Sỏi tiết niệu bao gồm nhiều loại sỏi ở các vị trí và kích thước khác nhau trong đường tiết niệu. Xác định chính xác tình trạng bệnh sẽ giúp lựa chọn được phương pháp điều trị loại bỏ sỏi đúng hướng đạt hiệu quả tối ưu. Hiện nay nhiều phương pháp tán sỏi công nghệ cao ra đời, việc loại bỏ theo đó cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên ở mỗi kỹ thuật yêu cầu người bệnh phải đáp ứng được những điều kiện khác nhau. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu bằng kỹ thuật tán sỏi công nghệ cao để xác định được chính xác loại sỏi nào phù hợp với phương thức điều trị cụ thể nào bạn nhé.
1. Hướng dẫn xác định mắc bệnh sỏi tiết niệu
1.1 Xác định sỏi tiết niệu thông qua những dấu hiệu nhận biết
Đa số trường hợp bệnh nhân có sỏi nhỏ tự thoát được ra ngoài thường không có triệu chứng. Chỉ đến khi sỏi đã phát triển không tự đào thải được sẽ dẫn đến nhiều dấu hiệu nhận biết. Tùy vào kích thước sỏi, vị trí sỏi mà mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng và những mức độ khác nhau. Những triệu chứng của sỏi tiết niệu đa phần là:
– Đau thắt lưng: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh nhân mắc sỏi. Cơn đau xuất hiện đột ngột, đau quặn thắt với mức đồ tăng dần dần là lan xuống vùng bẹn, bộ phận sinh dục.
– Đi tiểu bất thường: Người bệnh có thể buồn đi tiểu nhiều lần nhưng khi tiểu gặp tình trạng tiểu rắt, tiểu ít, tiểu đau, tiểu buốt.
– Ngoài ra có thể gặp tình trạng tiểu ra máu, nước tiểu có mùi hay các triệu chứng ít gặp hơn là sốt cao, buồn nôn.
Khi xác định được bản thân đang gặp phải những dấu hiệu kể trên, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên môn cao thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh.
1.2 Chẩn đoán sỏi bằng phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi đánh giá các tình của người bệnh thông qua khám lâm sàng, để xác định chính xác bệnh, loại sỏi, vị trí sỏi, kích thước sỏi… bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng.
– Xét nghiệm nước tiểu: Xác định được các thành phần trong nước tiểu như bạch cầu, hồng cầu gợi ý đến sự có mặt của vi khuẩn. Cặn lắng trong nước tiểu có thể xác định được tinh thể dạng oxalat, photphat, canxi…
– Xét nghiệm công thức máu: Cho biết nếu hồng cầu thấp có thể là tình trạng thận ứ mủ, suy thận. Bạch cầu tăng cao có thể là tình trạng viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu nặng.
– Siêu âm: Thông qua hình ảnh trên máy siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá mức độ giãn của đài, bể thận từ đó sẽ có những phương pháp điều trị can thiệp kịp thời.
– Chụp X-Quang: Chụp X-Quang hệ tiết niệu cho biết các về đề của sỏi như vị trí, số lượng, kích thước, hình dạng. Ngoài ra chụp X-Quang kết hợp với thuốc cản quang còn đánh giá được chức năng bài tiết của thận, mức độ giãn của đài bể thận.
– Chụp cắt lớp vi tính: Xác định tổn thương thận chính xác hơn, đánh giá tình trạng nhu mô thận, giãn đài bể thận ở người bệnh từ đó có biện pháp điều trị bệnh đạt hiệu quả tối ưu.
2. Những hướng dẫn cho từng phương pháp điều trị tán sỏi công nghệ cao
Dựa trên từng tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị sỏi mang đến hiệu quả tối ưu nhất. Hiện nay các phương pháp tán sỏi công nghệ cao có thể xử trí nhiều loại sỏi với kích thước đa dạng khác nhau, đang dần thay thế phương pháp mổ mở truyền thống. Sau đây là những hướng dẫn cụ thể sử dụng cho từng phương pháp tán sỏi công nghệ cao.
2.1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi ngoài cơ thể
Khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc sỏi thận <1.5cm hoặc sỏi niệu quản trên <1cm, và không đi kèm nhiễm khuẩn đường niệu, không hẹp niệu quản đoạn dưới sỏi, không mắc các bệnh về tim mạch và không mang thai… Điều trị tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng sóng điện từ không mổ là ưu tiên hàng đầu.
Tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị sỏi tiết niệu là phương tán tán sỏi công nghệ cao không đau, không có vết mổ mở. Người bệnh có thể theo dõi toàn bộ quá trình tán vỡ sỏi của mình.
Phương pháp này bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm trên máy tán sỏi sao cho khoảng cách từ da đến vị trí của sỏi là ngắn nhất. Tiếp đó sử dụng sóng xung kích chiếu qua da tới vị trí của viên sỏi bằng một công suất phù hợp để làm vỡ vụn sỏi. Bệnh nhân được yêu cầu hít thở đều và đưa ra tín hiệu cho bác sĩ nếu cảm thấy đau hay những biểu hiện khác bác sĩ đã lưu ý trong quá trình tán sỏi.
Trong khoảng thời gian 7-15 ngày vụn sỏi sẽ theo dòng nước tiểu trôi ra ngoài. Người bệnh nên uống nhiều nước, uống thức uống lợi tiểu để cặn sỏi nhanh chóng và dễ dàng được bài xuất ra ngoài hoàn toàn.
2.2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sỏi tiết niệu – tán sỏi nội soi ngược dòng
Người bệnh đủ điều kiện sử dụng phương thức điều trị tán sỏi thông qua nội soi ngược dòng khi: Mắc sỏi niệu quản ⅓ dưới và giữa, sỏi bàng quang <1cm hoặc >1cm không tự thoát ra ngoài. Đối với trường hợp sử dụng ống nội soi mềm có thể áp dụng đối với sỏi đoạn cao hơn, bao gồm sỏi thận <2.5cm.
Bên cạnh đó hướng dẫn sử dụng kỹ thuật tán sỏi này yêu cầu bệnh nhân không có hẹp niệu quản, niệu quản gấp khúc, không có tình trạng rối loạn đông máu…
Là một trong những kỹ thuật điều trị tán sỏi công nghệ cao tân tiến, loại bỏ sỏi thông qua con đường tự nhiên của cơ thể. Chính vì ưu thế này người bệnh không có sẹo, không có vết thương như mổ mở, hạn chế khả năng nhiễm trùng, phục hồi sức khỏe nhanh.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng ống nội soi chuyên dụng đưa vào niệu đạo ngược dòng tới bàng quang, đến niệu quản và tới vị trí sỏi xa nhất là thận. Sau khi tiếp cận được sỏi, bác sĩ sẽ sử dụng sóng laser tác động trực tiếp và phá vỡ sỏi thành vụn, và hút hoặc gắp ra ngoài.
2.3 Hướng dẫn xác định và thực hiện tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ
Đây là phương pháp điều trị lấy sạch sỏi thận, sỏi niệu quản trên mang lại hiệu quả cao, và đang dần thay thế phương pháp điều trị mổ mở lấy sỏi. Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser có chỉ định đối với sỏi thận >1.5cm, sỏi niệu quản ⅓ trên >1.5cm. Bên cạnh đó người bệnh không có chống chỉ định gây mê hồi sức, rối loạn đông máu…
Tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ mang đến những lợi ích như loại bỏ được sỏi kích thước lớn và độ cứng cao nhưng không gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Vết thương nhỏ nên hạn chế được tình trạng mất máu hay nhiễm trùng…
Bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ từ da vào thận với vết rạch trên da rất nhỏ chỉ khoảng 0.5-1cm. Sau khi nong đường hầm với kích thước phù hợp, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đồng thời phá vụn sỏi bằng laser thông qua con đường này. Vụn sỏi sẽ được bác sĩ gắp ra ngoài.
Bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu thường có diễn biến âm thầm nên việc thăm khám, chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm là cần thiết để tránh các biến chứng do sỏi gây ra. Ngoài ra người bệnh cũng cần lưu ý lựa chọn đơn vị có đầy đủ trang thiết bị y tế tân tiến để chẩn đoán chính xác nhất bệnh để có phương hướng điều trị phù hợp. Hiện nay nhiều phương pháp điều trị tán sỏi công nghệ cao đã ra đời, vậy nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm chữa trị mà không quần quá lo lắng về đau hoặc chức năng thận bị suy giảm.