Luật là một trong những điều quan trọng trong tất cả các mối quan hệ, các hoạt động quản lý. Trên thực tế, luật cũng được biết đến rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nêu được khái niệm của vấn đề này.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm giải đáp cho câu hỏi: Luật là gì?
Luật là gì?
Luật hay luật pháp được hiểu dưới góc độ luật học là tổng thế các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí chung của một quốc gia, khu vực, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.
Đặc điểm của pháp luật
Luật có những đặc điểm sau:
+ Mang tính quy phạm phổ biến:
Pháp luật không áp dụng riêng có tổ chức, cá nhân nào mà được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội. Các công dân có nghĩa vụ và trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật đã được ban hành.
+ Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành pháp luật:
Để ban hành pháp luật cần phái trải qua các quy trình, thủ tục với sự tham gia làm việc của nhiều chủ thể như cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ và khả năng áp dụng rộng rãi.
+ Có tính hệ thống:
Pháp luật là một hệ thống các quy phạm quy tắc xử sự chung, các nguyên tắc, khái niệm pháp lý. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng cách tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia và làm cho quan hệ xã hội phát triển theo chiều hướng Nhà nước mong muốn.
+ Được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước:
Đây là quy tắc xử sự trong xã hội nên pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. Biện pháp cưỡng chế khi chống đối pháp luật rất nghiêm khắc, nhẹ thì có thể bị xử phạt hành chính nếu nặng thì có thể bị phạt tù, tử hình tùy theo mức độ vi phạm.
+ Pháp luật được thể hiện bằng văn bản, chặt chẽ về hình thức.
Vai trò của pháp luật
Thứ nhất: Với lực lượng cầm quyền
– Pháp luật thể chế hóa chủ trường, đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền.
– Là vũ khí chính trị của lực lượng cầm quyền để chống lại sự phản kháng, chống đối trong xã hội.
Thứ hai: Đối với xã hội
– Đảm bảo sự phát triển bên vững của xã hội và giữ vai trò giáo dục của pháp luật.
– Là phương tiện bảo đảm và bảo vệ quyền con người, bảo đảm dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội.
– Là cơ sở để bảo đảm an toàn xã hội, giải quyết các tranh chấp trong xã hội.
– Điều tiết và định hướng sự phát triển của các quan hệ xã hội.
Thứ ba: Đối với kinh tế
– Pháp luật là phương tiện tạo lập cơ sở pháp lý để các chủ thể kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
– Đây còn là phương tiện để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình đối với nền kinh tế, để bảo vệ lợi ích kinh tế chính đáng cho các chủ thể kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh tỏng nền kinh tế thị trường.
Thứ tư: Đối với nhà nước
– Pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước là công cụ bảo vệ Nhà nước và là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.
– Pháp luật là cơ sở để xây dựng đội ngũ nhân viên Nhà nước theo đúng chức năng, nhiệm vụ và phẩm chất công cụ là công cụ kiểm soát quyền lực Nhà nước để nhà nước tổ chức và quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.
Thứ năm: Đối với các tổ chức chính trị – xã hội
Pháp luật là phương tiện quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội, tạo cơ sở pháp lý để các tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước, nhân viên Nhà nước và mọi công dân.
So sánh Luật và Bộ luật
Thứ nhất: Những điểm giống nhau
– Đều là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp nhằm điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội.
– Các bộ luật và luật đều có giá trị pháp lý cao và có phạm vi tác động lớn đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.
– Bộ luật và luật không được trái với các quy định của Hiến pháp.
Thứ hai: Những điểm khác nhau
– Luật là các nguyên tắc nhà nước quy định, là những quy chuẩn đạo đức tôn trọng hoặc những khuôn phép tập quán địa phương dựa vào ý chí của giai cấp thống trị hoặc quyền loại của các tầng lớp xã hội cho phép hoặc cấm những hành vi liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân.
– Đối với Bộ luật:
+ Phạm vi điều chỉnh bao quát và rộng hơn so với một luật.
+ Điều chỉnh các dẫn chiếu Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
+ Được dẫn chiếu và điều chỉnh các vấn đề mà nội dung của nó không được quy định ở những luật khác.
+ Nội dung bao hàm và liên quan nhiều lĩnh vực trong xã hội.
Như vậy, Luật là gì? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đi sâu vào phân biệt giữa luật và bộ luật nhằm tránh trường hợp nhầm lẫn khái niệm. Chúng tôi mong rằng những nội dung trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.