Ngày nay, xét nghiệm sinh hóa máu là một trong những loại xét nghiệm quan trọng giúp các bác sĩ có cơ sở dữ liệu để chẩn đoán bệnh tình của bệnh nhân và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh. Vậy các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu có ý nghĩa như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn đọc có được câu trả lời.
18/01/2021 | Bác sĩ hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu 16/01/2021 | Điểm danh ngay 6 xét nghiệm sinh hóa máu quen thuộc nhất
1. Tìm hiểu xét nghiệm sinh hóa máu là gì?
Xét nghiệm sinh hóa máu là một xét nghiệm y học phổ biến, thực hiện trong các trường hợp cần chẩn đoán hoặc theo dõi bệnh lý, kết quả điều trị. Kết quả thu được sẽ thể hiện nồng độ một số chất trong máu. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá chức năng của một số bộ phận cơ thể đặc trưng cho chỉ số sinh hóa tương ứng.
Đây là một xét nghiệm tương đối đơn giản, chi phí vừa phải nhưng góp phần quan trọng trong công tác khám, chữa bệnh hiện nay.
Xét nghiệm sinh hóa máu giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau.
Các chỉ số xét nghiệm cơ bản là: Ure máu, Creatinin huyết thanh, AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT, ALP, Bilirubin, Albumin, Glucose, Xét nghiệm định lượng Triglyceride, Xét nghiệm ion đồ và Xét nghiệm acid uric.
2. Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm các chỉ số xét nghiệm khác nhau, phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân để chỉ định thực hiện xét nghiệm phù hợp. Vậy mỗi chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu được hiểu như thế nào?
Xét nghiệm Ure máu
Khi protein bị thoái hóa sẽ trở thành các Ure máu và được đào thải ra ngoài cơ thể thông qua bộ lọc ở cầu thận. Xét nghiệm Ure máu nhằm mục đích đánh giá chức năng cũng như theo dõi các bệnh lý của thận.
Đối với mỗi đối tượng xét theo độ tuổi, lượng Ure trong máu sẽ có sự khác biệt. Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ nhận được kết quả chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu bình thường với mức Ure dao động trong khoảng từ 2,5 – 7,5 mmol/l.
Còn với các trường hợp suy thận, viêm cầu thận, sỏi thận, sốt cao dẫn đến mất nước, bị tiêu chảy hay suy tim sung huyết,… lượng Ure trong máu sẽ tăng. Chỉ số này giảm nếu chế độ ăn nghèo protein hoặc chức năng gan suy giảm, truyền nhiều dịch.
Xét nghiệm Creatinin huyết thanh
Creatinin huyết thanh là sản phẩm đào thải nội sinh hoặc ngoại sinh của sự thoái hóa creatinin phosphate cơ. Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu này cũng giúp cho bác sĩ đánh giá chức năng của thận, thông qua đó chẩn đoán được các bệnh lý liên quan.
Xét nghiệm Creatinin huyết thanh chẩn đoán bệnh Gout
Đối với nam giới, chỉ số Creatinin thường ở mức 62 – 120 mmol/l. Chỉ số này mức bình thường ở nữ giới là 53 – 100 mmol/l. Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến chức năng của thận, suy tim, Gout,… thì nồng độ Creatinin tăng cao hơn bình thường.
Bên cạnh đó, nồng độ Creatinin sẽ giảm ở những đối tượng như phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị liệt hoặc teo cơ, người suy dinh dưỡng hoặc sử dụng thuốc chống động kinh,…
Xét nghiệm AST, ALT và GGT
Đây là 3 chỉ số men gan dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của gan. Đối với những người có sức khỏe tốt, chỉ số AST, ALT và GGT sẽ nằm ở mức dưới 50 UI/L.
Đối với các kết quả xét nghiệm có 3 chỉ số này cao hơn mức bình thường thì có thể bạn đang mang mắc các bệnh lý về gan như viêm gan do virus hoặc do uống nhiều rượu bia, ung thư gan; nhồi máu cơ tim,… Ngoài ra, chỉ số GGT cũng sẽ tăng cao đối với những người đang sử dụng các loại thuốc như: kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm,…
Men gan giảm trong các trường hợp: lọc thận định kỳ, suy giáp, suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai, thiếu đạm và các chất dinh dưỡng,…
Xét nghiệm Bilirubin
Một loại trong các sắc tố vàng cam được sản sinh sau quá trình thoái giáng hồng cầu được gọi là Bilirubin. Tỷ lệ Bilirubin trong máu có thể cảnh báo các bệnh liên quan đến gan.
Vì vậy, xét nghiệm Bilirubin để xác định nồng độ chất này có trong máu từ đó giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến gan, mật gây ra vàng da như viêm gan, tắc mật,…
Chỉ số Bilirubin toàn phần của người khỏe mạnh nhỏ hơn 21 umol/l.
Xét nghiệm Albumin
Albumin là một loại protein quan trọng nhất trong thành phần của huyết thanh được tổng hợp ở gan. Chỉ số Albumin có công dụng trong việc đánh giá chức năng gan của bệnh nhân, thông thường sẽ ở ngưỡng 35 – 50 g/l. Tuy nhiên, khi kết quả nồng độ Albumin giảm thấp hơn mức bình thường thì có thể cơ thể bạn đang bị suy dinh, nhiễm khuẩn hoặc bị shock; ở trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể chức năng gan của bạn bị suy giảm, cầu thận bị tổn thương,…
Xét nghiệm Acid Uric
Khi có sự nghi ngờ bệnh nhân bị Gout hoặc gặp phải một số bệnh lý liên quan đến chức năng của thận, khớp xương,… thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm Acid Uric.
Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu này sẽ ở ngưỡng khác nhau đối với nam và nữ. Thông thường, ở nam giới, chỉ số này trong khoảng 180 – 420 mmol/l và khoảng 150 – 360 mmol/l ở nữ giới.
Xét nghiệm Đường huyết (Glucose)
Chỉ số Glucose thường được bác sĩ kết hợp với xét nghiệm HbA1C để đánh giá, chẩn đoán và theo dõi điều trị cho bệnh nhân bị mắc bệnh đái tháo đường, hạ đường huyết. Ở mức độ bình thường, chỉ số glucose ở trong khoảng 3,9 – 6,4 mmol/l và HbA1C sẽ từ 4 – 5,6%.
Xét nghiệm Glucose
Xét nghiệm mỡ máu
Chỉ số thu được khi xét nghiệm mỡ máu bao gồm: Cholesterol toàn phần, Triglycerid, LDL- Cholesterol, HDL- Cholesterol.
-
Trong đó, chỉ số Cholesterol toàn phần giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá các trường hợp như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,… Ngưỡng bình thường: 3,9 – 5,2 mmol/L.
-
Chỉ số Triglycerid bình thường: 0,46 – 1,88 mmol/l.
-
Chỉ số LDL-C Chỉ số LDL-C giúp đánh giá tình trạng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành,… Chỉ số LDL-C bình Ngưỡng bình thường: <3,4mmol/l.
-
Chỉ số HDL-C: giúp bác sĩ đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu. Mức: >0,9 mmol/L.
Xét nghiệm điện giải đồ
Xét nghiệm này nhằm kiểm tra có chỉ số: Na+, K+, Cl- và Ca2+.
Lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu
-
Na+
Ở mức bình thường, nồng độ Na+ ở mức 135 – 145 mEq/l. Khi kết quả xét nghiệm này ở mức cao hơn bình thường chứng tỏ bệnh nhân đang ở trong tình trạng mất nước, cường aldosteron hoặc dùng corticoid,… Mặt khác, nồng độ này giảm khi bệnh nhân bị ứ dịch do suy thận, suy tim, xơ gan hoặc xuất huyết; có các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa hoặc bỏng.
-
K+
Ở mức bình thường, nồng độ này sẽ ở 3,5 – 5 mEq/l. Nồng độ K+ tăng cao đối với các trường hợp người bệnh bị suy thận hoặc đang dùng các loại thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu,…
-
Cl-
Ở người khỏe mạnh, nồng độ này thường ở ngưỡng 98 – 106 mmol/l. Đối với những người thường xuyên ăn mặn, suy thận cấp, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, shock phản vệ,… thì nồng độ Cl- sẽ tăng. Ngược lại, nồng độ Cl- giảm khi bệnh nhân xuất hiện tình trạng nôn mửa kéo dài, tiêu chảy, mất nước,…
-
Ca2+
Nồng độ Ca2+ thường ở ngưỡng 1,1 – 1,35 mmol/l ở người khỏe mạnh. Đối với người nhiễm độc giáp, cận giáp hoặc dùng quá liều vitamin D thì nồng độ này sẽ tăng lên. Trong khi đó, nồng độ này giảm với những người bị nhược cận giáp hoặc thiếu vitamin D.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình khi nhận các kết quả xét nghiệm tương ứng.
Hãy yên tâm đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC của chúng tôi để nhận được dịch vụ tốt nhất với các thiết bị y tế hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và nhận tư vấn từ nhân viên của chúng tôi.