Xem thêm:
- Hướng dẫn chọn class và nghề mạnh nhất theo từng vai trò nâng cao
- Hướng dẫn cơ bản cho Chiến Binh và cách nâng điểm kĩ năng
- Hướng dẫn cơ bản cho Cung Thủ và cách nâng điểm kĩ năng
- Hướng dẫn cơ bản cho Phù Thủy và cách nâng điểm kĩ năng
- Hướng dẫn cơ bản cho Giáo Sĩ và cách nâng điểm kĩ năng
- Hướng dẫn cơ bản cho Học Giả và cách nâng điểm kĩ năng
- Hướng dẫn cơ bản cho Sát Thủ và cách nâng điểm kĩ năng
1. Chọn class phù hợp và mạnh nhất cho mình
Khi bắt đầu game, bạn sẽ được lựa chọn giữa 7 class (nghề) trong tổng cộng khoảng 9 nghề trong bản PC sẽ được ra mắt trong tương lai. Trước hết, hãy quan tâm đến 7 class với những điểm mạnh riêng tùy theo cách chơi của mỗi người. Hãy chọn theo class mình thoải mái sử dụng nhất – đó sẽ là class mạnh nhất dành cho bạn, tuy nhiên dưới đây cũng là một số nhận xét về những class và nhánh mà bạn có thể tham khảo thêm.
Warrior – Chiến Binh
Class cận chiến cân bằng nhất với mọi chỉ số về tốc độ, phòng thủ và sát thương toàn diện. Là class cận chiến đơn giản cho người chơi mới chưa biết chọn class nào.
Về sau khi nâng cấp nghề: Game thủ có thể được lựa chọn giữa 2 nhánh khác nhau bao gồm Mercenary cận chiến áp sát và áp đảo kẻ thù hoặc Sword Master “kiếm sĩ” với tốc độ đánh chớp nhoáng và ảo diệu.
Archer – Cung thủ
Là một class bắn xa đúng tiêu chuẩn với sát thương thuộc dạng cao trong game. Bù lại sát thương an toàn và còn đánh xa, Archer máu khá giấy hơn và xài kĩ năng hao mana hơn các class khác, ngoài ra còn phải né đòn/chọn vị trí thích hợp để gây sát thương và đặc biệt là cần nhắm kĩ năng chuẩn xác tí hơn so với class khác.
Sau khi nâng cấp nghề: Bạn có thể lựa chọn giữa 2 nhánh trái ngược nhau hoàn toàn bao gồm Bow Master – Tăng khoảng cách tấn công với những đòn đánh từ xa dồn dập, trong khi đó Acrobat lại là class cận chiến với những đòn đá chân tốc độ chớp nhoáng, nhanh nhẹn trong di chuyển nhưng cũng khá mạo hiểm.
Sorceress – Phù Thủy
Một trong những class có sát thương lớn nhất kèm diện rộng trong game – với vấn đề quan trọng nhất là ít kĩ năng di chuyển và sống còn hơn những class khác. Bạn sẽ cần nhiều kĩ năng né đòn – hoặc có đồng đội hỗ trợ tối đa trong các hoạt động farm thông thường.
Sau khi nâng cấp nghề: Bạn sẽ được lựa chọn giữa 2 nhánh Elemental Lord – Pháp Sư sử dụng Lửa và Băng luân phiên với các đòn aoe linh hoạt hơn, ngoài ra còn Force User – Pháp sư sử dụng các loại laze/trọng lực để tạo ra các vùng sát thương liên tục, gây khống chế diện rộng.
Cleric – Giáo Sĩ
Là class tanker và hồi máu chính của game, Cleric có khả năng sống còn tốt nhất – nhưng bù lại thì sát thương lại không cao lắm. Bạn sẽ đảm nhận vai trò tank chính hoặc healer cho team – và cần team mạnh để làm điều này.
Sau khi nâng cấp nghề: Bạn sẽ có lựa chọn khá rõ ràng giữa: Paladin – các chiến binh siêu trâu bò chuyên tanker và khống chế diện nhỏ, hoặc Priest với vai trò healer là chính với các buff/debuff lợi ích cho đồng đội, ngoài ra các kĩ năng cũng là aoe hoặc khống chế diện rộng khá hữu ích, nhưng không thực chiến bằng Paladin.
Academic – Học Giả
Cũng là một class có sát thương khá cao trong tầm trung bình/xa của game, hoàn hảo cho những ai thích chơi 1 mình mà không cần team. Với nhiều kĩ năng clear map nhanh cùng triệu hồi các robot hỗ trợ đỡ đòn/tank tạm thì Academic cực kì mạnh cả ở PvE lẫn PvP.
Sau khi nâng cấp nghề: Bạn có thể chọn giữa 2 nhánh với chức năng khá rõ ràng – Engineer cho phép tạo hàng loạt robot khác nhau để tấn công/gây rối kẻ thù và Alchemist cho phép sử dụng các loại “hóa chất” để tấn công và hỗ trợ song song nhau (lửa, băng, độc, hồi máu) và cũng là class hỗ trợ/burst dame khá tốt.
Assassin – Sát thủ
Là class thuần sát thương với những đòn tấn công nhanh và thoắt ẩn thoắt hiện. Phức tạp hơn Warrior rất nhiều nhưng kết quả thỏa mãn hơn, yêu cầu kĩ năng người chơi cao hơn.
Sau khi nâng cấp nghề: Tùy vào cảm giác của bạn mà 2 nhánh này cũng sẽ không khác nhau lắm – Bringer cho phép sử dụng các kĩ năng/bí thuật bóng tối để tấn công kẻ thù, trong khi Chaser cho phép bạn tấn công liên tục với các đòn đánh cận chiến và vũ khí khác nhau (sát thương kèm khống chế cực tốt)
Kali
Là class hỗn hợp giữa Cung và Phù thủy, Kali là pháp sư tầm trung chuyên múa quạt và di chuyển nhanh trên chiến trường, đóng vai trò trong cả hỗ trợ lẫn gây sát thương trong team
Sau khi nâng cấp nghề: Khá tương tự cung, bạn có thể lựa chọn theo 2 lối chơi chính – Screamer gây sát thương phép từ xa với những đòn tấn công tại chỗ khá chắc chắn/kĩ năng siêu đẹp, và Dancer múa quạt/đao cận chiến với khả năng triệu hồi các tinh linh hỗ trợ đòn tấn công của bản thân (nhưng vẫn là cận chiến tốc độ cao).
2. Làm quen với bộ điều khiển và chọn mục tiêu
Dragon Nest M tự đặt sẵn một hệ thống auto-target vừa lợi vừa khó chịu và bạn phải làm quen với hệ thống này từ sớm. Hệ thống này thỉnh thoảng sẽ cho bạn nhìn về hướng kẻ địch gần nhất – hoặc theo hướng di chuyển của bạn và các kĩ năng tấn công cũng theo định hướng ra phía trước của bạn, do đó chỉ cần lia nhân vật lệch mục tiêu đang ở xa thay vì quái kế bên bạn thì cũng là hụt chiêu rồi.
3. Cộng điểm chiêu cẩn thận
Khác tí với phiên bản PC, Dragon Nest M có bộ kĩ năng cải tiến hơn để phù hợp với số slot kĩ năng chỉ vỏn vẹn trong 5 slot của game, ngoài ra điểm học chiêu cũng khá hạn chế. Do đó, game thủ cần phải khá cẩn thận khi dùng điểm để học chiêu – đặc biệt từ cấp 30 trở lên. Khi chưa đạt cấp 30, bạn có thể reset kĩ năng tùy ý không thời hạn để làm quen và định hình bộ kĩ năng của mình.
4. Chuyển đổi góc nhìn 2.5D, 3D và 3D+
Một vấn đề khác nữa đó chính là chế độ góc nhìn 2.5D, 3D và 3D+ có thể tự thay đổi, và cũng có thể gây chóng mặt và nhức đầu nếu bạn không quen. Theo cá nhân, các game thủ mới chơi nên sử dụng chế độ 2.5D để màn hình luôn đứng yên về 1 phía – và phía này luôn là hướng rõ nhất (không bị vướng tầm nhìn, vật cản che chắn) thay vì 3D+ quay mòng mòng lại hay lệch góc nhìn.