Đề kiểm tra luôn là một vấn đề gây nhiều băn khoăn, tranh cãi không chỉ đối với những cô cậu học trò đang cắp sách đến trường mà còn là nổi lo của nhiều bậc phụ huynh. Tình trạng ra đề dễ, đề khó theo từng năm đã khiến nhiều người thắc mắc liệu có quy chuẩn nào trong việc ra đề kiểm tra hay không? Những vấn đề này đã được quy định tại Thông tư 22/1016/TT-BGDĐT. Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Một số định hướng ra đề kiểm tra định kì theo thông tư 22.
Một số định hướng ra đề kiểm tra định kì theo thông tư 22
1. Một số định hướng ra đề kiểm tra định kì theo thông tư 22/2016/TT-BGDĐT
1.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Đề KTĐK phù hợp Chuẩn KT-KN và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại được kiến thức đã học
2.Mức 2: Hiểu kiến thức, KN đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân
3. Mức 3: Biết vận dụng kiến thức, KN đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống
4. Mức 4: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
1.2. MÔ TẢ ĐÁNH GIÁ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Mức độ 1: (Nhận biết) được định nghĩa là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết được hoặc có thể tái hiện lại các dữ liệu, các sự kiện đơn giản đến các khái niệm lý thuyết, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là mức độ hành vi thấp nhất đạt được trong lĩnh vực nhận thức
Mức độ 2: (Thông hiểu) được định nghĩa là khả năng nắm bắt được ý nghĩa của tài liệu. HS hiểu được các khái niệm cơ bản, có khả năng giải thích, diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có nêu câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự hoặc gần với các ví dụ đã được học trên lớp. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết.
Mức độ 3: Biết vận dụng kiến thức KN đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
Mức độ 4: Là vận dụng kiến thức KN đã học để giải quyết những vấn đề mới hoặc sắp xếp cấu trúc lại các bộ phận để hình thành một tổng thể mới.
1.3. QUY TRÌNH RA ĐỀ KIỂM TRA
Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra
Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
1.4. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH ĐỀ
Quy trình thẩm định đề kiểm tra: thẩm định ma trận đề; đối chiếu bộ đề với bảng ma trận; đối chiếu đề với hướng dẫn chấm; dự trù cách phản biện đề; góp ý chỉnh sửa bộ đề, phản biện đề.
1.5. CÁC DẠNG CÂU TRẮC NGHIỆM
– Dạng nhiều lựa chọn
– Dạng có/không; đúng/sai
– Đối chiếu cặp đôi
– Điền khuyết
– Câu hỏi ngắn
– Câu hỏi bằng hĩnh vẽ
– Điền đáp án
1.6. ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ CHO CÁC MÔN
a. Môn Tiếng Việt
Lớp 1:
- Bài đọc hiểu: 10 điểm, gồm:
+ Đọc thành tiếng các bài đọc đã học và TLCH kèm theo (4 điểm)
+ Đọc – hiểu văn bản: Tìm một văn bản ngoài SGK có độ dài khoảng 40 – 60 chữ, yêu cầu HS đọc và hoàn thành 4 – 5 bài tập phía dưới xoay quanh văn bản, đảm bảo: Có 1 câu mức 4 tự luận, các câu còn lại trắc nghiệm theo 3 mức còn lại. (6 điểm, trong 15 phút)
- Bài viết: 10 điểm, gồm:
+ Nghe viết một đoạn khoảng 20-25 chữ trong 15 phút ( 6 điểm)
+ Làm 3 bài tập kiến thức: 1 bài điền vần, 1 bài luật chính tả và 1 bài tìm tiếng chứa vần đã học (4 điểm)
Lớp 2, 3
- Bài đọc hiểu: 10 điểm, gồm:
+ Đọc thành tiếng các bài đọc đã học và TLCH kèm theo (4 điểm)
+ Đọc – hiểu văn bản: Tìm một văn bản ngoài SGK có độ dài khoảng 180 – 200 chữ, yêu cầu HS đọc và hoàn thành 8 bài tập phía dưới xoay quanh văn bản, đảm bảo: Có 5 câu TN, 3 câu TL theo 4 mức độ (40% M1; 30%M2; 20%M3; 10%M4); 5 câu hiểu văn bản, 3 câu kiến thức TV khác. (6 điểm, trong 35 phút)
- Bài viết: 10 điểm, trong thời gian 40 phút, gồm:
+ Nghe viết một đoạn văn theo Chuẩn tiết chính tả chữ trong 15 phút ( 4 điểm)
+ TLV: 6 điểm
b. Môn Toán
- Thời gian làm bài: 40 phút
- Cấu trúc đề: 2 phần: Trắc nghiệm 8 bài (khoảng 40%)
- Tự luận: 4 bài(khoảng 60%)
- Tỷ lệ các mức: 40% M1; 30% M2; 20% M3; 10% M4
2. Khó khăn khi ra đề kiểm tra theo thông tư 22
Sau khi được ban hành thì thông tư 22 đã gây ra những khó khăn cụ để đối với các giáo viên điển hình như là:
- Muốn xây dựng các hệ thống câu hỏi cho toàn bộ học sinh đòi hỏi phải mất thời gian phân loại ra từng nhóm câu hỏi theo năng lực, từ đó mới có thể xây dựng các câu hỏi phù hợp.
- Khi đặt câu hỏi cần phải điều chỉnh nhiều lần để phù hợp và dễ hiểu nhất cho học sinh.
- Nguồn tài liệu, hình ảnh có rất nhiều trên internet, cần thời gian để lựa ra những hình ảnh phù hợp cho học sinh.
3. Cấu trúc của một đề kiểm tra
Cấu trúc của một đề kiểm tra đòi hỏi phải có nhiều dạng bài khác nhau để có thể đánh giá toàn diện khả năng tiếp thu kiến thức của một học sinh, bao gồm câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, các câu khẳng định đúng sai, viết ra nhận định cá nhân của học sinh về vấn đề cụ thể nào đó,… Tỉ lệ số câu, số điểm theo các mức và hình thức câu hỏi trong đề kiểm tra cần đảm bảo độ chính xác về kiến thức, phù hợp với đối tượng học sinh. Tuỳ theo trường hợp có thể đưa ra các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng địa phương cụ thể, chẳng hạn: Mức 1: khoảng 30%; Mức 2: khoảng 30%; Mức 3: khoảng 20%; Mức 4: khoảng 10%.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT?
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo đề ra nhằm nhận được những đánh giá toàn diện nhất. Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Bao gồm: đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; sử dụng kết quả đánh giá; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Mục đích đánh giá và kiểm tra của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT là gì?
Đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh. Xác định học sinh có hoàn thành theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông không. Từ đó cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho giáo viên và học sinh. Để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập. Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.
Vì sao phải thêm bài kiểm tra định kì giữa học kì đối với môn Tiếng Việt và môn Toán ở lớp 4, lớp 5?
Ở khối lớp 4, lớp 5 cần có thêm bài kiểm tra giữa học kì đối với môn Tiếng Việt và môn Toán vì:
– Lớp 4, lớp 5 là các lớp cuối cấp tiểu học. Các khối lớp này so với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3 có yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn.
– Môn Tiếng Việt và môn Toán ở các khối lớp này là hai môn học công cụ, chiếm nhiều thời lượng hơn so với các môn học khác.
– Tạo điều kiện cho học sinh quen dần với cách kiểm tra đánh giá ở cấp trung học cơ sở và các cấp học cao hơn.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Một số định hướng ra đề kiểm tra định kì theo thông tư 22. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.