Do nhiều nguyên nhân mà người lao động muốn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, cách viết đơn xin nghỉ việc chuẩn, thể hiện sự chuyên nghiệp thì không phải ai cũng biết. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ việc chuẩn và giới thiệu các mẫu đơn xin nghỉ việc điển hình.
Cách viết đơn xin nghỉ việc chuẩn.
1. Quy tắc viết đơn xin nghỉ việc
Đơn xin nghỉ việc là một trong những văn bản hành chính vì vậy cần tuân thủ các quy tắc viết của một văn bản hành chính. Đơn xin nghỉ việc được viết theo văn phong sử dụng ngôn ngữ lịch sự trang trọng. Người lao động khi viết đơn xin nghỉ việc cần lưu ý các quy tắc viết:
-
Sử dụng ngôn ngữ trang trọng lịch sự
-
Trình bày đủ ý, ngắn gọn
-
Viết đầy đủ các mục chính
2. Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ việc chuẩn
Khi viết đơn xin nghỉ việc người lao động lưu ý trình bày các nội dung theo thứ tự sau:
Phần mở đầu:
Đầu tiên Đơn xin nghỉ việc cần có Quốc hiệu và tiêu ngữ:
-
Quốc hiệu ghi trên văn bản: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, kiểu chữ đứng, đậm.
-
Tiêu ngữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được viết bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, đậm; được đặt canh giữa dưới quốc hiệu; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối ngắn và có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ
Tiếp đến bên dưới là tên của loại đơn hành chính viết “ ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC” được viết dưới dạng chữ in hoa, cỡ chữ lớn.
Phần giữa của đơn xin nghỉ việc:
Phần giữa là phần nội dung của đơn xin nghỉ việc. Khi viết nội dung của đơn xin nghỉ việc cần trình bày đầy đủ các nội dung theo thứ tự sau:
Mẫu đơn xin nghỉ việc – mẫu 1.
(1) Nơi/người nhận đơn: ghi “Kính gửi…” ghi tên nơi nhận đơn hoặc người nhận đơn là các bộ phận/người có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết đơn xin nghỉ việc.
Ví dụ:
-
Kính gửi: Công ty cổ phần ABC
-
Kính gửi: Ban giám đốc công ty cổ phần ABC/ Phòng nhân sự/ Trưởng phòng kinh doanh.
(2) Thông tin về bản thân: ghi “Tên tôi là… tuổi… chức vụ… bộ phận…. số CMND/CCCD, nơi ở…”. Tùy thuộc theo yêu cầu từng đơn vị mà ghi mức độ chi tiết về thông tin;
(3) Trình bày nguyện vọng xin nghỉ việc và ghi rõ lý do xin nghỉ việc ngắn gọn;
(4) Ghi rõ thời gian bàn giao công việc và thời gian mong muốn được nghỉ việc;
(5) Ghi bàn giao công việc cho ai/ làm chức vụ gì;
(6) Ghi rõ nội dung các công việc được bàn giao;
(7) Lời cam kết về thông tin đã ghi trên là sự thật và được thực hiện;
(8) Lời cảm ơn và mong muốn đạt được nguyện vọng.
Tùy vào tình hình thực tế, nội dung hoặc thứ tự các nội dung của đơn xin nghỉ việc có thể có sự thay đổi. Tuy nhiên, phần thời gian xin nghỉ, lý do xin nghỉ thì bắt buộc phải có và phải được ghi chính xác.
Phần kết:
Sau khi trình bày xong nội dung đơn xin nghỉ việc cần có ký tên, ghi rõ họ tên của người làm đơn, bộ phận phê duyệt, các bộ phận liên đới chịu trách nhiệm nếu có.
>>> Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước của NLĐ
2. Mẫu đơn xin nghỉ việc
Có rất nhiều mẫu đơn xin nghỉ việc khác nhau, tùy vào từng trường hợp cụ thể người lao động cần lựa chọn mẫu đơn phù hợp với trường hợp của mình. Dưới đây là các mẫu đơn xin nghỉ việc được sử dụng phổ biến.
Mẫu đơn xin nghỉ việc – mẫu 2
Mẫu đơn xin nghỉ việc – Mẫu 3.
Trong trường hợp người lao động muốn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì viết theo mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản – 4.
Đối với đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản lưu ý:
Tại (1): Ghi đơn vị/công ty nơi người lao động đang làm việc;
Tại (2): Ghi bộ phận người lao động đang làm việc trực tiếp
VD: phòng kinh doanh, phòng khách hàng, phòng Marketing, phòng phát triển sản phẩm;
Tại (3): Ghi thời gian nghỉ 06 tháng;
Tại (4): Ghi tên người trực tiếp nhận bàn giao công việc;
Tại (5): Ghi phòng nơi người nhận bàn giao công việc đang công tác.
>>> Mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn theo quy định người lao động cần biết
3. Lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc
Đơn xin nghỉ việc là văn bản hành chính không bắt buộc phải viết theo mẫu cố định. Khi viết đơn xin nghỉ việc người lao động cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:
Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, đúng mực:
Sử dụng ngôn ngữ lịch sự đúng mực cho dù bạn nghỉ việc vì bất cứ lý do gì kể cả là có mâu thuẫn hay lý do không vui vẻ. Ngôn ngữ tại đơn xin nghỉ việc sẽ thể hiện một phần con người của bạn.
Bày tỏ lời cảm ơn:
Trong bất kỳ môi trường làm việc nào chúng ta sẽ học được những bài học quý giá, có được những kinh nghiệm làm việc vì vậy hãy bày tỏ lòng biết ơn tới cấp trên, đồng nghiệp về những điều bạn đã nhận được nhờ công việc.
Lý do xin nghỉ việc:
Có rất nhiều lý do khiến bạn xin nghỉ việc tuy nhiên hãy chỉ lựa chọn lý do quan trọng và chính đáng nhất. Lý do nghỉ việc cần được viết ngắn gọn trong đơn. Khi trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, bạn có thể trình bày hoàn cảnh để sếp hiểu rõ và thông cảm với quyết định của bạn.
Một lá đơn xin nghỉ việc chuẩn và chuyên nghiệp sẽ được cấp trên đánh giá cao và dễ dàng bị thuyết phục và chấp thuận mong muốn của bạn. Hy vọng những chia sẻ từ BHXH điện tử eBH sẽ giúp bạn thuận lợi xin nghỉ việc thành công và để lại ấn tượng tốt đối với cấp trên.
>>> Mẫu đơn xin thôi việc cho người lao động mới nhất