Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống pin mặt trời:
- Nguồn điện mà pin mặt trời phát ra là dòng điện một chiều DC ở mức có thể gây nguy hiểm do đó trong quá trình lắp đặt cần có các trang bị bảo hộ lao động phù hợp, sử dụng găng tay và giày bảo hộ khi lắp đặt.
- Không đứng lên các tấm pin có thể gây vỡ hoặc xước bề mặt kính.
- Không lắp đặt các tấm pin bị ướt hoặc lắp đặt trong điều khiện mưa gió.
- Pin phát ra điện 1 chiều nên cần chú ý đấu đúng cực trong quá trình lắp đặt.
- Đảm bảo các mối nối phải được cách điện đúng kỹ thuật Hệ thống giá đỡ phải đảm báo chắc chắn trong điều khiện gió bão.
- Trong trường hợp hoả hoạn không dùng nước để chữa cháy tránh việc bị điện giật.
- Hệ thống pin nên được thiết kế có khoảng cách giữa pin mặt trời và mái/sàn để đảm bảo thông gió tản nhiệt.
1. Cách kết nối các tấm Pin mặt trời:
- Luôn đảm bảo rằng các tấm pin được cố định chắc chắn để đảm bảo an toàn.
- Kiểm tra kĩ các tấm pin trước và sau khi lắp đặt có bị lỗi gì không (nứt, vỡ,…).
- Sau khi đã cố định và kiểm tra chắc chắn các tấm pin đã Ok ta bắt đầu kết nối dây của từng tấm pin một. Theo nguyên tắc mắc nối tiếp, cực âm của tấm pin1 sẽ kết nối với cực dương của tấm pin2, cực âm của tấm pin2 sẽ kết nối với cực dương của tấm pin3,… mắc sau cho đủ số lượng tấm pin như mình đã tính toán trước cho thích hợp với hệ, sau cùng ta sẽ ra được cực dương của tấm 1 và cực âm còn lại của tấm pin cuối cùng của chuỗi. Lưu ý: các đầu kết nối MC4 phải được gắn chắc chắn với nhau để không bị nước mưa rơi vào.
- Hai cực đó ta sẽ nối với đường dây DC để kéo vào nơi lắp đặt để kết nối vào CB DC (CB phải để ở chế độ OFF để đảm bảo an toàn khi lắp đặt) và kết nối với inverter.
- Hai cực âm dương của chuỗi PV được truyền tải xuống qua dây dẫn DC chuyên dụng kết nối vào hai đầu vào của CB DC, từ CB DC ta nối tiếp đến inverter cũng bằng dây dẫn DC chuyên dụng, phải đảm bảo rằng hai cực của PV phải kết nối đúng cực với inverter, nếu sai khi đóng điện có thể làm chảy, hư hỏng inverter, trường hợp này hãng sẽ không chấp nhận bảo hành cho khách hàng vì đó là lỗi do thì công lắp đặt không phải do lỗi sản phẩm. Với các hệ có nhiều chuỗi ta cũng làm tương tự như vậy, mỗi chuỗi ta cho qua một CB DC để điều khiển và kiểm tra dễ dàng.
- Đối với các hệ lớn ta nên tích hợp thêm SPD ( bộ chống sét lan truyền) để giúp hệ thống được bảo vệ an toàn khi có sự cố do thời tiết gây ra.
Lưu ý: nên lựa chọn SPD có chắc lượng tốt để sử dụng, trên thị trường có rất nhiều loại SPD không rõ nguồn gốc sau khi lắp đặt một thời gian tự động hư làm hư hỏng luôn cả inverter của mình. Việc kết nối đường dây dẫn điện DC từ các tấm pin xuống inverter đã xong.
2. Cách kết nối inverter với điện lưới:
– Kiểm tra đường dây truyền tải từ công tơ điện đến nơi lắp đặt để kết nối với inverter. Đảm bảo đường dây đúng chuẩn để truyền tải điện năng theo công suất mà hệ điện mặt trời sinh ra và tải trong gia đình. – Ta có thể kéo một đường dẫn riêng để kết nối thẳng từ inverter đến công tơ điện của mình, để không ảnh hưởng đến đường điện truyền tải trong nhà trước đó. – Từ đường dây truyền tải điện lưới đến inverter ta cho kết nối qua một CB AC rồi từ CB AC (CB phải để ở chế độ OFF để đảm bảo an toàn khi lắp đặt) ta mới kết nối với inverter. Giúp cho việc tắt mở, bảo trì bảo dưỡng sau này dễ dàng mà không ảnh hưởng đến lưới điện trong nhà.
Mọi người nên lưu ý điều này, trong jack AC sẽ có ba cực L-N-PE ta phải lắp đúng thứ tự được đánh kí hiệu sẵn bên trong jack AC. Nếu đấu sai vị trí inverter sẽ không hoạt động và sẽ báo lỗi,. – Cuối cùng ta chỉ còn việc đợi nắng lên và kiểm tra hệ thống điện, bắt đầu đo kiểm tra hệ thống điện. Ta đo điện áp DC của mỗi chuỗi PV, điện áp từng cực DC với tiếp địa, điện áp AC. Nếu đã bình thường đúng hết thì ta có thể cho đóng điện và hoạt động.
3. Cách kết nối USB Wifi với inverter:
– Với cấu tạo có khớp nối nó sẽ giúp USB wifi gắn chặt vào inverter, luôn đảm bảo kết nối của thiết bị giám sát này với inverter. – Chiều gắn của nó sẽ hướng mặt có đèn hiển thị trạng thái ra bên ngoài. – Sau khi đã gắn vào inverter, ta dùng app shinephone trên điện thoại smartphone để add USB wifi này vào để giám sát hệ thống từ xa. Kết nối thành công ta sẽ thấy đèn led báo trạng thái sẽ là màu xanh dương.
– Như vậy là ta có thể giám sát và nhận mọi thông tin của hệ thống về smartphone hoặc máy tính của mình. Dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới với internet ta có thể giám sát được hệ thống của mình.
Sơ đồ đấu nối hệ thống:
Lưu ý: Đảm bảo rằng Inverter luôn được nối tiếp địa. Trình tự tắt mở hệ thống:
- Mở: CB DC → Switch DC trên inverter → CB AC
- Tắt: CB AC → Switch DC trên inverter → CB DC