Bước 1: Đăng kí sử dụng Mã doanh nghiệp GS1
Bước 2: Cấp mã số
Bước 3: Chọn phương pháp in mã vạch
Bước 4: Chọn môi trường quét “chính”
Bước 5: Chọn mã vạch
Bước 6: Chọn cỡ mã vạch
Bước 7: Định dạng phần văn bản của mã vạch
Bước 8: Chọn màu mã vạch
Bước 9: Chọn điểm đặt mã vạch
Bước 10: Thiết lập kế hoạch chất lượng mã vạch
Bước 1: Đăng kí sử dụng Mã doanh nghiệp GS1
Mã doanh nghiệp GS1 phải được cấp tại tổ chức thành viên GS1 của nước sở tại. Doanh nghiệp Việt sẽ liên lạc với tổ chức thành viên GS1 tại Việt Nam. Mã doanh nghiệp được hơn 1 triệu công ty trên thế giới sử dụng làm cơ sở để tạo ra các mã số đơn nhất để phân định mọi thứ trong chuỗi cung ứng.
Bước 2: Cấp mã số
Các công ty đã sẵn sàng cấp các mã số phân định thương phẩm của họ sau khi nhận được mã doanh nghiệp GS1. Những thông tin như địa điểm, số lượng sản phẩm, các đơn vị …..Qúa trình này không hề phức tạp. Bạn sẽ được tìm hiểu về các định dạng tính chất của mỗi loại mã số. Sau đó sử dụng kết hợp, mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm mà bạn đã cấp cho GS1. GS1 Việt Nam có thể cung cấp cho bạn thông tin đặc thù về việc bạn có thể cấp bao nhiêu mã số căn cứ vào độ dài Mã doanh nghiệp GS1 của bạn.
Hiện tại, công ty cổ phần iCheck cũng đang cung cấp các gói dịch vụ đăng ký mã vạch phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp, cũng như loại hình sản phẩm.
Bước 3: Chọn phương pháp in mã vạch
Bạn cần list ra được những sản phẩm mà mình muốn gắn mã và cho đơn vị cấp mã biết bạn muốn dùng mã động hay tĩnh. Thông tin tĩnh là mã số phân định GTIN không thể cập nhật thêm thông tin theo thời gian, thông tin động là việc in mã số xeri lên nhãn sản phẩm, tùy vào hông tin thay đổi của doanh nghiệp mà có thể thay đổi.
Mỗi loại mã sẽ thích ứng với những dòng máy in khác nhau, GS1 Việt Nam có tư vấn cho bạn trong quá trình chọn máy để có một kết quả tốt nhất.
Bước 4: Chọn môi trường quét chính
Quy định kĩ thuật về loại, cỡ, điểm đặt và chất lượng mã vạch đều phù thuộc vào nơi mã vạch sẽ được quét.
Có 4 môi trường quét cơ bản cho thương phẩm là:
1. Bao bì sản phẩm được quét tại điểm bán lẻ (POS – point-of-sale)
2. Bao bì sản phẩm được quét trong kênh phân phối nói chung
3. Bao bì sản phẩm được quét tại POS nhưng cũng được quét trong kênh phân phối
4. Các môi trường đặc biệt như việc gán nhãn thiết bị y tế.
Bước 5: Chọn mã vạch
Chọn mã vạch là công đoạn vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng mã vạch của bạn sau này. Bạn phải sử dụng mã vạch EAN/UPC nếu bạn mã hóa bằng mã vạch quét tại POS.
Nếu bạn in mã vạch có thông tin động, thường xuyên thay đổi thì bạn phải sử dụng mã vạch GS1-128. Trong trường hợp bạ chỉ muốn in mã vạch có thông tin tĩnh thì mã vạch ITF-14 là sự lựa chọn hoàn hảo.
Có những yếu tố khác mà bạn cần cân nhắc,vì vậy, hãy liên lạc với GS1 Việt Nam để xem họ cung cấp các sản phẩm và giải pháp nào để giúp bạn thực hiện tốt hơn.
Bước 6: Chọn cỡ mã vạch
Chọn cơ mã vạch là bước đầu tiên trong khâu thiết kế. mỗi loại mã vạch sẽ có một quy chuẩn in khác nhau.
Mã vạch EAN/UPC khi thay đổi một kích thước thì kích thước khác phải được thay đổi theo một tỉ lệ tương ứng. Phạm vi phóng to, thu nhỏ cho phép từ 80% – 200%.
Mã vạch ITF-14 VÀ gs1-128 cũng được quy định về cỡ. Cỡ của mã vạch ITF-14 và GS1-128 thường được quy định bởi độ rộng của kích thước X thay cho các giá trị của độ phóng đại.
Bước 7: Định dạng phần văn bản của mã vạch
Phần văn bản dưới mã vạch sẽ là phương án phòng ngừa khi mã vạch bị in nhòe khiến cho máy đọc không thể đọc được những thông tin mã hóa bên trong. Số in ra phía dưới mã vạch EAN/UPC trong phần văn bản người đọc được phải đúng chuẩn với loại mã đó:
– In 12 số, phía dưới mã vạch UPC-A,
– In 13 số phía dưới mã vạch EAN-13,
– In 8 số phía dưới mã vạch UPC-E and EAN-8.
Bước 8 Chọn mầu mã vạch
Cách phối hợp màu tốt nhất đối với mã vạch là vạch đen trên nền trắng (các khoảng cách và vùng trống) Đen trên nhãn màu vàng, hoặc đen trên nhãn màu đỏ. Bạn cũng có thê in mã vạch màu xanh lam, xanh lá cây màu nâu, miễn là các mã vạch màu tương phản với một nhãn màu trắng.
Bước 9: chọn điểm đặt mã vạch
Khi chọn điểm đặt mã vạch, phải cân nhắc tới quá trình đóng gói, nên thiết kế làm sau để mã vạch không bị che khuất bởi những chi tiết trên bao bì.
Sau khi xác định điểm đặt mã vạch phù hợp, công ty in phải được tư vấn trước khi ấn định hướng mã vạch. Điều này là bởi vì rất nhiều quá trình in yêu cầu mã vạch phải được in theo một hướng đặc thù để phù hợp với chiều của súc giấy hoặc của vải.
Bước 10: Thiết lập kế hoạch chất lượng mã vạch
Việc thiết lập các yêu cầu kĩ thuật tối thiểu khác nhau là giống với việc sử dụng chung một cách kiểm tra chuẩn để xác định liệu những người nộp đơn xin việc có đủ tư cách để được nhận vào làm hay không. Một vài trường đại học có thể sử dụng cùng một cách kiểm tra chuẩn, nhưng mỗi trường đều tạo ra một số điểm tối thiểu cần cho các thí sinh được nhận vào.