LỜI NÓI ĐẦU
Theo quan điểm triết học của Mác-Lênin, con người chúng ta sinh ra và lớn lên đã là một thể thống nhất giữa vật chất và ý thức. Vật chất không chỉ là cái nội tại tạo ra một con người mà đó còn là mối liên hệ của con người với thế giới vật chất. Còn ý thức lại là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não con người. Tuy nhiên, để phân tích được và hiểu rõ bản chất của vật chất, ý thức cùng với mối quan hệ giữa chúng thì sẽ là thiếu sót nếu ta không sử dụng phép biện chứng duy vật. Và một mảng của phép biện chứng duy vật này chính là cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên. Khi ta nghiên cứu về cặp phạm trù này hẳn chúng ta sẽ chỉ thấy thắc mắc: Liệu mọi thứ bên ngoài này đều là “tất nhiên” hay nó phải trải qua vô số cái “ngẫu nhiên” khác và “ngẫu nhiên” khi tác động vào sự vật, hiện tượng có gây ảnh hưởng trở lại với “ngẫu nhiên”?. Để làm rõ việc này, chúng ta hãy cùng đi phân tích một ví dụ trong xã hội, nó gắn liền với cuộc sống của chúng ta- những người đang ngồi ở đây: với tất cả chúng ta ngồi đây, để trở thành sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội thì điều“tất nhiên” là chúng ta phải đỗ đại học còn “ngẫu nhiên” chúng ta được xếp học chung một lớp, một nhóm của trường đại học luật.
CHƯƠNG 1
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
Cặp phạm trù “tất nhiên” và “ngẫu nhiên” là một trong những cặp phạm trù cơ bản của Triết học nói chung và cũng như của phép biện chứng duy vật nói riêng. Nói là cơ bản vì nó chính là một sản phẩm khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất, bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của phép biện chứng. Cùng với các cặp phạm trù khác, “tất nhiên” và “ngẫu nhiên” đã xây dựng nên cho Triết học một nền tảng lý luận vững chắc, cơ bản để từ đó Triết học giải quyết được nhiều vấn đề khác.
1. Khái niệm về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên:
Tất nhiên là một phạm trù dùng để chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất quyết định và trong những điều kiện nhất định thì nó phải xảy ra như thế chứ không thể khác được
Ngược lại với phạm trù tất nhiên, ngẫu nhiên lại là cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, sự vật quyết định mà lại do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó nó có thể xuất hiện có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc có thể xuất hiện như thế khác.v.v..
2. Quan hệ biện chứng giữa ngẫu nhiên và tất nhiên:
Giữa tất nhiên và ngẫu nhiên luôn có một mối quan hệ với nhau. Và quan hệ đó được thể hiện ở những điểm sau:
Một là, tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, trong quá trình vận động không phải chỉ có tất nhiên mới đóng vai trò quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên cũng đóng góp một phần đáng kể. Nếu mà cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác dụng làm cho sự vật diễn ra nhanh hay chậm.
Xem thêm: Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau. Không có cái tất nhiên thuần túy và ngẫu nhiên thuần túy. Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, là cái bổ sung cho tất nhiên.
Ba là, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thương xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa cho nhau
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
Tất nhiên và ngẫu nhiên cùng với mối quan hệ giữa chúng không chỉ góp phần xây dựng lên phép biện chứng duy vật mà nó còn có ý nghĩa đưa lại cho chúng ta bài học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của đời sống hàng ngày:
Một là, trong hoạt động tư duy và thực tiễn, phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải cái ngẫu nhiên. Bởi vì cái tất nhiên là cái gắn liền với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có thể không.
Tuy nhiên không được bỏ qua cái ngẫu nhiên tách rời cái tất nhiên khỏi cái ngẫu nhiên. Cần xuất phát từ cái ngẫu nhiên để đạt đến cái tất nhiên và khi dựa vào cái tất nhiên thì ta cũng phải chú ý đến cái ngẫu nhiên
Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ mang tính tương đối, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau. Vì vậy, ta cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất đinh, phù hợp với mong muốn của chúng ta.
4. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên qua 1 ví dụ trong lĩnh vực xã hội:
Để làm rõ những nội dung đã nêu ở chương 1 sau đây ta sẽ đi sâu vào ví dụ đã được nêu ra ở Lời nói đầu để hiểu rõ hơn về cặp phạm trù này và ứng dụng thực tiễn của phương pháp luận của nó: với tất cả chúng ta ngồi đây, để trở thành sinh viên của trường Đại học Luật Hà Nội thì điều“tất nhiên” là chúng ta phải đỗ đại học còn “ngẫu nhiên” chúng ta được xếp học chung một lớp, một nhóm của trường đại học luật.
Xem thêm: Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
a. Khái niệm của phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
Xét về khái niệm phạm trù tất nhiên, để chứng minh cho nó, ta thấy: ở ví dụ đã nêu thì việc đỗ đại học là một điều“tất nhiên” với mỗi chúng ta bởi lẽ: Một là, trong việc từ một học sinh trung học phổ thông mà muốn trở thành sinh viên của trường đại học luật Hà Nội thì điều tất nhiên là ta phải đỗ vào kì thi tuyển sinh đầu vào.
Việc đỗ Đại học này với mỗi chúng ta bắt buộc phải xảy ra vì nó là điều kiện để ta thực hiện bước chuyển hóa của ta từ học sinh thành sinh viên. Hai là, xét với mối quan hệ với những việc xảy ra trước đó thì việc đỗ vào đại học luật Hà Nội là tất yếu vì: ta có một quá trình rèn luyện học tập tốt từ thời THPT, bản thân ta là người có ý thức trong việc đưa ra quyết định thi vào trường đại học luật Hà Nội …và có thể kể đến những yếu tố khác như sức khỏe ,tâm lý ngày thi rất tốt .v.v.
Và như vậy, khi một thí sinh dự thi mà hội tụ được những điều cơ bản như trên thì việc thí sinh đó trở thành sinh viên của trường đại học luật Hà Nội là tất nhiên, nhất định không thể nào khác được.
Xét về khái niệm phạm trù ngẫu nhiên, ta có thể xem xé ví dụ, chẳng hạn như việc xếp lớp, xếp nhóm và điển hình là 11 bạn trong nhóm A3 của lớp 18 này: Sau khi đỗ vào trường Đại học Luật Hà Nội thì với sự sắp xếp của phòng Đào tạo nhà trường 11 bạn này sẽ được ngẫu nhiên ngồi chung một lớp – lớp 18 và ngẫu nhiên họ lại được tập hợp thành 1 nhóm và được đặt là A3.
Việc ngồi chung một lớp hay một nhóm này không phải do các bạn tự quyết định, cũng không phải do sự sắp đặt sẵn của nhà trường: những bạn có tên, có điểm, có khối thi…như thế này phải vào lớp này, nhóm này. Điều này chính là do nhân tố bên ngoài quyết định. Ở đây nhân tố bên ngoài chính là sự sắp xếp một cách ngẫu nhiên của hệ thống máy tính, của phòng đào tạo đã tạo ra kết quả đó.
Tuy nhiên cũng có thể do sự sắp xếp ngẫu nhiên này mà 11 người này có thể không ngồi cùng một lớp hoặc ngồi cùng 1 lớp nhưng khác nhóm nhau. Điều đó rất có thể xảy ra bởi lẽ nhóm A3 hiện tại chỉ là một tập hợp ngẫu nhiên một nhóm người, là một khả năng xảy ra, không có điều gì chắc cắn cả.
Tóm lại việc chúng ta – những sinh viên đang học ở K3818 việc đỗ đại học là điều tất nhiên, nhưng trước đó chúng ta cũng phải trải qua nhiều việc ngẫu nhiên khác như chọn trường, may mắn v.v.v.. Và việc sau này khi chúng ta được học chung một lớp liệu điều đó có phải là yếu tố “ngẫu nhiên” nữa hay không hay đó cũng có thể là “tất nhiên” ? Và liệu rằng yếu tố “ngẫu nhiên” trong việc được học chung một lớp sẽ ảnh hưởng đến yếu tố “tất nhiên” khi chúng ta đỗ vào trường đại học luật Hà Nội như thế nào? Để giải quyết vấn đề này, chúng ta hãy xét chúng trong mối liên hệ biện chứng của chúng.
Xem thêm: Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng quan điểm toàn diện
Để đi sâu hơn về cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên trong mối quan hệ biện chứng của chúng với nhau , thông qua ví dụ ban đầu, ta cần tìm hiểu “biện chứng” là gì ? Biện chứng ở đây là dùng để chỉ những mối liên hệ với nhau, là sự tương tác, sự chuyển hóa, sự vận động và phát triển theo quy luật của sự vật, hiện tượng và quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy
b. Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên trong ví dụ
Một là, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại khách quan. Mỗi chúng ta, trước khi xác định đi thi đại học, đều đã hình thành trong đầu hai luồng suy nghĩ trái chiều, đó là hai khả năng có thể xảy ra: hoặc là đỗ hoặc là trượt. Ngay từ ban đầu, chúng ta đều nhận thức được rằng muốn đỗ vào đại học phải trang bị cho bản thân đầy đủ những kiến thức cơ bản: đó có thể là quá trình học tập tích lũy kiến thức, phương pháp học tập để hiểu sâu nhớ lâu, mục đích học tập …
Khi đó, chúng ta mới chỉ trang bị cho bản thân về mặt tinh thần, đó là những điều tất nhiên phải làm. Nhưng trong lúc thi xảy ra sự cố về tâm lý, sức khỏe … thi chẳng phải việc chúng ta đỗ hay trượt nằm ngoài ý thức của chúng ta hay sao và yếu tố ngẫu nhiên và tất nhiên tồn tại đối lập với ý thức của chúng ta hay sao ?
Không những vậy, tất nhiên còn có vai trò quyết định chi phối đến sự phát triển của sự vật và cái ngẫu nhiên thì có tác dụng làm cho sự phát triển của sự vật diện ra nhanh hay chậm. Trở lại với ví dụ ban đầu chúng ta đã đưa ra một ý rằng: “ngẫu nhiên chúng ta được học chung một lớp” điều ngẫu nhiên này tác động như thế nào với yếu tố tất nhiên chúng ta đỗ hay trượt vào trường đại học luật Hà Nội.
Sau khi đỗ vào trường, bản thân mỗi người chúng ta phải tự đi tìm phương pháp học tập riêng cho mình, tự tích lũy kiến thức cho bản thân là điều tất nhiên nhưng đâu phải tất cả những bạn ở lớp K3818 đều làm tốt việc đó, vậy nên việc chúng ta ngồi chung một lớp thì kết quả, thành tích của lớp lại do chính từng thành viên của lớp quy định, chi phối đến ngẫu nhiên. Tuy nhiên, dù sao chăng nữa thì cái “tất nhiên” đỗ đại học của chúng ta vẫn luôn là cái quan trọng quyết định những cái ngẫu nhiên sau đó.
Hai là, tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại trong sự thống nhất, biện chứng với nhau, không có cái tất nhiên thuần túy và cái ngẫu nhiên thuần túy. Tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên và ngẫu nhiên là biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên.
Xét trên biện chứng của ví dụ ban đầu thì việc chúng ta đỗ đại học là điều tất nhiên, nhưng để làm nên các tất nhiên này thì chúng ta phải trải qua vô số cái ngẫu nhiên khác. “Theo tâm lý học, nhận thức của con người chỉ huy mọi hành động và hoạt đọng của con người. Hệ quả của quan hệ này là nhận thức đúng mới tạo ra hành động đúng đắn và kết quả tôt đẹp”(1).
Xem thêm: Hàng hóa là gì? Các thuộc tính cơ bản của hàng hóa là gì?
Vì vậy cái ngẫu nhiên mà chúng ta muốn đề cập là: phương pháp học tập đúng đắn sẽ rèn luyện khả năng tư duy cho bản thân, tạo động lực học tập, đặt mục tiêu, mơ ước cho bản thân trước khi xác định vào trường đại học Luật và thêm vào đó là những yếu tố như: chuẩn bị một sức khỏe tốt ,tâm lý vững vàng khi bước vào kì thi. Và những yếu tố ngẫu nhiên này chẳng phải dẫn tới việc tất yếu chúng ta cầm được tấm vé bước vào cánh cổng đại học hay sao?
Tuy nhiên đúng như Ph.Anghen đã nhận định: “ … cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần túy cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên lại là hình thức, dưới đó ẩn nấp cái tất yếu…”(2). Việc chúng ta thi đại học thì luôn luôn xảy ra nhiều khả năng. Và chẳng phải điều đó có nghĩa rằng cái mà chúng ta cho là tất yểu là việc đỗ đại học lại thực ra chỉ là một khả năng, một điều ngẫu nhiên hay sao? Vậy thì quả thực ngẫu nhiên là biểu hiện của tất nhiên
Ba là, tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi, phát triển và trong những điều kiện nhất định chúng ta có thể chuyển hòa cho nhau, tự nhiên biến thành ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trở thành tất nhiên.
Hãy quay trở về phân tích vừa trên ta sẽ thấy rõ việc tự nhiên và ngẫu nhiên chuyển hóa cho nhau trong vấn đề: tất nhiên biến thành ngẫu nhiên. Chúng ta nói rằng ngẫu nhiên phương pháp học tập của chúng ta là đúng đắn, rèn luyện kiến thức phù hợp với bài thi khi thi đại học, mục đích, mục tiêu đặt ra là sẽ thi vào đại học Luật, đi thi lại có sức khỏe, tâm lý vững vàng… Nhưng suy
cho cùng thì đây lại là những điều tất nhiên chúng ta phải làm. Trong cả biển người phải học cả một chương trình học như nhau, kiến thức chung như nhau. Vì vậy chúng ta tất yếu phải có phương pháp học tập riêng cho bản thân, và vì có phương pháp học tập riêng đúng đắn tất yếu kiến thức chúng ta thu thập, rèn luyện sẽ phục vụ tốt nhất cho chúng ta khi bước vào kì thi… Mặt khác trong quá trình ôn thi đại học rất là vất vả, việc rèn luyện sức khỏe là điều đương nhiên ta phải làm: bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục hằng sáng cho sức khỏe dẻo dai…
Bình thường đứng trước một kì thi mang tính quyết định, tạo bước ngoặt mới cho cuộc đời, không lẽ ta lại để bản thân gặp vấn đề tâm lý? Vì thế tất yếu ta phải chuẩn bị một tâm lý vững vàng nhất định trước khi bước vào kì thi đại học… Vì thế chẳng phải việc ta trở thành sinh viên đại học Luật không phải là. Sau khi đã phân tích ví dụ từ tự nhiên đến ngẫu nhiên thì sau đây bằng việc phân tích ví dụ ban đầu ta sẽ thấy sự chuyển hóa từ ngẫu nhiên thành tất nhiên.
Chúng ta đã nói: “ Ngẫu nhiên được ngồi chung một lớp”. Liệu đây có phải là ngẫu nhiên nữa hay không. Sau khi đỗ đại học Luật Hà Nội, thì tên của chúng ta đã phải chăng đã được phòng đào tạo của trường sắp xếp từ trước thông qua các nguyên tắc: có thể là theo vần a, b, c…; có thể là theo mã số sinh viên; có thể là phòng đào tạo không sắp xếp theo vần mà muốn lớp nào cũng có cả nam và nữ vì lượng thí sinh nam đỗ vào trường là ít hơn hẳn so với thí sinh nữ …
Như vậy tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại vĩnh viễn mà luôn chuyển hóa qua lại lẫn nhau và mang tính tương đối. Có thể trong mối quan hệ này nó được coi là ngẫu nhiên nhưng trong mối quan hệ khác lại là tất nhiên và ngược lại.
Xem thêm: Phát triển là gì? Nguyên lý về sự phát triển theo Triết học Mác – Lênin?
Sau khi đã nói đến 1 loạt các yếu tố về quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên thì chúng ta sẽ tự đặt ra câu hỏi rằng: bản thân cặp phạm trù này và mối liên hệ của nó có tác động thế nào tới tư duy và thực tiễn của chúng ta? Và từ ý nghĩa thực tiễn đó, có phải sẽ giúp ta có được những phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với những trường hợp cụ thể trong cuộc sống ngày nay? Để từ đó khi đứng trước 1 vấn đề ta sẽ không còn cảm thấy quá lúng túng và lo lắng nữa.
c. Ý nghĩa của phương pháp luận trong tư duy và thực tiễn
Đầu tiên, trong hoạt động thực tiễn, phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không phải cái ngẫu nhiên. Bởi vì cái tất nhiên là cái gắn liền với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể xảy ra, có thể không .
Thật vậy, nếu khi xét trở về ví dụ mà ta đã nêu ra thì chẳng phải tất cả kế hoạch ban đầu ta xây dựng nên nào là: phương pháp học tập, mục đích học tập, rèn luyện kĩ năng trong học tập, …. Cũng chỉ là nhằm vào mục tiêu cốt lõi đó là việc thi đỗ đại học. Việc đỗ vào đại học chính là một bước chuyển mình từ học sinh phổ thông sang môi trường giáo dục hoàn toàn mới đó là đại học, không những vậy, đây còn là một bước ngoặt, bước đà để ta có thể tiến xa hơn trên con đường học vấn. Còn việc chúng ta được học chung một lớp, theo cá nhân tôi nghĩ, thì đây không phải là việc quan trọng. Vì ngay từ khi biết tin mình đỗ đại học, liệu rằng có ai nghĩ mình sẽ học ở lớp nào đâu ?, đó là thứ nhất.
Thứ hai, việc mình học ở lớp nào thì chương trình tạo của trường Đại học Luật Hà Nội vẫn là như thế.
Thứ ba, việc phân lớp cho mỗi sinh viên sẽ có lợi hơn cho nhà trường trong hoạt động quản lí sinh viên, giúp cho sinh viên dễ dàng tương tác làm việc với nhà trường được hiệu quả hơn ,… mà điều này khi ta ở bất kì một lớp nào thì nhà trường cũng có thể làm được .
Tuy nhiên, cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái ngẫu nhiên. Vì cái ngẫu nhiên không chỉ chi phối sự phát triển của sự vật mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc .
Đúng, thực sự là như vậy. Tuy việc chúng ta được sắp xếp bất ngờ vào một lớp ở phân tích trên cho rằng đó là điều không cần thiết, nhưng nó lại cần thiết cho quá trình học tập sau này. Đầu tiên, việc được sắp xếp vào một lớp cố định chúng ta đã hoàn toàn chứng minh được rằng chúng ta chính là một sinh viên trường đại học luật Hà Nội kể từ đây.
Xem thêm: Lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác với thị trường sức lao động Việt Nam
Thứ hai, khi được học chung một lớp, cái thuận tiện đó là không gian học tập cộng đồng đã được thu hẹp phần nào ; mặt khác ở đây, ta dễ dàng làm quen nhiều bạn mới một cách thuận tiện hơn, tạo cho ta một không gian học tập thoải mái hơn, việc tiếp thu kiến thức mới se diễn ra nhanh hơn …. Với một không gian học tập lành mạnh như thế này thì không lẽ gì kết quả học tập cuối kì của chúng ta lại không đạt kết quả tốt. Đó chính là việc cái ngẫu nhiên chi phối đến sự phát triển của sự vật, ảnh hưởng sâu sắc đến sự vật .
Tóm lại, với phương pháp luận này đã cung cấp cho chúng ta phương pháp tiếp cận vấn đề một cách chủ động hơn. Do đó khi làm một việc gì cần xuất phát từ những yếu tố ban đầu, những yếu tố góp phần triển khai những nội dung chính nhất, phù hợp nhất để tạo một bước đà thật vững chắc nhằm đạt được mục đích ban đầu mình đề ra. Đồng thời, trong hoạt động thực tiễn, với những phương pháp ta chủ động đề ra cần phải xây dựng thêm những phương pháp dự phòng để đáp ứng những thay đổi bất ngờ có thể xảy ra.
Phương pháp dự phòng để đáp ứng những thay đổi bất ngờ có thể xảy ra
Cái tất nhiên và ngẫu nhiên trong điều kiện nhất định có thể chuyển hóa cho nhau, cái ngẫu nhiên biến thành tất nhiên và ngược lại. Vì vậy cần tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của chúng theo mục đích nhất định.
Trước tiên, với ví dụ ban đầu, ta sẽ thấy được cái ngẫu nhiên cản trở như thế nào với cái tất nhiên xét về lĩnh vực học tập? Trong số những sinh viên K3818 sẽ có những bạn đã quen biết hoặc có những anh chị là sinh viên khóa trên.Vì là các anh chị khóa trên nên cũng phải trải qua quá trình học tập cực kỳ vất vả khi học tập tại trường và do đó các anh chị biết môn nào giáo viên sẽ lới lỏng cho sinh viên để giảm bớt áp lực trong quá trình học tập.
Nhưng nếu bản thân những anh chị đó lơ là trong việc học tập, lợi dụng sự ưu ái của giáo viên mà không quan tâm tới việc học của mình thì chỉ cần câu nói như: “Môn ý dễ mà, học làm gì cho mệt, thể nào thi chẳng được qua”, hay như : “ui giời, là sinh viên mà không phải thi lại thì không phải là sinh viên”…Với những lời nói như vậy đã vô tình tác động tiêu cực vào tiềm thức của những bạn sinh viên mà có anh chị như vậy. Và rồi bạn sẽ không còn hứng thú với môn học đó, lơ là và cuối cùng sẽ dẫn đến tình trạng chán nản. Một điều tất nhiên sẽ xảy ra là kết quả học tập môn đó bị kém, phải học lại, gây lãng phí thời gian, lãng phí tiền của…
Sau khi nói đến ngẫu nhiên cản trở quá trình của tất nhiên, thì quay trở lại vấn đề, không thể phủ nhận được ngẫu nhiên cũng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật. Ví dụ như trong quá trình học tập tại trường đại học luật, sau khi mỗi sinh viên được phân về từng lớp thì mỗi sinh viên lại được phân về thành từng nhóm.
Đây là một cách thức giảng dạy rất hay, là mô hình đào tạo được áp dụng trong hệ thống giáo dục của các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ…Làm việc theo nhóm sẽ nâng cao khả năng thuyết trình, hùng biện cho mỗi người, đặc biệt là với sinh viên trường mình. Thông qua hoạt động học nhóm này chính chúng ta sẽ chứng tỏ được khả năng lãnh đạo, sự tự tin của bản thân là tiền đề vững chắc để tiến bước xa hơn trên con đường sự nghiệp.
Xem thêm: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Tóm lại, với phương pháp luận này cung cấp cho chúng ta một vấn đề cần thiết trong cuộc sống:trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn, chúng ta không được xem nhẹ mọi sự vật, hiện tượng dù là rất nhỏ đang diễn ra xung quanh ta. Trước khi thực hiện một công việc cần xem xét nó là điều có lợi hay có hại cho bản thân chúng ta. Việc đánh giá việc làm đó chính là cái kết quả cuối cùng mà ta sẽ nhận được.
KẾT BÀI
Qua việc phân tích một ví dụ cụ thể trong cuộc sống giúp chúng ta phần nào nhận thức được rõ hơn tại sao trong phép biện chứng duy vật cần phải có cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên. Việc phân tích này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết thuần túy, mà qua đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về những sự vật ,hiện tượng diễn ra trong cuộc sống, và khi nhận thức được vấn đề thì chúng ta sẽ thực hiện nó theo chiều hướng tích cực, đi lên.