Bậu là gì? Sự khác biệt vùng miền khiến bạn chưa kịp thích ứng với ngôn ngữ của những đồng bào? “Bậu ơi, bậu à…” – những lời nói lần đầu nghe có thể khiến bạn ngây ngốc vì không hiểu người đối diện đang muốn nói gì với mình. Đừng lo, hôm nay Ben Computer sẽ gửi tới bạn lời giải đáp về thắc mắc “bậu có nghĩa là gì?”. Cùng theo dõi ngay nhé!
I. Bậu là gì?
Khi đến với Nam Bộ, bạn có thể được người đối diện gọi với những câu từ thân thương như “bậu ơi, bậu mình ơi…”; nhưng bạn lại không hiểu rõ “bậu ơi là gì?” “bậu mình ơi là gì? nên không thể đáp lại.
Thực chất, bậu là một đại danh từ xưng đặc biệt của miền Trung và miền Nam ngày xưa. Nhưng nó được dùng phổ biến và nhiều nhất là ở vùng đất phương Nam. “Bậu” là ngôi thứ hai, là một cách gọi thân thương mà người con trai dùng để gọi vợ, người yêu hay gọi người con gái mà mình thương mến.
Bậu là gì? – Là đại từ nhân xưng thân mật mà người con trai gọi vợ, người yêu của mình
Những người vốn không phải người dân địa phương, khi nghe không biết từ bậu nghĩa là gì nên thường ấp úng và ngại ngùng trong giao tiếp.
Vậy nhưng hôm nay bạn đã có thể hiểu về từ ngữ và cách gọi đó. Nếu ai gọi bạn như vậy nghĩa là họ đang có ý và rất ái mộ bạn đó.
II. Ý nghĩa của từ bậu và mối liên hệ Qua – Bậu
Thực tế văn chương đã có xuất hiện hình ảnh “Qua – Bậu” mà nhiều người những tưởng đó là tên riêng của hai người. Cũng giống như Bậu, Qua là một đại từ nhân xưng nhưng ý chỉ ngôi thứ nhất, có nghĩa là “tôi, ta,…”. Từ Qua khi được nhắc tới cùng với Bậu là ý chỉ người con trai và người con gái trên danh nghĩa đôi bên có tình ý.
Tuy nhiên khi sử dụng 1 mình, trong nhiều trường hợp, “Qua” chỉ mang ý nghĩa là bậc bề trên nói với người có chức danh thấp hơn. Ở một khía cạnh nào đó, nghĩa của từ bậu cũng có thể là “bạn” và luôn có cảm tình nhất định với người được xưng hô.
Trong ca dao cũng đã từng có những câu ca như
“Tìm bậu, bậu đã lấy chồng
Bậu thương như thế, mặn nồng làm sao?”
“Bậu” mang ý nghĩa thân thiết, tình vị trong đời thường và thi ca Nam Bộ
III. Một số nghĩa khác của từ bậu mà bạn cũng nên biết
Ngoài việc ý chỉ đại từ nhân xưng, “bậu” cũng có ý nghĩa của động từ hay danh từ khác.
Bậu/bâu “động từ” còn có thể hiểu là “đậu”. Người miền Bắc ngày trước thường hay nói “ruồi bậu/bâu vào bát canh” cũng là mang ý nghĩa này chứ không phải ý chỉ người thương.
“Bậu’ với thể loại động từ
Theo danh từ, bậu còn nằm trong cụm từ ghép “bậu cửa”, là phần ly dưới ngay cửa. Thật phong phú đúng không?
Hoặc “bậu” với ý nghĩa danh từ
Như vậy bạn đã nắm được ý nghĩa của từ “bậu” theo từng loại và từng địa phương rồi. Hi vọng bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc từ “bậu là gì?”. Nếu bạn có đóng góp ý kiến hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ liên lạc và giải đáp.