm. Đây là bước kỹ thuật quan trọng để loa có thể hoạt động. Lỗ thoát câm bao gồm 2 lỗ được đục phía sau thùng loa.
Một lỗ dùng để cố định cọc loa, lỗ còn lại dùng cho hệ thống thoát âm của loa. Các lỗ được khoan theo kích thước của linh kiện. Không nên khoan quá to vì như thế sẽ không cố định được linh kiện và làm mất tính thẩm mỹ.
Bước 4: Lắp ráp các bộ phận lại
Bước cuối cùng là các bạn hãy lắp cố định củ loa vào chiếc loa thùng của mình. Và nối các dây dẫn và jack cắm tương ứng với từng cổng cắm.
Kết thúc quá trình lắp ráp hãy kiểm tra lại các bước tránh sai sót để chiếc loa thùng của chúng ta hoạt động được. Nhớ đừng quên trang trí cho chiếc loa thùng trở nên xinh xắn hơn nhé. Đây là bước cuối cùng trong hướng dẫn kỹ thuật lắp ráp loa thùng.
Với những hướng dẫn trên bạn vừa có thể sở hữu cho mình chiếc loa thùng chất lượng nhất với chi phí tiết kiệm nhất. Hy vọng với những hướng dẫn kỹ thuật lắp ráp loa thùng của Phúc Thanh Audio sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn.