EDAILY
  • Hướng Dẫn
  • Review
EDAILY
  • Hướng Dẫn
  • Review
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
EDAILY
Không kết quả
Xem tất cả kết quả
Trang chủ Hướng Dẫn

Hướng dẫn làm mạch led trái tim

admin qua admin
21 Tháng chín, 2022
Trong Hướng Dẫn
0
0
Chia sẻ
0
Lượt xem
Share on FacebookShare on Twitter

Bài viết này tôi sẽ giới thiệu cách làm một mạch đèn led trái tim kết hợp Arduino với IC HC595, bạn có thể dùng nó để tỏ tình, làm quà tặng bạn gái rất ý nghĩa và lãng mạn. Trước khi bắt đầu bạn cần tìm hiểu các bài viết sau đây:

  1. Điều khiển 8 đèn LED sáng theo ý muốn của bạn, dễ hay khó ?
  2. Tổng quan về cách làm mạch in bằng phương pháp ủi thủ công

Nếu bạn đã nắm rõ cách sử dụng IC HC595 và phương pháp làm mạch in thủ công thì chúng ta hãy bắt đầu ngay thôi:

Bạn cần chuẩn bị những thứ sau:

  • Arduino Uno
  • 3 con IC HC595
  • 24 đèn led 5mm màu đỏ đục (Màu vỏ trắng đục, không nên dùng led siêu sáng vỏ trong suốt vì ánh sáng rất chói)
  • 24 điện trở 560 Ohm
  • Các vật liệu làm mạch in (Phíp phủ đồng, giấy in nhiệt, bột ăn mòn … )

Sơ đồ nguyên lý

Sơ đồ mạch in bạn có thể download tại đây

Chú ý sơ đồ nối chân linh kiện theo hình sau:

Phần tiếp theo không thể thiếu được, đó là lập trình điều khiển led:

// Khai báo các chân sẽ sử dụng để giao tiếp IC HC595 int latchPin = 10; int clockPin = 12; int dataPin = 11; // Khai báo mảng dùng điều khiển IC byte ledStatus[3]= {}; byte SangHet=0b11111111; byte TatHet=0b00000000; // Khai báo các kiểu chạy byte Chay1[9]= {0b00000000,0b10000000,0b11000000,0b11100000,0b11110000,0b11111000,0b11111100,0b11111110,0b11111111}; byte Chay2[9]= {0b11111111,0b01111111,0b00111111,0b00011111,0b00001111,0b00000111,0b00000011,0b00000001,0b00000000}; void setup() { pinMode(latchPin, OUTPUT); pinMode(clockPin, OUTPUT); pinMode(dataPin, OUTPUT); } // Hàm shiftOut ra IC 595 // Ở đây bạn hoàn toàn có thể sử dụng vòng lặp cho code ngắn gọn và chuyên nghiệp hơn // Nhưng tôi thích làm thế này nhìn cho dễ hiểu void shiftOutHC595(int dataPin, int clockPin, byte ledStatus[]) { digitalWrite(latchPin, LOW); shiftOut(dataPin,clockPin,MSBFIRST,ledStatus[0]); shiftOut(dataPin,clockPin,MSBFIRST,ledStatus[1]); shiftOut(dataPin,clockPin,MSBFIRST,ledStatus[2]); digitalWrite(latchPin, HIGH); } // Hàm chạy led kiểu 1 void Kieu1(int _delay) { for (int i = 0;i<=8;i++) { ledStatus[0]=Chay1[i]; ledStatus[1]=TatHet; ledStatus[2]=TatHet; shiftOutHC595(dataPin,clockPin,ledStatus); delay(_delay); } for (int i = 0;i<=8;i++) { ledStatus[0]=SangHet; ledStatus[1]=Chay1[i]; ledStatus[2]=TatHet; shiftOutHC595(dataPin,clockPin,ledStatus); delay(_delay); } for (int i = 0;i<=8;i++) { ledStatus[0]=SangHet; ledStatus[1]=SangHet; ledStatus[2]=Chay1[i]; shiftOutHC595(dataPin,clockPin,ledStatus); delay(_delay); } } // Hàm chạy led kiểu 1 void Kieu2(int _delay) { for (int i = 0;i<=8;i++) { ledStatus[0]=Chay2[i]; ledStatus[1]=SangHet; ledStatus[2]=SangHet; shiftOutHC595(dataPin,clockPin,ledStatus); delay(_delay); } for (int i = 0;i<=8;i++) { ledStatus[0]=TatHet; ledStatus[1]=Chay2[i]; ledStatus[2]=SangHet; shiftOutHC595(dataPin,clockPin,ledStatus); delay(_delay); } for (int i = 0;i<=8;i++) { ledStatus[0]=TatHet; ledStatus[1]=TatHet; ledStatus[2]=Chay2[i]; shiftOutHC595(dataPin,clockPin,ledStatus); delay(_delay); } } // Hàm chạy led kiểu 3 void Kieu3(int _delay, int SoLan) { for (int i = 0;i<=SoLan;i++) { ledStatus[0]=SangHet; ledStatus[1]=SangHet; ledStatus[2]=SangHet; shiftOutHC595(dataPin,clockPin,ledStatus); delay(_delay); ledStatus[0]=TatHet; ledStatus[1]=TatHet; ledStatus[2]=TatHet; shiftOutHC595(dataPin,clockPin,ledStatus); delay(_delay); } } void loop() { // Gọi hàm chạy kiểu 1 thời gian delay 50 Kieu1(50); // Gọi hàm chạy kiểu 2 thời gian delay 50 Kieu2(50); // Gọi hàm chạy kiểu 3 thời gian delay 500 và vòng lặp chạy 5 lần Kieu3(500,5); }

Xong rồi, sau khi hoàn thành mạch in, hàn linh kiện hãy upload code, kết nối mạch với Arduino và chạy thôi, bạn hãy tự sáng tạo các kiểu chạy led khác nhau và cùng chia sẻ với mọi người nhé. Nếu bạn có ý định dùng mạch trái tim này để tỏ tình, tặng bạn gái thì hãy dùng Arduino Mini Pro hoặc Arduino Nano cho rẻ 😀 hay muốn tiết kiệm hơn bạn có thể dùng Attiny85 và 1 số con vi điều khiển AVR khác tương thích với Arduino. Cách sử dụng Attiny85 tương tự Attiny13, bạn có thể tìm hiểu các bài viết liên quan đến Attiny13 tại đây:

  • Attiny13 – Trợ thủ đắc lực của Arduino – Lập trình nó?
  • Dùng ATTiny13 để shiftOut ra IC 595 điều khiển nhiều LED

Cuối cùng là video test sản phẩm:

Liên quan Bài đăng

Hướng Dẫn

Địa chỉ bán vòng mã não đỏ

7 Tháng năm, 2025
Hướng Dẫn

A Guide to Hold Your Destination Wedding in Vietnam

1 Tháng tư, 2025
Hướng Dẫn

Tấm Inox 304: Những Lợi Ích Không Ngờ Cho Các Dự Án Công Nghiệp

20 Tháng ba, 2025
Hướng Dẫn

Báo Giá Minh Bạch – Cách Nhận Diện Công Ty Tổ Chức Sự Kiện Đáng Tin Cậy

13 Tháng ba, 2025
Hướng Dẫn

Bật mí địa chỉ cung cấp cuộn inox chất lượng giá tốt

11 Tháng ba, 2025
Hướng Dẫn

Sự Vượt Trội Của Khung Nhôm Cửa Kính

19 Tháng hai, 2025
Bài tiếp theo

Xiaomi redmi 9 review

TIN PHỔ BIẾN

Không có sẵn nội dung

Chúng tôi

EDAILY

Edaily Kênh Tin Tức Giải Trí tổng hợp dành cho giới trẻ Cập nhật tin tức giải trí nhanh nhất, HOT nhất trong và ngoài nước !

Danh mục

  • Hướng Dẫn
  • Review

Chính sách

Chính sách bảo mật

Giới thiệu

Điều khoản

 

Mạng xã hội

© 2022 Edaily.vn

Không kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Homepages
    • Home Page 1
    • Home Page 2

© 2022 Edaily.vn