Việc chuẩn bị đầy đủ sơ yếu lý lịch là một điểm cộng giúp bạn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, tạo lợi thế cho bản thân ngay từ phút ban đầu. Tuy nhiên, rất nhiều người trong số chúng ta không biết cách viết sơ yếu lý lịch sao cho chính xác và đầy đủ nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể tự mình hoàn thành chỉnh chu và tiết kiệm thời gian.
Sơ yếu lý lịch là gì?
Sơ yếu lý lịch tự thuật được hiểu theo cách đơn giản nhất là bản kê khai lý lịch, thông tin cá nhân của người viết. Sơ yếu tự thuật thường được sử dụng trong việc làm hồ sơ, thủ tục nhập học, xin việc, …Nó còn được biết đến với những cái tên khác như lý lịch trích ngang, sơ lược lý lịch hay lý lịch vắn tắt.
Đối tượng nào cần viết sơ yếu lý lịch?
Không có một quy định bắt buộc nào về những đối tượng phải khai lý lịch tự thuật bởi ai cũng có nhu cầu kê khai thông tin cá nhân trong những trường hợp cụ thể. Bất kỳ đối tượng nào, từ học sinh, sinh viên đến những người đi xin việc đều cần phải viết.
XEM THÊM:
- Cách viết mẫu thư tự giới thiệu bản thân gây ấn tượng
- Hướng dẫn cách viết CV xin việc đầy đủ
Sơ yếu lý lịch khác với CV ở chỗ nào?
Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 khái niệm CV xin việc và sơ yếu lý lịch. Nếu CV tập trung vào trình độ chuyên môn và những kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy được, thì sơ yếu lý lịch tự thuật bao gồm những thông tin cơ bản nhất, khái quát nhất về bạn như: tên, tuổi, ngày tháng năm sinh, quê quán, …
Thời hạn của sơ yếu lý lịch
Theo nghị định 23/2015/NĐ-CP của nhà nước Việt Nam: “Tất cả các bản sao được chứng thực từ bản gốc có giá trị giống như bản gốc trong các giao dịch. Pháp luật hiện hành không có bất kỳ quy định nào về thời hạn sử dụng các bản sao y này nên được hiểu là vô hạn”.
Sơ yếu lý lịch có cần xác nhận, công chứng địa phương không?
Không chỉ có sơ yếu lý lịch mà chứng minh thư photo, bằng cấp (chứng chỉ) photo đều phải có dấu xác nhận của xã, phường, địa phương.
Cách viết mẫu sơ yếu lý lịch xin việc làm chuẩn nhất
- Phần họ và tên: Đây là phần bạn cần viết hoa. Nội dung trùng khớp với thông tin trên chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu.
- Giới tính: Giới tính là nam ghi “nam” và nếu bạn là nữ ghi “nữ”.
- Sinh năm: Bạn cần ghi đúng thông tin ngày tháng năm sinh trùng khớp với thông tin trong chứng minh thư và sổ hộ khẩu.
- Nơi đăng ký hộ khẩu đăng ký thường trú: Trình bày rõ thông tin về thôn (số nhà, đường phố), xã (phường) huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi mà bạn đăng ký thường trú theo đúng quy định của pháp luật.
- Nơi ở hiện tại: Bạn cần khai rõ thông tin về nơi ở hiện tại, cụ thể về thông tin số nhà, đường phố trực thuộc quận, huyện, thành phố nào.
- Số điện thoại: Hãy điền 1 số điện thoại bạn đang dùng và dễ dàng khi người khác muốn liên lạc với bạn.
- Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Bạn cần ghi rõ về thông tin địa chỉ, số điện thoại của người cần báo tin. Ở đây nên là thông tin của người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh chị em.
- Bí danh: Ghi rõ bí danh của bản thân hay sử dụng, trường hợp không có bí danh, bạn có thể bỏ qua.
- Nguyên quán: Là nơi sinh sống của ông, bà nội, bố của bạn. Trong trường hợp cá biệt bạn có thể ghi theo quê quán của mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ (nếu không biết rõ bố, mẹ). Ghi theo nguyên quán trên chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
- Dân tộc: Hãy viết tên dân tộc của bạn. Ví dụ: dân tộc Kinh.
- Tôn Giáo: Rất đơn giản! Bạn theo tôn giáo nào thì hãy ghi rõ. Ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Hồi. Nếu không theo tôn giáo nào thì bạn điền là “Không”.
- Trình độ văn hóa: Viết rõ thông tin 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.
- Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất: Điền thông tin về thành phần của gia đình bạn theo đúng quy định của pháp luật.
- Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Điền thông tin thành phần gia đình bạn. Ví dụ: công nhân, công chức, viên chức, nhà báo…
- Trình độ ngoại ngữ: Bạn hãy ghi những bằng cấp, chứng chỉ, trường ngoại ngữ mà bạn có, đã và đang theo học chẳng hạn như đại học Anh Ngữ, Pháp Ngữ hay Nga Ngữ; Bằng IELTS 6.0, …
- Hoàn cảnh gia đình: Khai họ tên cha, mẹ (Hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), anh chị em ruột trong gia đình, vợ/ chồng, con cái. Ở mục này, cần ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, chỗ ở hiện nay, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế…của từng người.
- Ngày và nơi kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm nơi kết nạp Đảng (Chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung Ương). Nếu chưa vào Đảng thì bạn có thể bỏ qua không điền.
- Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Viết rõ ngày tháng năm và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, thông tin này có trong sổ Kết nạp Đoàn nhé.
- Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Tùy theo trình độ đào tạo chuyên môn của bản thân viết theo loại văn bằng mà mình được cấp. Hãy ghi rõ bạn học chuyên ngành nào, học chính quy hay tại chức và đừng quên liệt kê tất cả các loại văn bằng có liên quan.
- Cấp bậc được hưởng: Ghi rõ thông tin về bậc lương chính mà bạn đang được hưởng hiện tại.
- Lương chính hiện nay: Lương chính của bạn hiện nay đang theo ngạch nào, là chuyên viên cao cấp, hay kỹ thuật viên, kỹ sư, giáo viên… Nếu là sinh viên hay học sinh chưa có thu nhập bạn có thể bỏ trống nhé.
- Ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ, lý do: Ghi rõ ngày tháng, năm nhập ngũ, ngày xuất ngũ và lý do xuất ngũ. Nếu bạn chưa nhập ngũ, có thể bỏ trống.
- Quá trình hoạt động của bản thân:Tóm tắt hoạt động của bản thân. Bạn hãy điền những mốc sự kiện quan trọng trong 12 năm trở lại đây.
- Khen thưởng: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm cũng như hình thức khen thưởng. Nếu không có bạn có thể ghi “Chưa có”.
- Kỷ luật: Viết rõ tháng năm, lý do sai phạm và hình thức kỷ luật theo quy định. Nếu không có bạn có thể bỏ qua hoặc ghi “Chưa có”.
Hãy trình bày sơ yếu lý lịch tự thuật viết tay một cách cẩn thận và chính xác. Nguồn: Internet
Yêu cầu cơ bản khi viết sơ yếu lý lịch xin việc
Về hình thức
- Trình bày sạch đẹp và thống nhất về màu chữ, phông chữ (khi đánh máy).
- Tránh tẩy xoá khi viết tay.
- Dán ảnh 4×6, nghiêm túc, đúng chuẩn ảnh thẻ.
Về nội dung
- Điền đúng, đầy đủ thông tin, tránh lan man và đặc biệt là tránh thông tin sai.
- Trước khi bắt tay vào viết, hãy chuẩn bị đẩy đủ những thông tin và giấy tờ cần thiết như sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, thông tin về bố, mẹ, anh, chị, em.
- Chụp lại các giấy tờ tùy thân để phòng các trường hợp khẩn cấp.
- Có dấu và xác nhận của địa phương ở dưới cùng của bản lý lịch tự thuật.
- Ghi các kinh nghiệm làm việc phải phù hợp.
Những mẫu sơ yếu lý lịch nhiều người sử dụng nhất
Mẫu sơ yếu lí lịch tiếng Việt
Tải mẫu sơ yếu lý lịch tiếng Việt tại đây
Đây là mẫu viết tay cho người đi làm có sẵn, bạn chỉ cần điền đầy đủ các thông tin được nêu ra là được. Thông thường, mẫu này có trong hồ sơ xin việc được bán tại nhà sách, cửa hàng tạp hoá hoặc cửa hàng photo.
Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật cho người đi làm viết tay – Trang 1. Nguồn: Internet
Trang 2. Nguồn: Internet
Trang 3. Nguồn: Internet
Trang 4. Nguồn: Internet
Mẫu sơ yếu lí lịch tiếng Anh
Tải mẫu sơ yếu lý lịch tiếng Anh tại đây
Khi đi xin việc vào các công ty nước ngoài, ngoài mẫu sơ yếu tự thuật bằng tiếng Việt, bạn cần phải chuẩn bị thêm một bản sơ yếu lý lịch bằng tiếng Anh. Nếu bạn đang băn khoăn, hãy tham khảo mẫu tiếng Anh dưới đây:
Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật tiếng Anh – Trang 1. Nguồn: Internet.
Trang 2. Nguồn: Internet
Trang 3. Nguồn: Internet
Mẫu sơ yếu lí lịch 2c
Tải mẫu sơ yếu lý lịch 2c tại đây
Nếu muốn đi xin việc ở các cơ quan nhà nước thì chắc chắn bạn phải chuẩn bị mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật của cán bộ, công chức. Dưới đây là mẫu để bạn tham khảo:
Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật cho cán bộ công chức – Trang 1. Nguồn: Internet
Trang 2. Nguồn: Internet
Trang 3. Nguồn: Internet
Trang 4. Nguồn: Internet
Hy vọng rằng với những hướng dẫn cách viết mẫu sơ yếu lý lịch xin việc trên, bạn sẽ có thể chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc một cách chỉnh chu và tốt nhất. CET chúc bạn thành công!