Nói là tiên hiệp cổ điển bởi vì tác giả gửi gắm khá nhiều những tích luỹ, bề dày tinh tuý về Đạo giáo, phật giáo, lịch sử, truyền thuyết, thần thoại Trung Quốc trong truyện. Về sau xuất hiện những tác giả khác mới sáng tạo thêm cho ra các thể loại như đô thị, huyền huyễn…
Xem thêm: Tổng hợp và phân loại các thể loại văn học mạng
Truyện mở đầu với hình tượng 9 con rồng kéo quan tài xuất hiện ở núi Thái Sơn, rồi khi nó bay vào không gian vũ trụ đã mang theo những người bạn học cùng lớp, chính vào thời điểm bọn họ tụ hội ôn lại chuyện xưa.
Điểm đến đầu tiên của nó là Huỳnh Hoặc Cổ tinh (sao Hỏa). Hiểm nguy và cuộc phiêu lưu chính thức bắt đầu: những người trần mắt thịt ấy, cùng với những cổ vật nhặt được ở một nơi có dấu vết là Thiên âm điện – trong truyền thuyết là nơi Thích Ca Mâu Ni tu thành chính quả – đã cùng nhau chống lại bọn quái vật cổ xưa.
Sau đó chính là hành trình của các nhân vật, nhất là của nam chính Diệp Phàm. Hắn đã bước lên con đường tu hành không thể quay đầu, chỉ có duy nhất cường đại hơn, mới có thể không để cho bất kỳ một ai làm chủ vận mạnh của mình.
Tác phẩm này không có phi thăng khi mở đầu, không có tử vong để trọng sinh, không có khuyết tật, yếu kém. Nhân vật chính cứ bình phàm trải qua những tao ngộ đầy hấp dẫn.
Đây là một bộ truyện rất đáng để đọc, nhưng cần phải có một đạo tâm kiên định vì hành trình của Diệp Phàm không đơn thuần là một câu truyện.
Nó là quá trình của một đời người từ lúc tuổi trẻ bồng bột, từng bước rút kinh nghiệm, từng vì đánh mất người mình thương mà biết trân trọng hơn những người hiện tại.
Nhân vật chính:
Nam chính: Diệp Phàm là nhân vật điển hình thuộc thể loại tiên hiệp đời đầu. Tính cách hào sảng, mưu trí thông minh, nhưng không đặt nặng tính toán quá nhiều về mặt lợi ích bản thân. Phù hợp với những đạo hữu có tính cách sảng khoái, chân tình.
Hắn là một kẻ bề ngoài trông thư sinh, nhưng tâm trí bên trong lại cực kỳ bền bỉ, hành động quyết đoán, nhưng lại là người ôn hòa, trọng tình cảm. Lúc bình thản thì lại vô cùng lãnh đạm, tâm tính tinh tế biết lúc nào lên bộc lộ tài năng, chưa bao giờ gây sự, nhưng lại càng không sợ phiền phức tìm tới cửa.
Diệp Phàm kiến thức sâu rộng, độ ứng biến linh hoạt, là kiểu người sòng phẳng, tốt bụng đúng lúc nhưng không dễ bắt nạt, đối xử tốt với bạn bè và thẳng tay với lũ tiểu nhân, không biết nể nang ai hay nể nang điều gì, không một phút giây yếu đuối trước kẻ thù. Là kiểu nhân vật gây thiện cảm, thoải mái cho người đọc.
“Cơm phải ăn từng miếng một, đường phải đi từng bước, chưa biết đi đã đòi chạy, chỉ có ngã mà thôi”. Hắn chính là như vậy.
Cảnh giới:
Tóm tắt hệ thống cảnh giới. Tu luyện giả đa phần lấy thân mình kết hợp với tự nhiên, “Đại Đạo”, từ đó ngộ ra Đạo lý, con đường của bản thân. Khi thành công, “Đạo” này được Thiên địa chấp nhận, thậm chí vượt qua cả đạo của đất trời, thì gọi là Chứng đạo. 1. Luân Hải Bí Cảnh: Khổ Hải, Mệnh Tuyền, Thần Kiều, Bỉ Ngạn. 2. Đạo Cung Bí Cảnh: Nhất Trọng Thiên – Ngũ Trọng Thiên 3. Tứ Cực Bí Cảnh: Tầng 1 – Tầng 4 4. Hóa Long (Trưởng Lão): Nhất Biến – Cửu Biến 5. Tiên Thai Bí Cảnh: Tầng 1 (Thái Thượng Trưởng Lão) : Nhất Trọng Thiên -> Cửu Trọng Thiên(Nửa Bước Đại Năng) Tầng 2 (Đại Năng = Thánh Chủ = Giáo Chủ) : Nhất Trọng Thiên -> Cửu Trọng Thiên Tầng 3 (Trảm Đạo = Vương Giả) : Nhất Trọng Thiên -> Cửu Trọng Thiên(Đại Thành) -> Bán Thánh Tầng 4 (Thánh Nhân = Tổ Vương) : Nhất Trọng Thiên -> Cửu Trọng Thiên Tầng 5 (Thánh Vương) : Bậc 1 – Nhất Trọng Thiên -> Cửu Trọng Thiên Tầng 6 (Đại Thánh) : Nhất Trọng Thiên -> Cửu Trọng Thiên Tầng 7 (Chuẩn Đế = Chuẩn Hoàng) : Nhất Trọng Thiên -> Cửu Trọng Thiên Tầng 8 (2 loại chứng đạo ): loại 1 là hợp nhất với vạn đạo (Đại Đế = Thiên Tôn = Chí Tôn = Cổ Hoàng). Loại 2 là Ngự trên vạn đạo (Thiên Đế)
6. Tiên Hồng Trần.
Cửu Bí: đây là phần tâm đắc nhất đấy, các đạo hữu đọc truyện không nên bỏ qua.
- Lâm (phòng ngự)
- Đấu (Đấu Chiến Thánh Pháp)
- Giai (Tăng chiến lực gấp 10 lần)
- Hành (Tốc Độ – Lĩnh vực thời gian)
- Binh (Khống Binh – Tay không đoạt Thánh Binh)
- Giả (Chữa thương)
- Tiền (Tăng nguyên thần)
- Tổ (Trận pháp)
- Trớ (Sát trận)
Lâm tự bí: phòng ngự mạnh nhất, chủ tu nhục thân. Binh tự bí: khống binh chi thuật, thiên địa vạn vật đều có thể vì mình binh khí, bao quát đối thủ binh khí. Đấu tự bí: công kích mạnh nhất, nhưng diễn hóa thế gian hết thảy công phạt chi thuật. Giả tự bí: mạnh nhất chữa thương bí pháp, danh xưng một giọt máu chữa trị bản thân. Giai tự bí: sức chiến đấu gấp mười lần, công kích, phòng ngự, tốc độ tất cả tăng cường gấp mười, bất quá phát động có yêu cầu, không thể vĩnh trú. Trớ tự bí: thân ngoại hóa thân, có thể hóa ra mấy cỗ cùng bản thân sức chiến đấu không sai biệt lắm đạo thân. Tổ tự bí: tinh thông trận pháp, có thể trấn áp thiên địa vạn vật. Tiền tự bí: liệu địch tiên cơ, chủ tu nguyên thần, nhưng dự đoán tương lai. Hành tự bí: thế gian cực tốc, nhưng chạm đến Thời Gian lĩnh vực.
Cảm nhận – Đánh giá:
Sở hữu cốt truyện lôi cuốn, mạch truyện vững chắc, tình tiết không quá chậm. Các đạo hữu đạo từ từ sẽ ngẫm ra khá nhiều đoạn hay trong đó. Già Thiên theo mình cảm nhận là một bộ truyện mang lại nhiều cảm xúc, để lại nhiều suy tư cho người đọc.
Bộ truyện Già Thiên này càng về sau càng hay, vì lúc đó nam chính mới tập trung vào tu luyện. Dù cho dòng thời gian mà tác giả miêu tả cuối truyện diễn ra trong hàng vạn năm, nhưng mạch truyện không hề gây ra cảm giác lê thê, dài dòng. Ngược lại lại khiến người đọc cảm nhận được kịch tính và sự biến đổi thời gian sâu sắc khi đặt trong từng bối cảnh cụ thể.
Văn phong của Thần Đông trong truyện này rất tốt, thực sự phải chấm điểm cao. Giọng điệu pha chút ly kỳ, khơi gợi ham muốn khám phá tính cách từng nhân vật và tìm tòi nội dung, bố cục của truyện. Đồng thời lột tả được những hung tàn, ích kỳ trong tâm lý các nhân vật khác, đây có thể coi là sự cố gắng của tác giả, vì bình thường ở các truyện tiên hiệp, huyễn huyễn khác sẽ không hay thấy điều này xảy ra đâu.
Điểm trừ cho bộ truyện này tác giả viết theo dòng cảm xúc nhưng có lẽ lực bút còn chưa được vững, nên nhiều đạo hữu khó tính sẽ cảm thấy Thần Đông nghĩ tới đâu viết tới đó, không có bố cục rõ ràng lắm. Kiểu như không định hình cấu trúc truyện và tình tiết chính trước khi viết, do đó nhân vật chính cứ đi và đi hết nơi này đến nơi kia, một đường giết tới, mạnh dần lên như bao truyện tu chân khác nhưng bên trong không hàm súc nhiều ý nghĩa.
Thật ra đâu phải ai cũng có thể như lão Nhĩ Căn, hay Ngã Cật Tây Hồng Thị viết xuôi viết ngược vẫn hay, cốt truyện hoàn toàn kín kẽ. Đây có thể được xem là bộ truyện khá nổi bật rồi.
Một điểm cần bàn đến nữa là cảnh giới của Già Thiên có lẽ đã không còn phù hợp với các bạn đọc trẻ nữa rồi, luận về “đạo” có thể rất hay nhưng đối với nhiều bạn lại cực kỳ phiền hà. Cũng là sự khác nhau giữa 2 thế hệ Tân Thủ và Lão Làng.
Phong Vân!
My blog:
Các đạo hữu nếu muốn tìm truyện hơi lạ lạ, quái quái để đọc giải trí.Hãy đọc thử bộ truyện:
Đảo Kiến